【du doan bong da m】Điểm sáng hạ tầng giao thông
Từ một địa phương có thể xem là vùng trũng của khu vực ĐBSCL về hạ tầng giao thông,Điểmsnghạtầdu doan bong da m nhưng sau 17 năm xây dựng và phát triển, bức tranh giao thông Hậu Giang có nhiều đổi thay rõ nét.
Phát triển hạ tầng giao thông là tạo nền tảng cho công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ cùng phát triển.
Xuất phát điểm thấp
Lúc mới thành lập tỉnh, Hậu Giang có xuất phát điểm thấp, hạ tầng giao thông có thể nói là vùng trũng của khu vực ĐBSCL. Thời điểm đó, Quốc lộ 1A nhỏ hẹp chỉ 2 làn xe, thường xuyên tiềm ẩn tai nạn giao thông, là nỗi ám ảnh của người dân trong khu vực. Ngoài ra, chỉ có tuyến đường độc đạo nối Cần Thơ - Hậu Giang là Quốc lộ 61, tuy nhiên chỉ đạt chuẩn cấp V đồng bằng, mặt đường chỉ rộng 5,5m lại hư hỏng. Việc đi đã khó khăn, chưa nói đến vai trò hỗ trợ để phát triển kinh tế.
Ông Nguyễn Xuân Phương, ở phường V, thành phố Vị Thanh, chia sẻ: “Gia đình tôi từ miền Bắc vào lập nghiệp, sinh sống trên mảnh đất Vị Thanh đã hơn 30 năm nay. Trải qua ngần ấy thời gian, tôi được chứng kiến nhiều đổi thay của vùng đất này. Nhất là sau khi thành lập tỉnh, cơ sở hạ tầng dần được đầu tư. Tầm mười bảy, hai chục năm trước, con đường độc đạo đi từ Vị Thanh lên Cần Thơ là Quốc lộ 61, nhưng nó nhỏ hẹp, mất nhiều thời gian di chuyển, phương tiện cũng hạn chế. Còn dọc kênh xáng Xà No xưa kia nhiều nhà tạm lụp xụp”.
Bức tranh giao thông Hậu Giang sau 17 năm xây dựng có nhiều điểm sáng.
Khi đó, hầu hết các tuyến đường tỉnh chỉ rộng 3,5m, mặt đường láng nhựa chỉ đạt 60%, còn lại là đường đá và đường đất. Các cầu trên tuyến đa số bằng thép chỉ đáp ứng tải trọng từ 1-5 tấn. Hệ thống đường huyện hầu như chưa hình thành, chỉ là đường đá hoặc đường bê tông.
Chị Nguyễn Thị Kiều Oanh, ở thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, nhớ lại: “Lúc xưa, nhà tôi trồng cả chục công rẫy dây. Mỗi đợt thu hoạch xong, ba má chất xuống ghe cho anh em tôi đem ra chợ bán. Hồi đó, đâu có xe cộ gì đâu, đi ghe là chính. Người nào bán ở chợ gần thì chèo ghe; ai đi chợ huyện Long Mỹ thì được lấy máy Kohle đi cho kịp phiên chợ đầu mối sáng. Khuya hôm trước đi, đến chiều ngày hôm sau mới về tới. Thời đó, điều kiện đi lại khó khăn lắm!”.
Ngay từ khi thành lập tỉnh, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hậu Giang xác định phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là mục tiêu quan trọng, mang tính đột phá. Giao thông phải đi trước mở đường, tạo nền tảng vững chắc cho các lĩnh vực khác phát triển. Sau 17 năm phấn đấu xây dựng, bức tranh về kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Hậu Giang có nhiều đổi thay rõ nét.
Những dấu ấn
Sau nhiều năm nỗ lực tập trung nguồn lực đầu tư, kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh có nhiều thay đổi khác biệt. Đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Hệ thống quốc lộ, đường tỉnh được hoàn thiện dần, tạo động lực phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại, đô thị.
Theo Sở Giao thông vận tải tỉnh, hiện nay hệ thống quốc lộ có 6 tuyến với tổng chiều dài 158,6km. Đa số các tuyến quốc lộ đều được nâng cấp mở rộng, xóa toàn bộ cầu yếu. Đặc biệt hoàn thành giai đoạn 1 Quốc lộ 61C, phá thế độc đạo cho tỉnh, hình thành trục hành lang kinh tế mới. Về kết cấu hạ tầng giao thông địa phương, xây dựng quy hoạch giao thông của tỉnh đến năm 2030. Theo đó, đường tỉnh tăng từ 11 tuyến thành 16 tuyến và quy hoạch hệ thống đường huyện trở thành mạng lưới đường cơ sở phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ngoài ra, hệ thống đường nông thôn được hoàn thiện dần qua từng năm, giúp kết nối giao thông nông thôn, cải thiện điều kiện đi lại cho Nhân dân.
Vừa qua, Sở Giao thông vận tải tham mưu UBND tỉnh báo cáo Thường trực Tỉnh ủy về định hướng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 2021-2025. Mục tiêu là phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh, phục vụ đắc lực phát triển công nghiệp và logistics. Hệ thống đường tỉnh cơ bản đảm bảo phục vụ vận tải hàng hóa trên 13 tấn. Các tuyến giao thông đường thủy nội địa thông thoáng, đạt cấp theo quy hoạch, đảm bảo kết nối giao thông thuận lợi giữa các địa phương trong tỉnh. Đặc biệt kết nối nhanh với thành phố Cần Thơ để tạo động lực phát triển.
Kết cấu hạ tầng giao thông thủy bộ chú trọng kết nối giữa các địa phương trong tỉnh, kết nối giữa tỉnh với các địa phương trong khu vực. Kết nối trung tâm hành chính tỉnh với khu, cụm công nghiệp trên địa bàn. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, phục vụ tốt cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phục vụ phát triển công nghiệp và dịch vụ logistics. Triển khai một số dự án trọng điểm để tạo nền tảng, sức lan tỏa cho phát triển kinh tế - xã hội. Sử dụng kinh phí hợp lý, hiệu quả về phương án đầu tư. Huy động tối đa nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông gắn với phát triển đô thị, dịch vụ. Với mục tiêu và yêu cầu như trên, Sở Giao thông vận tải cũng xây dựng danh mục công trình dự kiến đầu tư giai đoạn 2021-2025 với tổng mức đầu tư trên 10.000 tỉ đồng. Trong đó nguồn vốn trung ương khoảng 5.750 tỉ đồng, nguồn vốn địa phương khoảng 1.920 tỉ đồng, nguồn vốn huy động nhà đầu tư khoảng 3.050 tỉ đồng.
Trong buổi làm việc mới đây về thực hiện các nhiệm vụ đột phá của Nghị quyết Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025 về phát triển hạ tầng giao thông, khu công nghiệp và tạo quỹ đất sạch của tỉnh, ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, yêu cầu: Tiếp tục quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ XIV nhiệm kỳ 2020-2025, trong đó lưu ý về quan điểm “Phát triển hạ tầng giao thông là tạo nền tảng cho công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ cùng phát triển”. Tập trung đầu tư một số dự án giao thông huyết mạch nhằm hoàn thiện hệ thống giao thông nội địa của tỉnh; xây dựng các tuyến đường tỉnh đấu nối với các tuyến quốc lộ dự mở, thu hút các nguồn lực từ xã hội để đầu tư hạ tầng giao thông. Cải tạo, nâng cấp các tuyến đường giao thông thủy nội địa, đây là kênh vận chuyển hàng hóa rất quan trọng không thua kém giao thông đường bộ. Đồng thời, tập trung rà soát và tích hợp vào quy hoạch chung của tỉnh giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050; nhất là nhiệm vụ phát triển giao thông phải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; góp phần thúc đẩy công nghiệp và logistics cùng phát triển, kết nối thuận lợi giữa địa phương trong tỉnh và giữa tỉnh với các tỉnh trong khu vực. Tích cực đầu tư phát triển hạ tầng logistics theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, tạo ra được chuỗi giá trị trong sản xuất.
Bài, ảnh: KỲ ANH
(责任编辑:Thể thao)
- ·Mưa ngập, ùn tắc kéo dài trên cao tốc Phan Thiết
- ·Xây nhà ở nông thôn từ 2 tầng trở lên phải có bản vẽ
- ·Tỷ lệ tiêm chủng không đạt chỉ tiêu
- ·Bão Kalmaegi giật cấp 15
- ·Long An sees positive socio
- ·Tổng quan về bệnh viêm não Nhật Bản
- ·Khánh Tiến nỗ lực giảm nghèo
- ·Vụ tai nạn thảm khốc trên đường cao tốc Trung Lương: Tang thương một chuyến xe
- ·Ngày 4/1: Giá cao su trong nước tăng nhẹ, sàn giao dịch giảm sâu
- ·Cây gì cũng ngâm, rượu gì cũng uống
- ·Infographics: 233.419 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong năm 2024
- ·Huyện Bù Gia Mập xóa nghèo bền vững ở vùng đồng bào DTTS
- ·Prudential
- ·Gắn xây dựng đời sống văn hóa với thực hiện nông thôn mới
- ·Người tham gia giao thông có thể bị phạt tới 1 triệu đồng nếu bấm còi liên tục
- ·Ám ảnh cầu ‘Vĩnh biệt’
- ·50 phần quà tặng đồng bào nghèo ấp Pa Pếch và Suối Nhung
- ·Nâng cao ý thức sử dụng điện an toàn
- ·Mark Zuckerberg tuyên bố nhiệm vụ mới của Facebook
- ·Công điện của Thủ tướng về vụ tai nạn giao thông ở Lào Cai