【ti số bong da】Tháo gỡ vướng mắc về thể chế chính sách, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công
Phấn đấu đạt 95 - 100% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao
Nghị quyết của Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 đạt 95 - 100% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao; giải ngân 100% vốn ngân sách địa phương. Vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được giao trong năm 2022 giải ngân tối thiểu đạt 50%.
Để đạt được mục tiêu này,áogỡvướngmắcvềthểchếchínhsáchthúcđẩygiảingânvốnđầutưcôti số bong da nghị quyết đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Trong đó, có nhiệm vụ rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách.
Chính phủ ban hành nghị quyết để tháo gỡ vướng mắc về thể chế chính sách để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Ảnh minh họa: H.T |
Nghị quyết của Chính phủ giao bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, người đứng đầu các cơ quan trực tiếp phụ trách và chịu trách nhiệm rà soát các quy định hiện hành về đầu tư công, chỉ ra những quy định bất cập trong thực tiễn triển khai.
Trên cơ sở đó, sửa đổi, bổ sung ngay những quy định thuộc thẩm quyền đối với các ngành, lĩnh vực, địa bàn được phân công phụ trách, quản lý; đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung đối với những vấn đề vượt thẩm quyền; trong đó khẩn trương đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến triển khai các dự án đầu tư công thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong tháng 9/2022 để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Nghị quyết của Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư nguồn NSNN năm 2022 đạt 95 - 100% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao; giải ngân 100% vốn ngân sách địa phương. Vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được giao trong năm 2022 giải ngân tối thiểu đạt 50%. |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổng hợp đề xuất của các bộ, cơ quan, địa phương về việc sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến triển khai các dự án đầu tư công (từ khâu hình thành dự án, giao vốn, tổ chức thực hiện) thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; trên cơ sở đó, chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan đề xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/10/2022.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu tối đa các ý kiến của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, tiến hành kiểm tra việc cấp phép mỏ nguyên vật liệu xây dựng thông thường theo các quy định của pháp luật và xem xét trong quá trình sửa đổi Luật Đất đai, Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường.
Tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư
Để thúc đẩy tiến độ giải ngân, nghị quyết của Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công, rà soát lại toàn bộ tiến độ thực hiện của các dự án triển khai trong năm 2022 để điều chỉnh kế hoạch vốn phù hợp với tiến độ thực hiện, bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, manh mún gây lãng phí nguồn lực và chậm trễ trong quá trình giải ngân vốn đầu tư công.
Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương căn cứ tình hình thực tế giải ngân, trường hợp dự kiến giải ngân không hết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2022 được Thủ tướng Chính phủ giao hoặc có nhu cầu bổ sung vốn, có văn bản đề xuất điều chỉnh (tăng/giảm) kể hoạch vốn, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước ngày 25/9/2022 để tổng hợp chung.
Công chức Kho bạc Nhà nước đang thực hiện kiểm soát hồ sơ thanh toán vốn đầu tư công trên dịch vụ công trực tuyến của Kho bạc. Ảnh: H.T |
Đồng thời, nghị quyết của Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị dự án đầu tư, lựa chọn các tư vấn có năng lực, kinh nghiệm, tiềm lực thực sự, khắc phục tình trạng điều chỉnh dự án khi đang triển khai, gây mất thời gian và làm chậm tiến độ giải ngân vốn.
Với các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, nghị quyết của Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải có chế tài xử lý nghiêm khắc theo quy định pháp luật.
Đồng thời, Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung giải quyết công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư kịp thời, đúng quy định cho người dân, bảo đảm đúng pháp luật và hài hòa lợi ích của Nhà nước và người dân; tăng cường quản lý hiệu lực, hiệu quả đất đai, nhất là nguồn gốc đất, quy hoạch sử dụng các loại đất..., hạn chế tối đa việc điều chỉnh phương án đền bù, bảo đảm tiến độ thực hiện; thực hiện các biện pháp kiểm soát giá và chất lượng nguyên vật liệu xây dựng phục vụ cho các dự án đầu tư công; tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm, nhất là việc giao mỏ nguyên vật liệu không đúng đối tượng, không đúng thẩm quyền.
Các bộ, ngành, địa phương phải cập nhật, điều chỉnh công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng theo tháng bảo đảm theo quy định của Luật Xây dựng và Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 9/2/2021 của Chính phủ làm cơ sở điều chỉnh gói thầu, tổng mức đầu tư dự án; kiểm soát tình trạng biến động giá nguyên, nhiên vật liệu xây dựng và xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, nâng giá trục lợi./
Các bộ, ngành chức năng đẩy mạnh các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân Nghị quyết của Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng đẩy nhanh tiến độ giải quyết các thủ tục hành chính; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ về xác định, công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng theo quy định của pháp luật. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn ngay các bộ, cơ quan trung ương và địa phương về quy trình cấp phép mỏ, khai thác mỏ nguyên vật liệu cho dự án đầu tư công bảo đảm nhanh, hiệu quả và đúng quy định của pháp luật. Bộ Tài chính chỉ đạo Kho bạc Nhà nước đẩy mạnh thanh toán qua dịch vụ công trực tuyến của Kho bạc Nhà nước nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại của các chủ đầu tư, công khai minh bạch quá trình xử lý hồ sơ tại cơ quan kiểm soát thanh toán. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kiên quyết rà soát, điều chỉnh ngay kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước từ dự án giải ngân chậm, dự án đang vướng về thủ tục sang dự án có tiến độ giải ngân tốt, có nhu cầu bổ sung vốn theo thẩm quyền được giao và báo cáo hội đồng nhân dân cùng cấp trường hợp vượt thẩm quyền. Rà soát, kiểm tra và xử lý toàn bộ việc cấp giấy phép khai thác mỏ, bảo đảm cung cấp đủ nguồn nguyên vật liệu cho các dự án, nhất là các dự án trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia theo các quy định của Chính phủ./. |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Chuỗi sự kiện VNG Ironman 70.3 Việt Nam đã có phiên bản online
- ·“Không gian văn hóa ẩm thực thuần Việt” sẽ góp phần đưa Huế trở thành “Kinh đô ẩm thực”
- ·Chương trình “Thắp sáng yêu thương” trao 230 suất quà cho các bệnh nhi
- ·Giỗ tổ nghề ca Huế
- ·Lần đầu tiên giới khoa học xác định được khối lượng một ngôi sao
- ·SCIC và Viettel thoái toàn bộ vốn tại Vinaconex với cùng giá khởi điểm 21.300 đồng/CP
- ·Phái sinh: Khả năng VN30 sẽ kiểm lại ngưỡng kháng cự 965
- ·Hơn 1.000 người sẽ tham gia cầu truyền hình “Bài ca kết đoàn” tại Huế
- ·Apple cải tiến mạnh mẽ công cụ nhắn tin Message
- ·Những phát hiện mới về thời Tây Sơn
- ·Người trẻ Việt xài điện thoại 15 giờ mỗi tuần
- ·Chứng khoán 17/10: Bừng bừng khí thế, VN
- ·Hải quan TP. Hồ Chí Minh: Tìm giải pháp nâng cao công suất máy soi hàng hóa
- ·Thành lập Ban tổ chức Festival Huế lần thứ XI năm 2020
- ·Không được iOS 11 hỗ trợ, iPhone 5 sẽ sớm bị Apple khai tử?
- ·Nhiều tác phẩm chất lượng cao tại hội thi ảnh và báo tường của Liên đoàn Lao động tỉnh
- ·Bảo tàng Rijksmuseum phục dựng kiệt tác “Đồng hồ đêm”
- ·SBT: Phó tổng giám đốc đăng ký mua vào 2 triệu cổ phiếu
- ·Cùng nhận hối lộ vụ Việt Á nhưng động cơ khác nhau sẽ bị xử lý khác nhau
- ·SCIC sẽ bán gần 255 triệu cổ phần tại Vinaconex trong quý IV/2018