【ket qua phat goc】Lấy lại niềm tin cho doanh nghiệp
Vực dậy niềm tin ưu tiên hàng đầu
Những con số về doanh nghiệp giải thể, chỉ số tồn kho cao… được nêu ra tại Diễn đàn CEO với chủ đề “Quản trị khủng hoảng” vừa diễn ra tại Hà Nội cuối tuần qua là bằng chứng cho sự khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp trong thời gian qua.
Cụ thể, tính đến hết năm 2012, cả nước có hơn 54.000 doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể, tạm ngừng hoạt động. Tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, dừng hoạt động trong một số ngành ở mức cao như tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, kinh doanh bất động sản.
Tình hình khó khăn cũng thể hiện qua chỉ số tồn kho một số ngành ở mức cao, doanh nghiệp khó tìm đầu ra cho thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; nhóm doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và vật liệu xây dựng.
Theo đánh giá của ông Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành đã có nhiều biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp như giãn, giảm thuế, kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ tín dụng. Tuy nhiên, những giải pháp này chưa giải quyết được cơ bản các vấn đề của thị trường nhà đất, hàng hóa và chứng khoán... Nguyên nhân là do cường độ các giải quyết chưa đủ mạnh và cách tiếp cận hệ thống các giải pháp nhiều khi không cùng một hướng.
Bên cạnh đó, một số chính sách chưa được nghiên cứu thận trọng đã được ban hành hay thay đổi như: Việc điều chỉnh tăng giá điện, xăng dầu, kinh doanh vàng miếng, thu phí phương tiện giao thông… làm tăng thêm chi phí của doanh nghiệp.
Còn theo ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM), Chính phủ đặt ra nhiều mục tiêu như kiềm chế lạm phát, tái cấu trúc nền kinh tế, mở cửa hội nhập, thậm chí còn đặt mục tiêu dài hạn cho 20-30 năm. Nếu làm được thì rất tốt, tuy nhiên, Việt Nam đang ở trong giai đoạn bước ngoặt của sự phát triển nên khó có thể làm ngay tất cả các mục tiêu này được.
Hiện nền kinh tế Việt Nam còn rất nhiều yếu tố cần xử lý nhưng theo ông Thành, việc cần làm trước mắt là ưu tiên những biệp pháp để vực dậy niềm tin cho thị trường và các doanh nghiệp. Đó là, bắt tay ngay vào xử lý nợ xấu ngân hàng, tích cực hạ lãi suất cho vay với các doanh nghiệp để họ có cơ hội phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Ông Mại cho biết thêm, Nhà nước cần theo dõi động thái thị trường, lắng nghe kiến nghị của các doanh nghiệp thông qua hiệp hội, ngành hàng, thống kê đầy đủ và chính xác thực trạng hoạt động của doanh nghiệp để loại bỏ những chính sách lỗi thời; sửa đổi, bổ sung chính sách, giải pháp hiện có nhằm đáp ứng đòi hỏi của tình hình mới, để những tháng còn lại của nửa đầu năm 2013 tạo ra sự biến chuyển tích cực đối với đầu tư và kinh doanh.
Doanh nghiệp đổi mới bản thân
Các chuyên gia kinh tế dự báo, kinh tế năm 2013 sẽ khó khăn hơn năm 2012 do tốc độ tăng trưởng chung của thế giới sẽ chậm lại. Đây sẽ là tác động bất lợi đối với những nền kinh tế có độ mở lớn như nền kinh tế Việt Nam. Để vượt qua những khó khăn này, ông Võ Trí Thành cũng khuyên doanh nghiệp cần thay đổi chính bản thân để tìm hướng thoát khỏi khó khăn, cùng lúc cố gắng duy trì sự tồn tại, tìm hướng đi mới.
Các doanh nghiệp cần tiếp tục khai thác, mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng không thiết yếu để kích thích tiêu thụ nội địa. Đây là lời khuyên của ông Hồ Sỹ Hùng, Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
Còn theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, trước hết bản thân các doanh nghiệp cần chủ động tái cơ cấu, kiểm soát chặt chẽ việc tính toán các yếu tố đầu vào, tiết giảm chi phí, khơi thông đầu ra cho hàng hóa bằng cách củng cố hệ thống phân phối để sản phẩm hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng ở mức giá thấp nhất.
Cùng với sự nỗ lực từ chính doanh nghiệp, các bộ, ngành cũng đưa ra những giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Ông Nguyễn Quang Tiến, Vụ trưởng, Phó ban Cải cách hiện đại hóa, Tổng cục Thuế cho biết, ngành tài chính đã trình lên phương án giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) từ mức 25% hiện nay xuống 23%. Riêng doanh nghiệp nhỏ và vừa dự kiến mức thuế TNDN chỉ ở mức 20%.
Đặc biệt, dự kiến số lần doanh nghiệp phải kê khai thuế từ mỗi tháng một lần như hiện nay sẽ giảm còn 4 lần/năm. Nghĩa là thay vì phải kê khai nộp thuế theo tháng, doanh nghiệp chỉ kê khai theo quý.
Phan Thu
(责任编辑:Thể thao)
- ·Báo chí góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá
- ·Lời khai của Dương Đình Luyện trong vụ sát hại 2 mẹ con vợ cũ ở Hải Dương
- ·Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tiếp nhận tranh về Điện Biên Phủ và Hà Nội
- ·Để kế toán trưởng tham ô, 2 cựu nữ hiệu trưởng trường tiểu học lãnh án
- ·Nhộn nhịp thị trường Noel
- ·Vụ sai phạm tại Vườn quốc gia U Minh Thượng: Bắt thêm giám đốc công ty xây dựng
- ·Lừa thân chủ đưa tiền để 'bôi trơn', nữ luật sư ở Bình Dương bị bắt
- ·Tử hình kẻ sát hại, hiếp dâm, phân xác cô gái ở TP Thủ Đức chiều 29 Tết
- ·Giá thanh long chính vụ giảm sâu
- ·TP.HCM: Hỗ trợ doanh nghiệp để cải thiện môi trường đầu tư
- ·Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa khô
- ·Bắt nghi phạm giết người ở Quảng Nam rồi lẩn trốn tại Đà Nẵng
- ·Dân ca Quan họ Bắc Ninh
- ·Triệt phá đường dây cá độ bóng đá 57 tỷ đồng ở Đồng Nai, truy bắt kẻ cầm đầu
- ·Nhầm vé số, có phải trả lại người bán?
- ·Ổ nhóm lập 64 công ty 'ma' mua bán trái phép hóa đơn, trốn thuế 3.200 tỷ đồng
- ·Bắt giam đối tượng 'cõng' 4 tiền án vẫn trộm cắp tài sản
- ·Người phụ nữ ở Thanh Hóa lừa mua bán đất, chiếm đoạt 74 tỷ đồng
- ·Trần Thị Nhi Yến bất ngờ giành huy chương vàng điền kinh danh giá
- ·Vụ buôn lậu 6 tấn vàng: Chủ mưu Nguyễn Thị Minh Phụng lĩnh án 18 năm tù