【ty bong da lu】Thành lập các đoàn công tác ứng phó với bão Noru
Thông tin tại cuộc họp,ậpcaacutecđoagravencocircngtaacutecứngphoacutevớity bong da lu ông Trần Hồng Thái, Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn, nhận định bão Noru đang hoạt động ở vùng biển Philippines với sức gió mạnh cấp 15, giật trên cấp 17. Hiện các dự báo quốc tế có sự thống nhất về quỹ đạo nhưng khác biệt về cường độ của bão sau khi vào Biển Đông. Dù vậy, các mô hình dự báo thống nhất thời gian các khu vực trên chịu ảnh hưởng của bão vào khoảng chiều tối và đêm 27-9.
"Trước mắt, chúng tôi nhận định bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây. Khoảng đêm 25-9, hình thái này vào Biển Đông và từ chiều đến đêm 27-9, bão ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta", ông Thái nói.
Các mô hình dự báo cho thấy bão khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến 4 địa phương là Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định với mức độ rủi ro thiên tai đến cấp 4. Ngoài ra, 4 địa phương có thể ảnh hưởng gián tiếp là Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Phú Yên và Kon Tum với mức độ rủi ro thiên tai cấp 3.
Báo cáo tại cuộc họp, ông Phạm Đức Luận, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai cho biết, trước diễn biến phức tạp của bão, các địa phương từ Nghệ An đến Bình Định đã tổ chức kêu gọi, kiểm đếm và hướng dẫn cho hơn 57.800 tàu thuyền với hơn 300.000 lao động.
Hiện còn trên 739 tàu với gần 7.500 người còn hoạt động trên khu vực Bắc và giữa Biển Đông. Đáng lưu ý, trong 24 giờ tới, hệ thống giám sát tàu cá cho thấy cần phải kêu gọi 127 tàu trong vùng nguy hiểm.
"Các địa phương cần đặc biệt lưu ý thông tin cho các tàu tránh trú kịp thời, tránh tình trạng bão có thể đuổi kịp khi các tàu vẫn đang di chuyển trên biển", ông Luận khuyến cáo khi cơn bão có tốc độ di chuyển nhanh, đến 25 km/h.
Đến trưa 25-9, các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Thuận rà soát phương án sơ tán dân với tổng số gần 214.000 hộ, tương đương trên 868.000 người. Trong đó, các địa phương trọng tâm dự kiến bão đổ bộ từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi sẵn sàng phương án sơ tán trên 93.000 hộ với khoảng 369.000 người, tùy theo diễn biến của bão.
Thành lập ngay các đoàn công tác
Đánh giá cao sự nỗ lực, chủ động ứng phó của các địa phương, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh, đây là cơn bão rất mạnh, di chuyển nhanh, có thể giật tới cấp 17.
"Do đó, tinh thần là cần ứng phó sớm với cơn bão sắp tới", Phó Thủ tướng nhấn mạnh và yêu cầu các bộ, ngành, nhất là các địa phương, cấp cơ sở gần dân nhất, tổ chức triển khai khẩn trương các biện pháp phòng chống bão; tuyệt đối không được chủ quan, mất cảnh giác.
Cho biết Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện ứng phó bão NORU, với 10 nhiệm vụ cụ thể, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu bám sát công điện để tổ chức thực hiện hiệu quả.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh công tác dự báo là cực kỳ quan trọng, phải tổ chức theo dõi, giám sát chặt chẽ, dự báo chính xác nhất và cung cấp thông tin kịp thời đến các cơ quan liên quan và người dân để phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó với bão. Lãnh đạo các địa phương dừng các cuộc họp không thật sự cấp bách để tập trung chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với bão, lũ.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, thành lập ngay các đoàn công tác của Ban Chỉ quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, của các bộ, ngành trực tiếp đi kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó bão tại các địa phương trọng điểm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các bộ, ngành liên quan tham mưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thành lập Ban chỉ huy tiền phương.
Các địa phương khẩn trương phối hợp với Bộ đội biên phòng, ngành thủy sản, ngành giao thông vận tải rà soát, nắm rõ tất cả phương tiện, tàu thuyền còn hoạt động trên biển để kịp thời thông tin, hướng dẫn phương tiện, tàu thuyền di chuyển về nơi tránh trú hoặc thoát khỏi khu vực nguy hiểm đảm bảo an toàn. Trong đó, cần lưu ý cả các tàu cá, tàu vận tải, tàu thuyền ven bờ để đề phòng khi bão đổi hướng khi di chuyển dọc ven bờ (rút kinh nghiệm các trận bão trước đây khi tàu vận tải cỡ lớn gặp nạn tại khu vực Quảng Bình, cảng Quy Nhơn…).
Phó Thủ tướng lưu ý, bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, nhà cửa, công trình kết cấu hạ tầng, an toàn cho hoạt động sản xuất…; triển khai công tác ứng phó với phương châm "bốn tại chỗ", chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất, rà soát lại dự trữ, nhất là lương thực, thực phẩm; tránh tình trạng khi bị chia cắt nhưng không có lực lượng cứu hộ kịp thời, để người dân bị đói.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, cần chú trọng công tác thông tin tuyên truyền, các cơ quan báo chí tăng cường thời lượng theo quy định, đưa tin kịp thời diễn biến của bão, công tác chỉ đạo ứng phó của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo và các bộ, ngành, địa phương để người dân biết, chủ động phòng, tránh.
(责任编辑:World Cup)
- ·Giá xăng dầu hôm nay 16/9/2024: 'Ngóng' tin từ cuộc họp về lãi suất của Fed
- ·Cục Hải quan TP. Cần Thơ: Thu ngân sách 5 tháng đầu năm đạt 31,9%
- ·Kết nối xanh để phát triển du lịch
- ·Kết nối xanh để phát triển du lịch
- ·Tại rượu chứ làm sao trách đồng nghiệp?
- ·Giá cà phê hôm nay 6/12/2024: Giá cà phê trong nước bật tăng trở lại
- ·Du lịch Huế phấn đấu đón từ 3 – 3,5 triệu lượt khách trong năm 2023
- ·Dự báo giá vàng ngày mai 01/12/2024: Thị trường biến động, có thể tiếp tục tăng?
- ·Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Vương quốc Hà Lan
- ·Giá tiêu hôm nay 30/11/2024: Giá tiêu tiếp tục tăng chóng mặt
- ·Giá vàng hôm nay 12/10: Người mua lỗ ngay 1
- ·Người phụ nữ thoát chết sau 40 ngày bị xích vào cây, bỏ đói trong rừng
- ·Ukraine liệt kê tổn thất không quân Nga, Moscow phá căn cứ lính đánh thuê ở Kiev
- ·“Kinh đô xưa
- ·Sớm đầu tư các dự án giao thông kết nối tiểu vùng Đồng Tháp Mười
- ·Video ông Trump hé lộ ‘thiên tài’ cứu mạng trong vụ ám sát hụt
- ·Hiện thực hóa du lịch bằng xe đạp
- ·Căn cứ xuồng không người lái Ukraine bị phá hủy, Mỹ lập cơ sở hậu cần ở Biển Đen
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung ưu tiên cho thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
- ·SBT thành lập công ty tại Singapore