会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【vđqg đan mạch】Vụ 600 loa giả mạo xuất xứ: Doanh nghiệp có câu kết với nước ngoài làm hàng giả?!

【vđqg đan mạch】Vụ 600 loa giả mạo xuất xứ: Doanh nghiệp có câu kết với nước ngoài làm hàng giả?

时间:2025-01-11 02:16:42 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:954次

vu 600 loa gia mao xuat xu doanh nghiep co cau ket voi nuoc ngoai lam hang gia

Lô hàng loa kéo nhập khẩu từ Trung Quốc nhưng mang nhãn mác Việt Nam. Ảnh: T.H

Nhập nhèm nhãn mác

Liên quan đến lô hàng 600 chiếc loa kéo nhập khẩu từ Trung Quốc giả mạo xuất xứ Việt Nam, ngày 24/9, lãnh đạo Đội kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam (Đội 3) -Cục Diều tra chống buôn lậu- Tổng cục Hải quan cho biết, đã báo cáo, đề xuất chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan Công an điều tra làm rõ vụ việc.

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, một cán bộ Đội 3 tham gia điều tra vụ việc cho biết, qua lời khai của 2 giám đốc doanh nghiệp, cũng như hồ sơ cung cấp cho cơ quan Hải quan cho thấy có nhiều mâu thuẫn, bất nhất. Kết quả điều tra ban đầu của cơ quan Hải quan cho thấy, có dấu hiệu câu kết làm hàng giả nhãn hiệu Việt Nam từ nước ngoài.

Vị cán bộ này cho biết, theo lời khai của ông Trần Thanh Tùng, Giám đốc Công ty Công ty TNHH XNK Trần Vượng (gọi tắt là Công ty Trần Vượng), lô hàng loa kéo nêu trên được Công ty Trần Vượng nhập khẩu ủy thác cho Công ty Cổ phần xây dựng điện tử Sơn Tùng (gọi tắt là Công ty Sơn Tùng) theo hợp đồng ký kết giữa hai bên.

Việc đặt hàng và in ấn nội dung trên bao bì loa kéo do Công ty Cổ phần xây dựng điện tử Sơn Tùng đề nghị. Như vậy, có thể hiểu nội dung ghi trên thùng carton đựng loa và micro ghi tiếng Việt Nam: “Loa NANOMAX; Công ty cổ phần xây dựng và điện tử Sơn Tùng, trụ sở: 83/5 Thoại Ngọc Hầu – P.Hòa Thạnh – Q.Tân Phú – TP.Hồ Chí Minh; Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số: VN4-0082480; Made in Vietnam” là do chính Công ty Cổ phần xây dựng điện tử Sơn Tùng đề nghị, đặt hàng?

Giải thích về việc ghi nhãn nêu trên, Giám đốc Công ty Trần Vượng cho rằng, đã biết về các nội dung in ấn này trước khi nhập khẩu, nhưng hiểu lầm đó là nhãn phụ ghi trên sản phẩm (!?).

Còn ông Nguyễn Văn Chương, Giám đốc Công ty Sơn Tùng cho rằng, công ty này đặt mua lô hàng loa di động của Công ty Trần Vượng và đề nghị Công ty Trần Vượng dán nhãn hiệu NANOMAX theo mẫu. Nhưng do Công ty Trần Vượng đã không hiểu hoặc nhầm lẫn nên đặt in trên bao bì chữ "Made in Vietnam" ngay từ Trung Quốc thay vì chữ "Made in China"!

Sẽ chuyển hồ sơ cho Công an điều tra

Khẳng định lô hàng trên nhập khẩu ủy thác cho Công ty Sơn Tùng, đại diện Công ty Trần Vượng cung cấp cho cơ quan Hải quan bản sao y Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp mang tên Công ty Trần Vượng; Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp mang tên Công ty Sơn Tùng; Hợp đồng ủy thác XNK do Công ty Sơn Tùng ủy thác (bản chính) và bản sao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số 82480 do Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và công nghệ cấp đối với mặt hàng loa NANOMAX.

Về phía Công ty Sơn Tùng, giám đốc công ty này cũng khẳng định ký Hợp đồng ủy thác cho Công ty Trần Vượng nhập khẩu lô hàng loa thuộc tờ khai hải quan số 102111205230/A11 ngày 12/7/2018 nêu trên. Nhưng nêu lý do khi nhập khẩu lô hàng này, Công ty Trần Vượng thiếu các giấy tờ liên quan để bổ sung hồ sơ hải quan. Vì vậy, ông Tùng đề nghị Công ty Sơn Tùng ký Hợp đồng ủy thác nêu trên. Và Công ty Sơn Tùng đã đồng ý ký hợp đồng này để bổ sung hồ sơ cho lô hàng nhập khẩu của Công ty Trần Vượng!

Tuy nhiên, vài ngày sau ông Tùng xin rút lại hợp đồng ủy thác đã cung cấp cho Đội 3 với lý do: Công ty Trần Vượng nhập lô hàng thuộc tờ khai số 102111205230/A11 ngày 12/7/2018 với mục đích nhập kinh doanh loa chưa thành phẩm và dự kiến bán lại cho Công ty Cổ phần xây dựng điện tử Sơn Tùng nhưng do cung cấp nhầm Hợp đồng ủy thác trước đó ký với Công ty Sơn Tùng. “Thực sự đây là lô hàng Công ty Trần Vượng nhập kinh doanh, không phải nhập ủy thác”- ông Tùng khẳng định.

Ông Tùng còn đưa ra lý do lô hàng loa kéo nêu trên do phía doanh nghiệp Trung Quốc gửi nhầm, bên bán hàng đã có thư gửi cho doanh nghiệp thông báo việc gửi nhầm hàng và đề nghị nhận lại lô hàng đã gửi nhầm nêu trên!

Theo tìm hiểu của chúng tôi, Công ty Trần Vượng mới được cấp phép thành lập vào tháng 2/2018, ngành nghề kinh doanh chính: Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác. Nhưng trong 2 tháng 6 và 7/2018, công ty này đã mở 8 tờ khai nhập khẩu mặt hàng loa kéo.

Theo lãnh đạo Đội 3, với dấu hiệu vi phạm như trên, nhiều khả năng có sự câu kết của giữa các bên trong việc sản xuất hàng giả nhãn mác từ nước ngoài. Cơ quan Hải quan sẽ chuyển hồ sơ cho Công an TP.HCM làm rõ.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Cái bẫy giăng sẵn của chiêu 'việc nhẹ lương cao' ở nước ngoài
  • Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy làm 3 cảnh sát hy sinh
  • Sự trở lại ấn tượng
  • Ông Lê Đức Thọ làm Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre
  • Quan chức Mỹ hoan hỉ về tàu săn ngầm không người lái của nước này
  • Quy định áp dụng chế độ, chính sách đặc thù sau sắp xếp huyện, xã
  • TP. Hồ Chí Minh: Ra mắt Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
  • Phó Thủ tướng: Bà Rịa
推荐内容
  • Thủ tướng: Sắp xếp để vốn nhà nước được quản lý và phát triển tốt nhất
  • Chính phủ đồng ý lùi xử phạt xe khách, xe tải chưa lắp camera đến hết năm
  • Việt Nam lên tiếng về tình hình gây rối trật tự tại Cuba
  • Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp
  • Con gái bị hack tài khoản facebook, mẹ mất hơn 400 triệu
  • Chính phủ miễn thị thực nhập cảnh cho công dân 13 nước