【kẹt qua bong da】Viettel công bố chip 5G và trợ lý ảo AI tại triển lãm quốc tế đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023
Viettel thử nghiệm thành công trợ lý ảo cho hệ thống tòa án Việt Nam MSPO 2023: Viettel Group mở rộng quan hệ đối tác toàn cầu cùng WB Group Viettel hợp tác cùng Google thúc đẩy chuyển đổi số lĩnh vực điện toán đám mây tại Việt Nam |
Khách hàng đang trải nghiệm tại gian hàng của Viettel |
Dòng chip 5G DFE đầu tiên của Việt Nam thuộc hệ sinh thái sản phẩm 5G do kỹ sư Viettel làm chủ hoàn toàn thiết kế. Là thành phần phức tạp nhất của hệ sinh thái 5G, dòng chip này đóng vai trò xử lý các thuật toán 5G DFE, điều khiển toàn bộ các hoạt động của 5G RRU (khối thu/chuyển tín hiệu) và giao tiếp tốc độ cao với các khối xử lý 5G khác. Chip 5G DFE có mức độ phức tạp tương đương chip Apple A7, có năng lực tính toán 1.000 tỷ phép tính/giây và được các đối tác uy tín như Synopsys đánh giá cao.
Việc làm chủ hoàn toàn các công đoạn thiết kế chip là bước tiến quan trọng để Việt Nam tham gia sâu hơn vào ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu, trong bối cảnh thị trường thế giới chưa cung cấp dòng sản phẩm chip 5G thương mại. Đây là tiền đề để Viettel có thể sản xuất các loại chip phục vụ nhiều lĩnh vực như AI, 6G, IoT... trong tương lai.
Tại gian hàng, khách tham dự có thể trải nghiệm, tìm hiểu về hệ thống mạng 5G toàn trình được Viettel xây dựng đồng bộ, tự chủ hoàn toàn về công nghệ, đảm bảo an ninh an toàn thông tin cho Việt Nam. Những thiết bị 5G do Viettel sản xuất ứng dụng các công nghệ mới nhất, đạt các tiêu chuẩn của thế giới. Các thiết bị này được sử dụng tại 11 thị trường Viettel đầu tư với gần 200 triệu thuê bao, sẵn sàng để thương mại hóa 5G tại Việt Nam.
Tại triển lãm, Viettel trình diễn hai sản phẩm tiêu biểu trong hệ sinh thái AI của Viettel gồm Trợ lý ảo pháp luật đang được sử dụng hiệu quả trong ngành toà án và giải pháp hỗ trợ chăm sóc khách hàng tự động - Viettel AI VideoKYC.
Viettel kết hợp xử lý ngôn ngữ tự nhiên, thị giác máy tính trên nền tảng Big Data và Cloud… để giải quyết linh hoạt các bài toán của tổ chức, doanh nghiệp và xã hội.
VIIE 2023 năm nay xoay quanh 8 lĩnh vực trọng tâm gồm: nhà máy thông minh, thành phố thông minh, công nghệ hydrogen, truyền thông số, công nghệ bán dẫn, công nghệ y tế, công nghệ môi trường và an ninh mạng. Viettel hiện đang tham gia cả 8 lĩnh vực này và là doanh nghiệp tiên phong trong các lĩnh vực thành phố thông minh, công nghệ bán dẫn, an ninh mạng.
Nằm trong Khu vực trình diễn của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (cơ sở Hòa Lạc), gian hàng Viettel được thiết kế theo mô hình triển lãm Digital đa chiều, kết hợp giữa trình diễn giải pháp công nghệ và những hình ảnh truyền cảm hứng mang tính nghệ thuật, thể hiện xuyên suốt tinh thần “Khi công nghệ tiến lên phía trước, không ai bị bỏ lại phía sau”.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Lumia 950 XL bản demo bị Microsoft thu hồi vì lỗi phần cứng
- ·Nga đòi bằng chứng vụ sát hại cựu điệp viên tại Anh
- ·Thủ tướng yêu cầu hạn chế mua xe công
- ·Lo khó thực thi lệnh ngừng bắn ở Syria
- ·Bắt trăn dài 4m đang nuốt dê của dân
- ·Tổng giám đốc Viettel làm ủy viên Quân ủy Trung ương
- ·Nga: Trừng phạt của Mỹ là phản tác dụng
- ·Các nghị sĩ quốc tế nói về thành công của APPF
- ·Giá vàng hôm nay (3/1): Vàng thế giới, vàng miếng và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh
- ·Bộ Y tế yêu cầu giám sát các trường hợp ho, cúm, sốt
- ·Nhà mạng cùng cắt hợp đồng với đại lý vi phạm về quản lý thuê bao
- ·Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 8.9: Ma trận kiếm tiền trong thị trường xăng dầu
- ·Tăng trưởng GDP năm 2016 không đạt chỉ tiêu
- ·Thêm 45 người ở Đà Nẵng mắc Covid
- ·Microsoft vinh danh chuyên gia giáo dục sáng tạo VN
- ·Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng
- ·“Điểm nóng” Syria
- ·Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 16/9: Tổng kiểm tra cửa hàng hoa quả nhập khẩu
- ·Bình Định khởi công tuyến đường hơn 1.170 tỷ đồng
- ·Tránh tình trạng chỗ nào cũng nói cách mạng công nghiệp 4.0 nhưng không biết làm gì