【thứ hạng của malmö ff】Đảm bảo quyền con người đối với các đối tượng yếu thế
Khi lựa chọn định hướng phát triển theo xu hướng tiến bộ,Đảmbảoquyềnconngườiđốivớiccđốitượngyếuthếthứ hạng của malmö ff các quốc gia đều cố gắng phấn đấu vì hạnh phúc của con người. Tại Việt Nam, nhất quán với nguyên tắc tất cả vì tự do và hạnh phúc Nhân dân, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo tiền đề pháp lý bảo đảm quyền con người, đặc biệt là với các đối tượng yếu thế trong xã hội.
Quyền được học tập là một trong những quyền cơ bản của trẻ em được pháp luật bảo vệ.
Việt Nam là một quốc gia thống nhất với 54 dân tộc. Tính đến năm 2014, có trên 12,3 triệu người trong tổng số hơn 90 triệu dân Việt Nam thuộc 53 dân tộc thiểu số, chiếm 14,3% dân số cả nước, tập trung chủ yếu ở các vùng núi, đặc biệt là vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ.
Nhà nước Việt Nam đặc biệt coi trọng các chính sách dân tộc, đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân tộc, quy định rõ tại Điều 5, Hiến pháp năm 2013: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc,… Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để tất cả các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển đất nước”. Hiến pháp Việt Nam cũng khẳng định nguyên tắc nền tảng, xuyên suốt của pháp luật là không phân biệt đối xử, thể hiện tại Điều 16, Hiến pháp năm 2013: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”.
Nguyên tắc trên của Hiến pháp đã được thể hiện xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam, được thể chế và cụ thể hóa trong các văn bản như: Luật Quốc tịch, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Giáo dục,… Trong mười năm qua, Quốc hội Việt Nam đã ban hành 151 luật với 38 luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các dân tộc thiểu số.
Hiện nay, công dân Việt Nam thuộc các dân tộc thiểu số được đảm bảo quyền tham gia hệ thống chính trị, tham gia quản lý nhà nước và xã hội, ứng cử vào Quốc hội và HĐND theo quy định tại Điều 27, 28 Hiến pháp năm 2013. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham gia vào bộ máy chính trị ngày càng tăng. Trong 4 nhiệm kỳ Quốc hội gần đây, tỷ lệ đại biểu là người dân tộc thiểu số chiếm từ 15,6% đến 17,27%, cao hơn tỷ lệ người dân tộc thiểu số trên tổng dân số.
Bên cạnh chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, nhà nước Việt Nam luôn coi trọng việc xây dựng và phát triển các chính sách, chương trình nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và bảo đảm quyền của phụ nữ. Điều 26, Hiến pháp năm 2013 quy định “nghiêm cấm sự phân biệt đối xử về giới” thay cho “nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ” như Hiến pháp năm 1992. Đây là sự thay đổi quan niệm và cách tiếp cận cũ về bình đẳng giới sang quan điểm mới, đó là bình đẳng, phù hợp với thực tế và nhận thức chung của cộng đồng quốc tế.
Trong thời gian qua, Việt Nam đã xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thể hiện các nguyên tắc bình đẳng giới, không phân biệt đối xử, phòng chống bạo lực với phụ nữ như Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Bộ luật Lao động, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới,… Trên bình diện quốc tế, Chính phủ Việt Nam nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ thành viên của Công ước quốc tế về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ. Việt Nam cũng là thành viên và đã nghiêm túc thực hiện các quy định của Công ước về Tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em,…
Không những đảm bảo quyền bình đẳng giới, bảo vệ quyền cho trẻ em cũng là một trong những chính sách quan trọng của nhà nước ta. Trẻ em được xác định là tương lai của đất nước. Chính sách của Việt Nam về trẻ em dựa trên 5 nguyên tắc cơ bản: Không phân biệt đối xử với trẻ em; các quyền của trẻ em phải được tôn trọng và thực hiện; bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của Nhà nước, gia đình, nhà trường và xã hội; dành các lợi ích tốt nhất cho trẻ em; trẻ em thuộc diện chính sách xã hội, có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp để hòa nhập với gia đình, cộng đồng.
Việt Nam là nước đầu tiên tại châu Á và là nước thứ hai trên thế giới tham gia Công ước quốc tế về Quyền của trẻ em. Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc triển khai thực hiện bảo vệ quyền trẻ em trên phương diện hoàn thiện chính sách pháp luật có liên quan, nội luật hóa các quy định của pháp luật quốc tế về quyền trẻ em và tổ chức thực hiện trong thực tiễn cuộc sống nhằm bảo vệ tốt nhất các quyền và lợi ích cho trẻ em.
Hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích trẻ em của Việt Nam khá toàn diện và cụ thể, từ Hiến pháp đến các đạo luật triển khai quy định của Hiến pháp như: Bộ luật Dân sự, Luật Giáo dục, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Trẻ em,… cho đến các văn bản dưới luật, đáng chú ý như Nghị định 13/2013 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó có trẻ em.
Với những nỗ lực xây dựng hệ thống pháp luật, việc đảm bảo quyền trẻ em đã đạt nhiều kết quả tích cực. Đến nay, hệ thống giáo dục đã mở rộng đến khắp các xã, phường trong cả nước, các chỉ tiêu chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ em đạt được nhiều kết quả; tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc tại cơ sở giáo dục mầm non đạt 87,5%; tỷ lệ đi học đúng tuổi ở bậc tiểu học đạt 99,5%; 85% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được chăm sóc, giúp đỡ,… Trong thời gian tới, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ sẽ tiếp tục được tập trung đẩy mạnh vào các hoạt động truyền thông, giáo dục; xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch, bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách liên quan trẻ em, đặc biệt là việc triển khai thực hiện Luật Trẻ em vừa có hiệu lực thi hành.
ĐÌNH BẢO tổng hợp
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Bộ Công Thương đề xuất phương án tinh gọn bộ máy, giảm gần 18% đầu mối
- ·So sánh ô tô SUV Hyundai Tucson và Toyota RAV4
- ·Áp dụng Lean góp phần tăng năng suất cho doanh nghiệp dệt May từ 15
- ·So sánh ô tô nhỏ Nissan Sentra và Ford Focus
- ·Những cuốn sách về doanh nhân, doanh nghiệp đáng chú ý
- ·Không để tiền lại cho con
- ·Vụ Trạm phó CSGT Suối Tre bị bắn chết: Khởi tố người nhậu chung với 'Sếp'
- ·Ông Lê Thanh Thản thâu tóm Khách sạn Phương Đông
- ·Bão Saola ở phía Đông Bắc đảo Lu
- ·Thêm dự án nhà ở xã hội cam kết bàn giao trước Tết Nguyên đán 2016
- ·Cảnh sát hóa trang xử lý xe quá tải chạy trên đê ở Hà Nội
- ·Trồng rau sạch bằng cách tưới qua tin nhắn điện thoại
- ·So sánh ô tô crossover Audi Q5 và Nissan Murano
- ·Giá vàng hôm nay 14/6: Dự đoán giá vàng tuần tới suy yếu
- ·Các nhà mạng chạy đua phủ sóng 4G
- ·Giá vàng hôm nay 23/7/2015 xuống dưới ngưỡng 1.100 USD
- ·Smartphone hot nhất trang bị 'áo giáp' nhôm kính ấn tượng
- ·Chọn và mặc quần lót đúng cách
- ·Nhận định, soi kèo Schalke 04 vs FC Aarau, 19h00 ngày 6/1: Tưng bừng bàn thắng
- ·Chủ tịch BMC: Càng cam go, càng phải tỉnh táo