【black jack là gì】Tiếp tục áp trần vì sữa giảm giá chưa tương xứng
Ngày 30-4-2015, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP về phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 4 năm 2015, trong đó Chính phủ đã thống nhất với đề xuất của Bộ Tài chính về việc tiếp tục bình ổn giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi bằng biện pháp xác định giá tối đa từ ngày 1-6-2015 đến hết 31-12-2016.
Còn tiềm ẩn nhiều dấu hiệu bất thường
Lần đầu tiên sau nhiều năm, kể từ khi Bộ Tài chính quyết định bình ổn giá sữa (tháng 6-2014) đã hình thành được mặt bằng giá sữa và cơ bản giá ổn định liên tục trong 12 tháng. Tính đến 25-4-2015, cơ quan quản lý giá từ trung ương đến địa phương đã rà soát, công bố công khai giá tối đa, giá đăng ký, giá kê khai của 686 dòng sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Giá bán lẻ giảm từ 0,1% - 34% so với thời điểm trước khi áp dụng biện pháp bình ổn giá. Với mức giảm như vậy, giá sữa đã giảm tương đương khoảng 60.000- 80.000 đồng/kg tùy từng chủng loại. Ví dụ, mặt hàng Enfagrow A+3 900gr EFG 309 E có mức giảm giá cao nhất, 34,55%, tương ứng với mức giảm 122.800 đồng/hộp; hoặc sản phẩm Enfamil A+ 900gr EFM 109 E, giảm 119.300 đồng/hộp.
Tuy nhiên, thị trường sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi vẫn tiềm ẩn những dấu hiệu bất thường. Sau thời điểm áp giá trần của Bộ Tài chính, xuất hiện một số chủng loại sữa có sự thay đổi về chất lượng, mẫu mã bao bì, trọng lượng đóng gói được gửi đến cơ quan quản lý giá để đăng ký giá mới. Có công ty phát sinh tới 5-6 sản phẩm mới, cá biệt có công ty phát sinh tới 9-10 sản phẩm mới. Theo quy định về việc bình ổn giá sữa (Quyết định 1079/QĐ-BTC ngày 20-5-2014, Công văn số 6544/BTC-QLG ngày 20-5-2014), khi rà soát hồ sơ xác định giá tối đa, đăng ký giá, kê khai giá của các sản phẩm mới; cơ quan quản lý giá đều yêu cầu các DN phải gửi kèm theo hồ sơ xác nhận, công bố hợp quy do Cục An toàn thực phẩm- Bộ Y tế cấp cho DN để so sánh đối chiếu. Để tránh thiệt thòi cho người tiêu dùng và ngăn ngừa DN lách luật, cơ quan quản lý giá đã rà soát, đối chiếu các sản phẩm và chưa phát hiện sản phẩm có hiện tượng thay đổi mẫu mã mà các thành phần, vi chất giống nhau hoàn toàn. Ví dụ, sản phẩm báo chí phản ánh là Enfagrow A+4 360o Brain Plus (có giá 223.807 đồng) dành cho trẻ 2 tuổi trở lên và sản phẩm Enfagrow A+4 vị Vanilla 360o Brain Plus (có giá 202.541 đồng), nếu chiểu theo các tiêu chí thì hai sản phẩm này có sự khác biệt về thông tin chi tiết sản phẩm, do đó có mức giá đăng ký khác nhau. Như vậy với câu hỏi từ dư luận, qua rà soát của cơ quan quản lý, không có bằng chứng cho thấy DN lách luật, tăng giá. Do đó, cơ quan quản lý khuyến cáo, đối với các sản phẩm trên cùng lưu hành trên thị trường với các chỉ tiêu chất lượng và giá cả khác nhau, người tiêu dùng căn cứ vào nhu cầu, khả năng tài chính để lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Bên cạnh đó, một trong những dấu hiệu bất thường mà các biện pháp bình ổn giá áp dụng trong 1 năm qua vẫn chưa giải quyết được đó là khi các yếu tố liên quan đến chi phí đầu vào của DN giảm, nhưng giá sữa không giảm tương xứng. Đơn cử như giá xăng dầu, từ tháng 7-2014 đến cuối năm 2014 giảm tới 38,9%. Mức giá ở thời điểm hiện nay cũng chỉ bằng 70-75% giá ở thời điểm công bố giá tối đa đối với sản phẩm sữa. Ngoài ra, giá sữa nguyên liệu và sữa thành phẩm nhập khẩu đều có xu hướng giảm. Theo dự báo của Tổ chức nông lương thế giới của Liên Hợp quốc tại Báo cáo khái quát về nông nghiệp 2014- 2023, giá một số loại sữa nguyên liệu như sữa bột gầy, sữa bột nguyên kem, bột whey có xu hướng giảm trong năm 2015 bình quân khoảng 5,8%. Đáng lưu ý, giá bán lẻ sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi tại thị trường một số nước thường thấp hơn sản phẩm tương tự tại thị trường Việt Nam. Nếu so sánh, giá sữa công thức dành cho trẻ em dưới 6 tuổi ở Việt Nam đang ở mức trung bình trong khu vực. Tuy nhiên, mức trung bình ấy lại cao hơn so với Thái Lan 14%, Malaysia 47% và Indonesia là 68%, Philippines là 24%. Trong khi đó, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam lại thấp hơn các nước đó, bằng 36,5% Thái Lan, 69,6% Philippines, 18,3% Malaysia và 59,5% Indonesia.
Còn dư địa để giảm?
Theo Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) Nguyễn Anh Tuấn, chủ trương của Chính phủ được hiểu là giữ nguyên giá tối đa đối với các sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi đã kê khai với cơ quan quản lý và được cơ quan quản lý công bố giá. Theo đó, đối với những sản phẩm đã công bố giá, thực hiện theo giá đã công bố và không điều chỉnh tăng giá tối đa. Trong quá trình thực hiện quản lý theo giá tối đa đã được công bố, nếu có những nguyên nhân khách quan tác động đến giá sữa, cơ quan quản lý nhà nước về giá chịu trách nhiệm rà soát, xác định giá tối đa cho phù hợp.
Cũng theo ông Tuấn, trong trường hợp các yếu tố hình thành giá giảm sẽ thực hiện điều chỉnh giảm giá tối đa đã công bố tương ứng so với tỷ lệ giảm của các yếu tố hình thành giá. Trường hợp phát sinh sản phẩm mới chưa có giá công bố thì DN xác định giá tối đa tương ứng (bao gồm cả giá bán buôn, giá bán lẻ) và kê khai giá theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Để giải đáp thắc mắc của dư luận, nếu trong thời gian tới, giá sữa ở các đại lý nhỏ vẫn không thay đổi, liệu có chế tài gì để bảo vệ người tiêu dùng, Cục Quản lý giá cho biết, trong quá trình thực hiện công tác bình ổn giá, các cơ quan chức năng thường xuyên tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra. Trường hợp các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thực hiện không đúng theo quy định, tổ chức cá nhân đó sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá, phí, lệ phí và hóa đơn. Cũng theo Cục Quản lý giá, thời gian qua, các cơ quan đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện không đúng theo quy định về kinh doanh sữa và bình ổn giá sữa (Đăng ký giá chưa đầy đủ các sản phẩm theo quy định; Giá bán thực tế cao hơn giá đăng ký; Không niêm yết giá hoặc niêm yết chưa đầy đủ và chưa đúng quy định; gian lận thương mại) với tổng số tiền phạt vi phạm hành chính là 519.739.000 đồng; giá trị các hộp, bịch sữa bị tịch thu, tiêu hủy là 41.810.000 đồng.
Tiếp tục bình ổn giá sữa là chủ trương đúng được dư luận ủng hộ. Bởi dư luận vẫn kỳ vọng Việt Nam sớm hình thành vững chắc một thị trường sữa bình ổn. Để thực hiện mục tiêu đó, cần sự ủng hộ của các DN sản xuất, kinh doanh mặt hàng này. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, chi phí đầu vào đang trong xu thế giảm là cơ sở chắc chắn để DN sản xuất, kinh doanh sữa thực hiện chủ trương bình ổn giá của Chính phủ. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng đòi hỏi sự chia sẻ lớn hơn từ phía các DN qua tiết giảm các chi phí không hợp lý, cũng như điều tiết lợi nhuận để tiếp tục giảm giá. Trên thực tế, trong thời gian áp dụng bình ổn giá 1 năm vừa qua, đã có nhiều DN tích cực ủng hộ chủ trương của Chính phủ thông qua việc sớm thực hiện đăng ký giá tối đa, hỗ trợ đại lý, nhà phân phối… để thực hiện sớm giá tối đa, góp phần sớm đưa giá sữa giảm tới tay người tiêu dùng.
Trong buổi làm việc với đại diện một hãng sữa lớn vào tháng 3-2015, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã để ngỏ khả năng có thể tiếp tục thực hiện áp trần giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi. Đồng ý với quan điểm phải định giá theo thị trường nhưng Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho rằng, việc kinh doanh theo thông lệ và đảm bảo hài hòa lợi ích giữa DN và người tiêu dùng cũng hết sức quan trọng, nhất là với sản phẩm mà người tiêu dùng là trẻ em dưới 6 tuổi. Thể hiện quan điểm của mình, theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: “Hiện nay, Việt Nam có trên 10 triệu trẻ em dưới 6 tuổi trên tổng số 90 triệu dân, do vậy, lợi ích của đối tượng này rất quan trọng, được cả thế giới quan tâm chứ không riêng Việt Nam”.
Sở dĩ người đứng đầu ngành Tài chính nêu rõ quan điểm như trên là do DN đề nghị “liệu có quay trở lại việc định giá theo nguyên tắc thị trường để đảm bảo công bằng bình đẳng cho tất cả các bên hay không”. Tuy nhiên, theo nhận định của Bộ Tài chính, hiện vẫn còn tình trạng sản phẩm sữa cùng chủng loại, cùng trọng lượng, cùng tiêu chuẩn ở các nước trong khu vực có giá bán thấp hơn nhiều so với giá bán tại Việt Nam. Chính vì thế, quyết định tiếp tục áp giá trần với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi đến hết năm 2016 là có cơ sở và nhận được sự đồng thuận cao của dư luận.
Có thể thấy, việc áp dụng các biện pháp bằng “mệnh lệnh hành chính” là việc làm “cực chẳng đã” của ngành Tài chính. Bởi theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: “Nếu các hãng sữa có thể đưa giá sữa Việt Nam tương đồng với giá sữa trong khu vực, thì cơ quan quản lý sẽ không cần phải tiếp tục sử dụng biện pháp áp giá trần để bình ổn giá mặt hàng đặc biệt này!”.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tấm lòng bạn đọc VietNamNet đến với Viện bỏng Quốc gia
- ·Thủ tướng bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- ·Quảng Ngãi: Lựa chọn nhà thầu cho Dự án giao thông hơn 3.500 tỷ đồng
- ·Giá thuê văn phòng tại Hà Nội giảm nhẹ, dự báo nhu cầu thuê chững lại trong quý IV/2023
- ·Ga Sài Gòn tăng cường tàu dịp Tết dương lịch
- ·Quốc hội chia sẻ sâu sắc mất mát to lớn của miền Trung
- ·Đề nghị xử lý tình trạng kinh doanh vật tư nông nghiệp kém chất lượng
- ·Hôm nay cấp điện lại tới trung tâm huyện, thị bị ảnh hưởng bởi bão số 9
- ·Tìm được bác sĩ cứu con, mẹ lại không đủ tiền
- ·Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo sắp thăm Việt Nam
- ·Hướng về biển đảo nhân ngày 27
- ·Truyền tải điện 2 căng mình chống lũ
- ·Bà Rịa – Vũng Tàu: Dự kiến triển khai 17 dự án nhà ở xã hội, quy mô 54,3ha
- ·Quảng Bình đầu tư hơn 9.300 tỷ đồng xây dựng nhà ở xã hội
- ·Tài xế Uber bỏ khách giữa đường, khách hàng thất vọng cách giải quyết
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Ưu tiên lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế
- ·Đến cuối năm có thể đất nền sẽ có ‘sóng’ nhưng không còn thổi giá như trước
- ·TS. Nguyễn Đình Cung: Cần Nhà nước thay đổi để thị trường vận hành đúng quy luật
- ·Bố chết, các con có được bà cho tiền thừa kế?
- ·Đề xuất tạm dừng thu phí Dự án BOT Quốc lộ 2 Nội Bài