【hà tĩnh vs viettel】Bắc Giang: Ra hồ Cấm Sơn săn cá 'khủng'
“Rái cá” vùng hồ
Sau nhiều lần hẹn,ắcGiangRahồCấmSơnsăncákhủhà tĩnh vs viettel mới đây, tôi được Chủ tịch UBND xã Sơn Hải (Lục Ngạn) Giáp Hồng Đăng trực tiếp đưa đi khám phá, trải nghiệm cuộc săn cá trên hồ Cấm Sơn. Có mặt tại UBND xã từ sớm song phải đến cuối buổi chiều, ông Đăng mới cho tôi xuống thuyền bởi theo lời vị Chủ tịch xã này, về đêm mới săn được cá to. Chiếc thuyền máy do ông cầm lái rẽ sóng vòng qua vài quả đồi rồi mở ra trước mắt một vùng nước mênh mông. Xa xa, hàng chục thuyền đánh cá hiện ra, những nông dân đang buông lưới đón “lộc trời”.
Anh Nguyễn Văn Sao mưu sinh giữa hồ Cấm Sơn. |
Ghé vào một thuyền đánh cá - nơi thanh niên Nguyễn Văn Sao (SN 1997) trú tại thôn Cấm, xã Cấm Sơn (cùng huyện Lục Ngạn) đang thả lưới vương, chuẩn bị cho cuộc đánh cá xuyên đêm. Trên bè chòng chành dài gần 30 mét được làm từ những cây tre ghép lại, Sao thoăn thoắt đi lại rồi nhanh tay thả lưới xuống hồ. Qua câu chuyện được biết, Sao nghỉ học sớm rồi theo cha bám hồ mưu sinh từ năm 14 tuổi.
Giờ đây anh đã trở thành một tay săn cá cừ khôi. Sao từng thực hiện cuộc săn dài nhất (7 ngày), bắt được nhiều cá “khủng” nhất. Sao cũng là người có thu nhập cao nhất từ đánh bắt thủy sản khi từng kiếm 30 triệu đồng/tháng. “Mỗi lần đi đánh cá, tôi bám hồ đi ít nhất 3, 4 ngày và mang theo gạo, mì tôm, bếp ga cùng gia vị. Tới bữa, tôi cho thuyền ghé vào những quả đồi rồi tự nấu ăn. Có hôm là cá luộc, hôm lại cá nướng, cá rán. Sau mỗi ngày, sẽ có người đến tận thuyền lấy cá mang đi tiêu thụ. Giờ đây, ngày nào không được ra hồ là thấy nhớ”, Sao bộc bạch.
Rời thuyền của Sao, chúng tôi tiếp tục du ngoạn lòng hồ. Trong tiếng máy ồn ào, ông Đăng kể, dù đánh bắt thủy sản không phải là nghề chính của người dân vùng lòng hồ song nó đem lại nguồn thu chính của không ít gia đình. Ở các xã vùng lòng hồ này không khó để gặp những “rái cá” nhiều kinh nghiệm, hiểu biết về các loài cá cũng như thời điểm thích hợp để đánh bắt. Đó là ông Nông Văn Kiện (SN 1958) ở thôn Đấp, xã Sơn Hải; anh Chu Văn Bằng (SN 1986), anh Lương Văn Lanh (SN 1976) cùng ở thôn Đồng Phai, xã Hộ Đáp…
Trời tối dần, chúng tôi ghé vào khu vực nuôi cá trong lồng của anh Nguyễn Văn Hướng (SN 1975) ở thôn Mới, xã Cấm Sơn. Tại đây, anh Hướng đã chuẩn bị sẵn bữa tối. Vừa dọn cơm, anh vừa khoe: "Hôm nay, tôi sẽ tiếp nhà báo món đặc trưng của nông dân vùng lòng hồ là cá trắm đen hấp sả. Con cá này vừa được đánh bắt lúc chập tối, nặng 4 kg. Ở thành phố, muốn kiếm được cá tươi, có chăng chỉ là cá nuôi chứ dễ gì có cá hồ tươi rói như thế này".
Mưu sinh trong đêm
Ăn xong, chúng tôi tiếp tục lên thuyền, vừa đi vừa nói về việc săn cá đêm. Theo lời anh Hướng, thời điểm này, việc đánh bắt cá lớn không dễ bởi mưa phùn, lạnh, cá không mắc lưới chứ đã "dính" thì ít cũng 5 kg trở lên và hơn 6-7 năm tuổi. “Có lúc may mắn, bắt được 5, 6 con nhưng cũng có chuyến chẳng được con nào”, anh Nguyễn Văn Hướng nói thêm.
Địa điểm thuyền chúng tôi hướng đến là khu vực trung tâm hồ Cấm Sơn thuộc địa bàn xã Sơn Hải, nơi có nhiều cá to nhất. Càng về khuya, cảnh vật càng yên ả. Nhiệt độ xuống thấp, lại thêm mưa phùn khiến tôi cảm nhận rõ hơn về sự khắc nghiệt của thời tiết cũng như nỗi vất vả của người dân sống dựa vào hồ.
Khoảng 1 giờ 30 phút, phát hiện phía xa xa có thuyền đang đánh cá, ông Đăng dùng đèn pin ra ám hiệu. Như hiểu thông điệp đưa ra, chủ thuyền “nháy” đèn lại. Bắt được tín hiệu, ông Đăng hồ hởi khoe: “Đây rồi. Có cá lớn rồi!”. Nói rồi ông giải thích phía thuyền đánh cá ra tín hiệu đang chuẩn bị kéo lưới và có khả năng có cá lớn.
Anh Chu Văn Bằng bắt được con cá chép 7 kg. |
Ngay sau đó thuyền áp sát để tôi bước lên thuyền của anh Chu Văn Bằng. Thời điểm này, anh Bằng cùng 2 người khác đang kéo lưới lên, vừa kéo, vừa hô to “Dính rồi”. Chiếc bè tre vốn đã chòng chành nay thêm lực vùng vẫy của cá lại càng chao đảo. Chứng tỏ kinh nghiệm đầy mình, khi con cá chép lớn nổi lên gần mặt nước, anh Bằng vội lấy vợt lớn để vợt, đồng thời nhanh tay luồn sợi dây vào mang cá rồi buộc vào lưới. Vừa thao tác, anh Bằng vừa nói: "Con chép này ít nhất cũng phải 6-7 kg, kéo từ từ, dìu nó một chút, không là mất". Vừa dứt lời, các ngư dân đã đưa được cá lên mặt nước. Trước mắt chúng tôi là con cá chép vàng óng. Mọi người reo mừng khi nó nặng đến 7 kg.
Gần sáng, mưa càng nặng hạt, nhóm của anh Bằng bắt thêm được vài con cá chép, trắm rồi thu lưới nghỉ ngơi, kết thúc một đêm săn cá thành công.
Giữ nguồn “lộc trời”
Chia sẻ về những kinh nghiệm trong đánh bắt cá trên hồ, anh Nguyễn Văn Hướng kể, so với trước đây, phương tiện đánh bắt hiện đại hơn, các loại lưới cũng đa dạng hơn song để bắt được cá lớn, người dân phải hiểu được quy luật sinh sản, tìm thức ăn của cá. Vào mùa nước nổi, các loại cá đều dồn về đầu nguồn, nơi có mực nước thấp để sinh sản nên người đánh cá có thể săn bắt cả ngày lẫn đêm. Nhưng khi nước rút, cá di chuyển về vùng hạ lưu sinh sống. Thời điểm này, muốn bắt được cá to sẽ đánh lưới vào ban đêm khi chúng đi tìm thức ăn. “Khu vực hồ thuộc thôn Mới, xã Cấm Sơn và trung tâm hồ thuộc địa bàn xã Sơn Hải là nơi tập trung nhiều cá lớn”, anh Hướng nói thêm.
Hồ Cấm Sơn rộng 2.650 ha, tỉnh Bắc Giang có 4 xã nằm trong vùng lòng hồ gồm: Sơn Hải, Hộ Đáp, Cấm Sơn và Tân Sơn (cùng huyện Lục Ngạn). Cùng với giá trị sinh thủy, hồ Cấm Sơn còn mang lại nguồn thủy sản lớn cho người dân địa phương. Tại đây, có nhiều loại cá có giá trị kinh tế cao, được nhiều người ưu chuộng như: Cá mằn, cá ngạo, mương xanh… Hằng năm, để bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên, tạo điều kiện giúp bà con các xã vùng hồ tăng nguồn thu nhờ khai thác, đánh bắt cá tại chỗ, Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện Lục Ngạn đều tổ chức thả cá công ích số lượng lớn.
Một nhóm người đang săn cá trên hồ. |
“Để giữ nguồn “lộc trời” tại hồ Cấm Sơn, UBND huyện vừa xây dựng, tổ chức cho 4 xã vùng lòng hồ ký quy chế đánh bắt cá trên hồ, nghiêm cấm các hành vi mang tính chất tận diệt. Sau mỗi đợt thả cá công ích, các địa phương tuyên truyền, khuyến cáo người dân không đánh bắt trong thời hạn 7 ngày. Tuy nhiên, để bảo vệ nguồn cá tự nhiên, hướng đến mục tiêu khai thác lâu dài, mỗi công dân cần có ý thức bảo vệ nguồn lợi từ hồ”, ông Nguyễn Thế Thi, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết.
(Theo Báo Bắc Giang)
Câu được con cá chẽm dài 1m, nặng 14kg, hàng hiếm gây xôn xao
Một ngư dân ở Quảng Ngãi vừa câu được một con cá chẽm "khủng" dài 1m, nặng 14kg tại cửa biển Sa Kỳ.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Tin bão số 1 mới nhất: Đổ bộ vào Quảng Ninh
- ·Nhiều nghị sỹ Nga kêu gọi cắt đứt quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ
- ·20 người di cư thiệt mạng trong tai nạn thảm khốc ở Iran
- ·Ấn định thời điểm diễn ra cuộc đàm phán hòa bình về Syria
- ·Hải Phòng: Khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi có tổng mức đầu tư hơn 6.200 tỷ đồng
- ·Yemen: Đánh bom xe liều chết nhằm vào nhà Cảnh sát trưởng Aden
- ·Chính phủ Myanmar và 8 nhóm vũ trang nhất trí ngăn xung đột
- ·Jose De San Martin
- ·Lưu giữ ảnh mãi mãi với Google PhotoScan
- ·Obama quyết tuần tra biển Đông khi ông Tập không chịu hạ nhiệt
- ·Third Diên Hồng Awards honours 83 outstanding journalistic works
- ·“Nước cờ chiến lược” Mỹ
- ·Đề nghị Hàn Quốc ủng hộ ASEAN bảo đảm hòa bình ở Biển Đông
- ·Brazil đã phát hiện virus Zika trong nước bọt và nước tiểu
- ·Quan chức Mỹ hoan hỉ về tàu săn ngầm không người lái của nước này
- ·“Không nước nào quyết liệt đánh bại IS”
- ·Đài Loan: 89 người thiệt mạng và 550 người bị thương do động đất
- ·Trung Quốc đe dọa đáp trả nếu tàu chiến Mỹ tiến vào Trường Sa
- ·Người Việt chi gần 6.400 nghìn tỷ đồng cho tiêu dùng trong năm 2024
- ·Nhiều thương vong trong vụ xả súng kinh hoàng tại Mỹ