【lich thi đấu vl】Cơ quan bé có 'tuýt còi' bộ trưởng được không?
- Nhiều ý kiến băn khoăn việc mở rộng đối tượng áp dụng sẽ biến cơ quan quản lý cạnh tranh quốc gia có thể xử lý cả bộ trưởng, thậm chí cả Chính phủ nếu ban hành quyết định hành chính sai.
Sáng nay, UB Thường vụ QH cho ý kiến dự thảo luật Cạnh tranh (sửa đổi). Nhiều ý kiến băn khoăn về việc cơ quan quản lý cạnh tranh quốc gia trực thuộc Bộ Công thương hay cần phải trực thuộc Chính phủ.
Làm sao "ông bé" xử lý được "ông to"
Dự thảo luật đã mở rộng phạm vi và đối tượng áp dụng, ngoài tổ chức, cá nhân kinh doanh và hiệp hội ngành nghề, còn có “cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan”, trong đó bao gồm cả cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính.
Một trong những lý do mở rộng đối tượng, theo Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh, trên thực tế xảy ra nhiều trường hợp, cơ quan quản lý nhà nước ở một số địa phương đã ban hành các văn bản có tác động hạn chế cạnh tranh.
Ví dụ như yêu cầu cơ quan tổ chức, cá nhân trong tỉnh chỉ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của DN được chỉ định, hoặc phân biệt đối xử, tạo lợi thế cạnh tranh cho một số DN.
Không ít ĐB băn khoăn: “Việc mở rộng đối tượng đồng nghĩa với việc cơ quan quản lý cạnh tranh quốc gia khi được lập có thể xử lý các bộ trưởng, Thủ tướng, thậm chí cả Chính phủ nếu ban hành quyết định hành chính sai”.
Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Khắc Định đặt vấn đề: “Luật này đang thiết kế kiểu dùng 'ông bé' xử lý 'ông to'. Cơ quan này nếu thuộc Bộ Công thương thì to lắm cũng là Tổng cục, giao quyền lớn như vậy có làm được không?”
Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Khắc Định |
Theo ông, cơ quan này ở trong Bộ Công thương thì luật phải thiết kế cơ chế xử lý tiếp nối như khi phát hiện ai ban hành quy định hạn chế cạnh tranh thì cơ quan này giúp Bộ trưởng xử lý, hoặc giúp Bộ trưởng tham mưu Thủ tướng và Chính phủ xử lý.
“Như thế thì mới được việc chứ làm sao 'ông bé' xử lý được 'ông to'”, Chủ nhiệm UB Pháp luật bày tỏ và cho rằng, quy định tiếp nối xử lý thì DN và người dân mới tin.
Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh cho biết, theo kinh nghiệm các nước, dù cơ quan quản lý cạnh tranh có nằm trong nhánh nào của cơ quan nhà nước hay trực thuộc bộ chuyên môn của Chính phủ cũng phải có vị trí pháp lý và khung chính sách để đảm bảo khách quan, công bằng trong điều hành và thực hiện chức năng cơ quan quản lý về cạnh tranh.
“Đa phần cơ quan quản lý cạnh tranh của các nước thuộc Chính phủ hoặc cơ quan Chính phủ, số ít thuộc QH và cơ quan khác”, Bộ trưởng nói. Ông cho rằng, dự luật quy định như vậy để đảm bảo mức độ độc lập tương đối của cơ quan này.
To mà sai đương nhiên bị xử
Chủ nhiệm UB Kinh tế Vũ Hồng Thanh thắc mắc dự thảo chưa làm rõ cơ quan quản lý cạnh tranh quốc gia là ai nhưng lại quy định khá nhiều quyền được làm gì. Cần đảm bảo tính độc lập, có thể để cơ quan này trực thuộc Chính phủ hoặc QH.
Chủ nhiệm UB Kinh tế Vũ Hồng Thanh |
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết, Bộ đã có văn bản đóng góp ý kiến và khẳng định không lập cơ quan này thuộc Chính phủ. Bởi theo các quy định của Bộ Chính trị hiện quy định chấm dứt việc quy định tổ chức bộ máy, biên chế trong văn bản quy phạm pháp luật không thuộc lĩnh vực tổ chức nhà nước. Trong trường hợp khác phải xin ý kiến Bộ Chính trị.
“Ý kiến đại biểu cho rằng cần có cơ quan quản lý cạnh tranh quốc gia độc lập, đủ sức, đủ nhiệm vụ quyền hạn theo yêu cầu thì cần đề án riêng báo cáo Bộ Chính trị”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Tuy nhiên ông cũng lưu ý nếu dự luật quy định cơ quan này trực thuộc Chính phủ là vướng so với luật Tổ chức Chính phủ.
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cũng nhấn mạnh, liên quan mô hình tổ chức bộ máy phải quán triệt nghị quyết của Bộ Chính trị. “Cá nhân tôi cho rằng việc sắp xếp lại tránh đầu mối trực thuộc Chính phủ vì sẽ dẫn đến phát sinh đủ thứ”, Chủ tịch QH nói và đề nghị nghiên cứu thêm vấn đề này.
Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển cho rằng việc thành lập cơ quan quản lý quốc gia không làm tăng đầu mối, cơ quan này độc lập tương đối nhưng tinh thần nằm trong Bộ. Cơ quan này thậm chí “thổi còi” cả những văn bản của Bộ mà ban hành sai.
“Quan trọng là quyền hạn, bé nhưng chấp hành pháp luật thì dù là to mà sai thì đương nhiên bị xử lý”, ông chốt.
Thủ tướng: Vướng mắc là sửa ngay, không chờ đợi
Yêu cầu mà Chính phủ đặt ra là kịp thời tháo gỡ mọi rào cản, mọi khó khăn, để tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Việt Nam ghi nhận thêm 3 ca dương tính Covid
- ·PCC's Inspection Commission examines violations by some Party organisations, officials
- ·NA Standing Committee’s 33rd session opens
- ·HCM City, Gyeongsangbuk look forward to strengthening co
- ·Bảo đảm đầy đủ vật tư, sinh phẩm y tế cho phòng, chống dịch Covid
- ·Việt Nam, Italy look to beef up sci
- ·Marine economy set to be focus of north
- ·Điện Biên Phủ Victory opens new stage for revolution of Việt Nam, Laos, Cambodia: Lao official
- ·Học chơi golf theo tiêu chuẩn quốc tế tại Học viện Golf quốc tế IGA
- ·Việt Nam seeks WHO support to strengthen healthcare systems
- ·90 CEO nhãn hàng hàng đầu Hoa Kỳ kiến nghị Tổng thống Joe Biden tăng tốc viện trợ vaccine cho Việt N
- ·Việt Nam backs UN General Assembly's resolution on Palestine’s UN membership
- ·Việt Nam's National Report under UNHRC’s fourth cycle adopted by UPR working group
- ·Việt Nam’s human rights record hailed at UN review
- ·WHO kêu gọi chia sẻ vaccine phòng COVID
- ·Việt Nam, EU eye to further deepen bilateral relations
- ·Training course kicks off for Vietnamese staff officers on UN missions
- ·Congratulations extended to Russian Prime Minister
- ·Những nhiệm vụ trọng tâm được nêu ra tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc
- ·Việt Nam backs UNESCO’s role in education promotion: Ambassador