【ket qua b】Các cam kết giảm thuế không tác động đột ngột tới thu ngân sách
Hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hưởng ngay thuế 0% CPTPP là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới ra đời nhằm thay thế Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Dù thiếu vắng nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ,áccamkếtgiảmthuếkhôngtácđộngđộtngộttớithungânsáket qua b nhưng CPTPP vẫn giữ những tiêu chuẩn cao và tiến bộ nhất. Do vậy, theo ông Hà Duy Tùng, vấn đề liên quan đến Bộ Tài chính như thuế xuất nhập khẩu và mở cửa về dịch vụ tài chính vẫn sẽ được thực hiện như cam kết TPP trước đây (mà không đàm phán lại hoặc tạm hoãn thực thi cam kết). Thông tin chung về lộ trình Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan trong CPTPP, ông Hà Duy Tùng cho biết, Việt Nam cam kết 65,8% số dòng thuế có thuế suất 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực; 86,5% số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm thứ 4 kể từ khi hiệp định có hiệu lực; 97,8% số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm thứ 11 sau khi hiệp định có hiệu lực; các mặt hàng còn lại cam kết xoá bỏ thuế nhập khẩu với lộ trình xóa bỏ thuế tối đa vào năm thứ 16 hoặc theo hạn ngạch thuế quan. Các nước cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu dành cho hàng hóa của Việt Nam ngay khi hiệp định có hiệu lực khoảng từ 78 - 95% số dòng thuế và xóa bỏ hoàn toàn từ 97 - 100% dòng thuế. Các mặt hàng còn lại sẽ có lộ trình xóa bỏ thuế trong vòng 5 - 10 năm, trừ một số mặt hàng nhạy cảm có lộ trình trên 10 năm hoặc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường CPTPP được hưởng thuế suất 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực hoặc sau 3 - 5 năm như nông sản, thủy sản, một số mặt hàng dệt may, giày dép, đồ gỗ, hàng điện, điện tử, cao su… Mặc dù Hoa Kỳ không tham gia CPTPP, nhưng lợi ích của Việt Nam vẫn được đảm bảo. Ông Tùng lý giải, ngoài việc mở rộng thị trường xuất khẩu đối với hàng hóa, CPTPP đã tận dụng được chính sách mở cửa từ các thị trường do các hiệp định thương mại tự do (FTAs) trước đây mang lại và khả năng mở rộng đầu tư sản xuất sau một thời gian dài thực hiện chính sách xuất khẩu thành công. CPTPP cũng sẽ mở cơ hội cho doanh nghiệp (DN) Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, như một số ngành: Dệt may, thủy sản, điện tử. Việc cắt giảm thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng sẽ làm nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất khiến chi phí sản xuất của DN trong nước giảm, từ đó giá cả hàng hóa cạnh tranh hơn, thúc đẩy sản xuất để xuất khẩu. Các DN cũng có thể lựa chọn các mặt hàng nhập khẩu có xuất xứ khác nhau, nâng cao năng lực cạnh tranh. Lộ trình giảm thuế các mặt hàng Trao đổi cụ thể những cam kết về thuế nhập khẩu của Việt Nam đối với một số nhóm mặt hàng, ông Hà Duy Tùng nêu rõ: Theo lộ trình giảm thuế nhập khẩu đối với sản phẩm công nghiệp, Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế vào năm thứ 13 đối với các loại ô tô mới. Riêng ô tô con có dung tích xi lanh từ 3000cc trở lên có lộ trình xóa bỏ thuế vào năm thứ 10. Áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với ô tô cũ với lượng hạn ngạch ban đầu là 66 chiếc, lượng hạn ngạch sẽ tăng dần và đạt 150 chiếc kể từ năm thứ 16. Thuế trong hạn ngạch giảm về 0% vào năm thứ 16, thuế ngoài hạn ngạch thực hiện theo mức thuế suất MFN (Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi). Các mặt hàng như sắt thép, xăng dầu chủ yếu xóa bỏ thuế vào năm thứ 11. Mặt hàng nhựa và sản phẩm nhựa; hóa chất và sản phẩm hóa chất; giấy, đồ gỗ; máy móc, thiết bị: phần lớn xóa bỏ thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực, một số loại xóa bỏ vào năm thứ 4. Các mặt hàng dệt may, giày dép cũng sẽ được xóa bỏ thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực. Sản phẩm rượu bia sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu vào năm thứ 3. Đối với rượu sake, các mặt hàng còn lại xóa bỏ thuế vào năm thứ 11, một số loại vào năm thứ 12. Lộ trình giảm thuế nhập khẩu đối với sản phẩm nông nghiệp và thuỷ sản: Thịt gà sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu vào năm thứ 11, thứ 12; thịt lợn tươi sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu vào năm thứ 10 và vào năm thứ 8 đối với thịt lợn đông lạnh. Gạo sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi hiệp định có hiệu lực. Ngô sẽ xóa bỏ sau vào năm thứ 5, một số loại xoá bỏ vào năm thứ 6. Sữa và sản phẩm sữa sẽ xóa bỏ ngay khi hiệp định có hiệu lực, một số loại xoá bỏ vào năm thứ 3. Thực phẩm chế biến từ thịt sẽ xóa bỏ vào năm thứ 8 đến năm thứ 11, chế biến từ thủy sản xóa bỏ vào năm thứ 5. Mặt hàng đường, trứng, muối sẽ được xóa bỏ thuế trong hạn ngạch của WTO vào năm thứ 6 đối với mặt hàng trứng và vào năm thứ 11 đối với mặt hàng đường, muối. Thuế ngoài hạn ngạch giữ như mức MFN. Lá thuốc lá sẽ xóa bỏ thuế trong hạn ngạch vào năm thứ 11 đối với lượng hạn ngạch 500 tấn, mỗi năm tăng thêm 5% trong vòng 20 năm. Thuế suất ngoài hạn ngạch duy trì ở mức MFN đến năm thứ 20, đến năm 21 thuế nhập khẩu về 0%. Thuốc lá điếu sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu vào năm thứ 16. Phân bón xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi hiệp định có hiệu lực. Trước những ý kiến băn khoăn việc cắt giảm thuế ở tất cả các mặt hàng có thể sẽ ảnh hưởng đến công tác thu ngân sách, ông Hà Duy Tùng khẳng định, CPTPP sẽ không tác động đột ngột tới thu ngân sách của Việt Nam. Mức độ dịch chuyển sẽ không xảy ra nhanh, do vậy thu ngân sách sẽ có tác động giảm không lớn so với mức thực hiện cam kết trong FTAs hiện nay. Đại diện Vụ Hợp tác Quốc tế lý giải, theo cam kết thuế trong các FTAs, rất nhiều dòng thuế cắt giảm về 0% như ASEAN tới 98%, hay một số cam kết khác cũng có mức cắt giảm trung bình từ 90 - 95% và tất cả cũng đã thực hiện gần đến giai đoạn cuối cùng của lộ trình giảm thuế. Do vậy, việc thực hiện cam kết cắt giảm thuế trong CPTPP sẽ không có tác động đột ngột tới thu ngân sách, mà sẽ có sự dịch chuyển dần thương mại đối với một số mặt hàng có mức cam kết thấp hơn so với các hiệp định đang thực hiện. Hiệp định CPTPP đã được 11 nước thành viên ký kết chính thức tại Santiago, Chile ngày 8/3 (rạng sáng ngày 9/3 theo giờ Việt Nam). Các nền kinh tế tham gia CPTPP gồm: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. CPTPP sẽ có hiệu lực trong 60 ngày sau khi có ít nhất 6 quốc gia tham gia hoàn tất các thủ tục phê chuẩn. Sau khi có hiệu lực, hiệp định này sẽ tạo ra một khu vực tự do thương mại thuộc hàng lớn nhất thế giới, với quy mô thị trường chiếm khoảng 13,5% GDP toàn cầu và bao trùm thị trường gần 500 triệu dân. * Ông Lê Quang Thuận, Trưởng ban Quản lý khoa học và hợp tác quốc tế, Viện Chiến lược và chính sách tài chính, Bộ Tài chính: Cần hoàn thiện chính sách thuế nội địa để đảm bảo nguồn thu Ông Lê Quang Thuận Trong tổng số 11 nền kinh tế tham gia CPTPP, Việt Nam là nước có trình độ phát triển thấp nhất, thu nhập bình quân đầu người năm 2016 là khoảng 2.200 USD, nhiều ngành nghề và lĩnh vực khả năng cạnh tranh quốc tế còn thấp... Thực tế của quá trình hội nhập trong thời gian qua cho thấy, hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và hội nhập CPTPP nói riêng vừa tạo ra những cơ hội mới cho Việt Nam, vừa có những thách thức không nhỏ. Đối với lĩnh vực tài chính cũng vậy, CPTPP sẽ mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi ngành Tài chính phải tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, khung pháp lý trong lĩnh vực tài chính. Chẳng hạn, nhiều cơ hội mới sẽ đến với ngành Bảo hiểm khi giao lưu thương mại, dịch vụ, đầu tư, du lịch… nhưng tính cạnh tranh cũng sẽ gia tăng do sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài xin cấp phép hoạt động tại thị trường Việt Nam (hiện đã có một số quốc gia có hiện diện thương mại tại thị trường bảo hiểm Việt Nam thông qua việc thành lập doanh nghiệp bảo hiểm: UIC (Australia), PVI Sun Life (Canada), Dai-ichi (Nhật Bản). Các cam kết về dịch vụ tài chính nói chung và dịch vụ chứng khoán nói riêng sẽ thúc đẩy các cơ hội đầu tư, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của thị trường dịch vụ tài chính ở Việt Nam. Các cam kết trong CPTPP giúp gỡ bỏ các hàng rào thuế quan đối với hàng hóa, làm tăng cơ hội giúp hàng hóa trong nước tiếp cận nhiều thị trường quốc tế với các điều kiện ưu đãi hơn, giúp các doanh nghiệp kinh doanh mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu. Theo cam kết trong CPTPP thì 100 % dòng thuế đối với tất cả hàng hóa sẽ về 0% theo lộ trình 7 năm (với Việt Nam được kéo dài lộ trình 7 - 10 năm) sẽ tác động đến thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu. Do đó, Việt Nam cần hoàn thiện chính sách thuế nội địa để đảm bảo nguồn thu trong bối cảnh tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu ngân sách nhà nước. * Chuyên gia kinh tế - tài chính Nguyễn Trí Hiếu: Cộng đồng DN nên chia sẻ gánh nặng thu ngân sách với Nhà nước Ông Nguyễn Trí Hiếu Tính đến nay, Việt Nam đã là thành viên của hơn 10 hiệp định thương mại tự do (FTA) có tính chất toàn cầu và khu vực. Mới đây nhất, Việt Nam cùng 10 nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã ký kết Hiệp định CPTPP. Việc tham gia CPTPP cũng như tham gia nhiều FTA trước đó được kỳ vọng sẽ góp phần thu hút, gia tăng đầu tư nước ngoài, giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp (DN) trong nước, tạo ra cú huých cho thị trường xuất khẩu (XK) Việt Nam; đồng thời là cơ hội để Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Ở khía cạnh tài chính, một trong những cam kết trong CPTPP đó là cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa. Theo đó, 100% dòng thuế đối với tất cả các hàng hóa sẽ về 0% theo lộ trình 7 năm (với Việt Nam được kéo dài từ 7 - 10 năm). Điều này sẽ có ảnh hưởng nhất định đến thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước (NSNN) của ngành Tài chính, cụ thể số thu NSNN từ thuế nhập khẩu (NK) có thể sụt giảm. Tuy nhiên, phần thu thuế từ thị trường NK giảm có thể được bù trừ từ các thị trường khác. Cụ thể, việc cắt giảm thuế NK đối với các mặt hàng làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất sẽ giúp chi phí sản xuất của DN giảm, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, từ đó nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao kim ngạch XK. Qua đó, việc thu thuế từ kết quả kinh doanh của DN tốt lên, cũng như thu thuế từ hoạt động XK của DN sẽ tăng lên. Theo dự báo của các cơ quan quản lý, tham gia CPTPP có thể làm cho GDP Việt Nam tăng thêm khoảng 1,4% và XK tăng thêm 4% vào năm 2030. Từ đó có thể thấy, tham gia CPTPP có phần ảnh hưởng đến việc thu ngân sách, song ảnh hưởng này không quá lớn. Về phía DN, theo quan điểm của tôi, cộng đồng DN cũng nên chia sẻ gánh nặng thu ngân sách với Nhà nước, bằng việc thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật về thuế, nghĩa vụ đóng thuế. Hiện nay, phần lớn DN đều có trách nhiệm trong việc tuân thủ các quy định pháp luật về thuế, đóng thuế đầy đủ. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận DN luôn tìm mọi cách để trốn thuế, khiến NSNN có những khoản thất thu nhất định. Đây là những hành vi cần được phê phán, bởi lẽ thuế là nguồn thu từ người dân, từ DN để phục vụ lại chính cuộc sống của người dân, hoạt động của DN. Việc Chính phủ tích cực tham gia đàm phán, ký kết các FTA, qua đó nhiều hàng rào thuế quan được gỡ bỏ cũng là nhằm mục đích hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao kim ngạch XK của các DN trong nước. Đối với các cơ quan quản lý, cần tăng cường các biện pháp quyết liệt để xử lý, cưỡng chế, thu hồi nợ thuế, giảm nợ đọng thuế, chống thất thu NSNN… * PGS. TS Lê Xuân Trường, Giảng viên cao cấp bộ môn Thuế, Học viện Tài chính: Tận dụng lợi thế CPTPP làm tiền đề tạo nguồn thu ngân sách nhà nước TS Lê Xuân Trường CPTPP, toàn bộ hàng công nghiệp Việt Nam sẽ hưởng thuế suất 0%. Đặc biệt, các mặt hàng nông sản nhiệt đới, thủy sản mà Việt Nam có thế mạnh cạnh tranh đều đạt được thỏa thuận cao và có lộ trình giảm thuế dài hơn. Đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu ngân sách. Khi Việt Nam cắt giảm thuế nhập khẩu cho hàng hóa có xuất xứ từ các nước đối tác, sẽ có tác động trực tiếp đến nguồn thu thuế đối với hàng hóa nhập khẩu. Còn khi nước đối tác giảm thuế nhập khẩu cho hàng hóa Việt Nam thì có lợi cho Việt Nam. Nếu các doanh nghiệp (DN) Việt Nam tận dụng tốt cơ hội này thì chúng ta có thể mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa ra nước ngoài. Muốn vậy, các DN cần phải định vị hàng hóa của mình tiêu thụ trên thị trường thế giới như thế nào để tìm mọi biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa, từ đó, chiếm lĩnh thị trường của các nước tham gia CPTPP. Các DN tận dụng tốt lợi thế đó để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sẽ gia tăng lợi nhuận và đây chính là tiền đề tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Lộ trình để Việt Nam giảm thuế dài hơn là điều kiện thuận lợi để các DN Việt Nam dần dần thích ứng với hội nhập, để trước hết chưa bị cạnh tranh quá gay gắt ngay tại thị trường nội địa. Trong khi đó, hầu hết các nước đều cắt giảm thuế sớm cho hàng hóa của Việt Nam, kể cả hàng nông sản. Rõ ràng, đây là một trong những thuận lợi lớn để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng này sang các nước tham gia ký kết CPTPP, song có tận dụng được lợi thế này hay không thì còn phụ thuộc vào sự nhạy bén nắm bắt cơ hội và đầu tư đúng hướng của các DN.
Nhóm PV
(责任编辑:World Cup)
- ·Mức sinh giảm sâu: Hệ lụy và lời giải từ chính sách
- ·Mâu thuẫn tiền bạc, gã đàn ông bắt giữ con của bạn
- ·Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác có bị phạt?
- ·Triệt phá đường dây ghi lô đề hàng tỷ đồng, bắt giữ 6 người ở Quảng Nam
- ·1.115 cơ sở khám chữa bệnh gửi dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe
- ·Khởi tố nữ nghi phạm sát hại nhân tình bằng xyanua rồi chở lên đèo Bảo Lộc
- ·Sự thật cái chết của người đàn ông trong chiếc ô tô bị nạn trên đèo Bảo Lộc
- ·Bắt tài xế lừa chạy án để chiếm đoạt 250 triệu đồng
- ·Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran nhất trí vai trò của định dạng Astana ở Syria
- ·Khởi tố Bình ‘Đen’ và 7 nghi phạm trong vụ nổ súng ở bến xe Hải Phòng
- ·Apple bị phá sản kế hoạch bán iPhone tân trang ở Ấn Độ
- ·Phá đường dây mua bán ma túy trong bệnh viện tại Thanh Hoá
- ·Đề nghị truy tố cựu Chủ tịch Bình Thuận Lê Tiến Phương gây thất thoát hơn 300 tỷ
- ·Bắt kẻ trộm hơn 10kg bạc của cửa hàng trang sức ở Bình Dương
- ·Ngày 6/1: Giá dầu thế giới đầu tuần mới nối dài đà tăng mạnh
- ·Uống rượu bia rồi dắt xe máy qua chốt CSGT, có bị phạt nồng độ cồn?
- ·Tài xế xe chở rác đập phá taxi: Công an TP.HCM thông tin
- ·Mâu thuẫn tiền bạc, gã đàn ông bắt giữ con của bạn
- ·Nguyên nhân sụt lún khu vực dự án hồ chứa nước gần 500 tỷ ở Lâm Đồng
- ·Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác có bị phạt?