会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【đội hình mu vs mc】Đại tướng Lê Đức Anh!

【đội hình mu vs mc】Đại tướng Lê Đức Anh

时间:2024-12-23 20:54:05 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:119次

Dai tuong Le Duc Anh - Vi tuong luon theo sat chien truong hinh anh 1Chủ tịch nước Lê Đức Anh thăm các cán bộ, chiến sỹ Hải quân vùng 3, ngày 9-1-1996

Tướng sát chiến trường, thương vong của người lính sẽ đỡ đi. Nhiều chỉ đạo của ông đã giúp bộ đội ta thực hiện tốt. Chỗ nào khó khăn nhất, chiến trường ác liệt nhất là ông được đưa đến đó. Ông là vị tướng có tài, có tầm nhìn. Trong thời bình, ông là nhà lãnh đạo nhìn xa trông rộng.

Đó là những nhận xét trong niềm tiếc thương vô hạn của Đại tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phạm Văn Trà trước sự ra đi của Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh.

Luôn sát cánh trong đời binh nghiệp, khi trở về cuộc sống đời thường, Đại tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phạm Văn Trà và Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh lại ở cùng Khu nhà số 5A Hoàng Diệu (Hà Nội).

Trong ký ức của Đại tướng Phạm Văn Trà, Đại tướng Lê Đức Anh luôn thể hiện tâm thế của người chiến sỹ đứng vững trên thế tiến công, chủ động tấn công trong suy nghĩ và hành động, lăn lộn với thực tế chiến trường để tìm ra những cách đánh hiệu quả, giảm hy sinh xương máu của chiến sỹ, đồng bào, mà vẫn chiến thắng kẻ thù.

Trong 3 cuộc chiến tranh, Đại tướng Lê Đức Anh đều ở chiến trường, bám sát chiến trường, trong chống Pháp, ông ở Đông Nam Bộ; trong chống Mỹ, ông ở Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Chiến tranh biên giới Tây Nam, ông là Tư lệnh Bộ đội tình nguyện Việt Nam tại Campuchia.

Nhớ lại thời điểm tướng Lê Đức Anh về làm Tư lệnh Quân khu 9, ông Phạm Văn Trà kể, trong chiến tranh, mục tiêu chính trị là hàng đầu. Mậu Thân 1968, thắng lợi về quân sự là rất lớn, tổn thất cũng quá lớn, nhưng mục tiêu chính trị đã đạt được, đã thay đổi được cục diện chiến tranh, buộc Mỹ phải ngồi vào đàm phán Hiệp định Paris.

Trong bối cảnh như vậy, Quân khu 9 chỉ có 1 trung đoàn. Mậu Thân 1968, vào đánh Cần Thơ 3 lần, cuối cùng năm 1969, từ hơn 3.000 quân chỉ còn hơn 700. Trong lúc tổn thất như vậy, địch tràn vào đánh tất cả các vùng giải phóng của mình, kể cả những vùng giải phòng từ thời kháng chiến chống Pháp. Mình không còn quân nên chúng chiếm những vùng căn cứ của mình như U Minh Thượng, U Minh Hạ.

Đúng lúc khó khăn đó, Trung đoàn của ông Trà nhận được lệnh giải tán trung đoàn. Cả Trung đoàn định chấp hành “về với dân, bám sát với dân và dân nuôi thôi, bởi chả có lương bổng gì, gạo dân cho, thực phẩm thì xuống sông mò thôi.”

Nhưng cũng đúng lúc đó, Trung đoàn nhận được thông báo là Tư lệnh và Chính ủy, Bí thư Quân khu được đưa đi và Quân khu 9 có Tư lệnh mới, Chính ủy mới.

“Thời điểm ông Lê Đức Anh về làm Tư lệnh, Mỹ ngụy đánh U Minh ác liệt lắm. Ngay khi về, ông ấy điện cho Trung đoàn nói không giải tán Trung đoàn mà sau này còn bổ sung cho Trung đoàn 2.000 quân của miền Bắc vào. Chúng tôi thấy rất phấn khởi bởi không những không phải giải tán Trung đoàn, mà còn được tăng cường thêm. Ông ấy hay là thế. Trong lúc khó khăn nhất, ông ấy đến và thay đổi được cục diện chiến trường,” Đại tướng Phạm Văn Trà nhớ lại.

“Sau Hiệp định Paris 1973, ngừng bắn hết. Riêng Quân khu 9 không ngừng bắn mà đánh suốt. Đến tháng 10, Quân khu 9 đánh thẳng vào thị xã Phước Long. Ý đồ của Quân khu 9 là đánh để thăm dò xem Mỹ có quay trở lại không. Đó là sự sáng tạo của Quân khu 9 mà người Chỉ huy chỉ đạo chính là đồng chí Lê Đức Anh,” Đại tướng Phạm Văn Trà kể.

Hồi nhớ về thời điểm sau hòa bình, Bộ Quốc phòng cho giảm quân số rất nhiều, nhưng riêng Tướng Lê Đức Anh ở Quân khu 9 lại thành lập Sư đoàn 30 và chọn trung đoàn đánh tốt trong thời kỳ chống Mỹ để giữ lại.

Ông Phạm Văn Trà nói, việc giữ lực lượng này đã giúp ta giữ được chất chiến đấu. Khi quân Pol Pot đánh sang, Sư đoàn 30 chiến đấu rất hiệu quả. Điều đó chứng tỏ ông Lê Đức Anh đã nắm trước được tình hình nên đã chuẩn bị trước mấy năm. Quân khu 9 bị Pol Pot đánh nhưng không bị động, đánh lại được ngay và giữ được biên giới.

“Ông Lê Đức Anh có tầm nhìn rất sâu về chiến lược, bao giờ cũng dự đoán trước tình hình, khi tình hình đến không bị động, mà chủ động ứng phó được ngay và đều có kết quả tốt. Khi ông là Tư lệnh Bộ đội tình nguyện Việt Nam tại Campuchia, tôi là Sư trưởng Sư 30 của Quân khu 9. Khi giúp bạn giải phóng tuyến biên giới Campuchia-Thái Lan, ông chỉ đạo chặn tuyến biên giới, không cho Pol Pot tràn sang. Nhờ đó, biên giới Campuchia-Thái Lan dần êm, Pol Pot tan dã dần. Khi bạn đứng vững, biên giới ổn định" - Đại tướng Phạm Văn Trà kể lại.

Cũng theo Đại tướng Phan Văn Trà, năm 1990-1991, thời điểm Liên Xô sụp đổ, Đại tướng Lê Đức Anh đã gọi Tư lệnh các Quân khu lên. Lúc đó, ông Trà là Tư lệnh Quân khu 3.

Tướng Lê Đức Anh chỉ nói ngắn gọn phải hết sức theo dõi tình hình Liên Xô, nếu Liên Xô đổ, thế giới sẽ có biến động rất lớn, các nước Xã hội chủ nghĩa có thể mất. Việt Nam phải hết sức chú ý.

Ông ấy chỉ đạo, nếu Liên Xô đổ, tất cả Quân đội phải giữ nghiêm kỷ luật, có lệnh của Bộ Quốc phòng mới được hành động. Vì thế, khi Liên Xô sụp đổ, Quân đội không bị hẫng vì đã được ông báo trước 6 tháng.

Quân đội Việt Nam lúc đó rất vững vàng, giữ vững lòng trung thành với Đảng, với đất nước để giữ vững chế độ, nhờ đó Việt Nam không bị xáo trộn. Nếu lúc đó, Quân đội không vững vàng, rối ren, sẽ làm phức tạp thêm tình hình.

“Đại tướng Lê Đức Anh đã cống hiến trọn đời cho đất nước, cho Đảng. Năm 1992, ông được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước và là người đề xuất phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Nhiều năm gắn bó với đồng chí, tôi nhận thấy, trong cuộc sống gia đình, ông không bao giờ can dự vào vị trí công việc của các con mà để con tự phát triển theo năng lực của bản thân. Đồng chí là một tướng lĩnh giỏi, có bản lĩnh, có tầm nhìn sâu rộng, luôn đoán được trước tình hình, là một người mẫu mực, khiêm tốn, không bao giờ tư lợi cho riêng mình,” Đại tướng Phạm Văn Trà xúc động nói.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Xử phạt 30 triệu đồng đối tượng tung tin sai sự thật về virus Corona
  • [Infographic] Đầu tư vào năng lượng sạch trên thế giới chững lại
  • Anh Đức xứng đáng với giải thưởng Fair Play?
  • WEF ASEAN và Việt Nam: Hành trình đi cùng những ý tưởng thời đại (bài 4)
  • Lấy ý kiến góp ý dự thảo tiêu chuẩn quốc gia về kho chứa LNG nổi
  • Giải quần vợt VTF Master 500: Nguyễn Văn Phương thắng trận ra quân
  • Đầu tư gần 200 tỷ đồng mở rộng 4 cầu trên tuyến đường huyết mạch về miền Tây
  • Đấu thầu qua mạng: Vướng mắc chính nằm ở nhận thức
推荐内容
  • Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo xử lý nghiêm vụ bắn pháo sáng tại sân vận động Hàng Đẫy
  • Công Phượng: “Tiếc nuối nhưng không sao”
  • Bắc Giang
  • Trả lời chất vấn về giải ngân vốn nâng cấp tuyến đường bộ nối hai tỉnh Phú Yên và Gia Lai
  • Thu phí không dừng trên toàn quốc từ ngày 01/08/2022
  • Dừng vay ODA để nâng cao an toàn cầu đường sắt tuyến Hà Nội