【đan mạch vs phần lan】Cổ phần hóa Vietnam Airlines: Màn dạo đầu trị giá 1.000 tỷ đồng
Cổ phần hóa,ổphầnhóaVietnamAirlinesMàndạođầutrịgiátỷđồđan mạch vs phần lan VNA tham vọng sẽ thu 1.000 tỷ đồng từ 3,475% cổ phần.
Chưa có tiền lệ
Liên tiếp trong ngày 30 và 31/10, tại TPHCM và Hà Nội, VNA tổ chức “chào hàng” cổ phiếu đến giới đầu tư. Cảnh khán phòng hết chỗ ngồi; giới đầu tư, nhân viên tư vấn chứng khoán liên tục “chất vấn” chủ tọa ít nhiều thể hiện sức nóng của cổ phiếu VNA và sự nhiệt tình của bên bán. Nói như ông Phạm Viết Muôn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó trưởng Ban chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp Nhà nước, mục tiêu là phải công khai, minh bạch để bán hàng, “như người đàn ông không đẹp trai nhưng dám “mở lời” vẫn có thể cưới được vợ đẹp”.
Ông Phạm Viết Thanh, Chủ tịch VNA cho biết, việc CPH một hãng hàng không chưa có tiền lệ tại Việt Nam nhưng được VNA chuẩn bị kỹ, đúng thông lệ quốc tế. Ông Thanh công bố: Sau hơn 20 năm hoạt động, giá trị tài sản của VNA là 57 nghìn tỷ đồng; trong đó, đội bay (82 chiếc) là 32,6 nghìn tỷ cùng 990 nghìn m2 đất và tài sản trên đất. Doanh thu của hãng trong 5 năm qua tăng 20%/năm, tăng hơn 11% lượng khách/năm.
“Trong 10 tháng đầu năm 2014, dù ảnh hưởng nặng nề từ việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép tại biển Đông, chiến sự tại Ucraine..., nhưng nhờ linh hoạt trong điều chỉnh mạng bay, VNA vẫn có lãi khoảng 92 tỷ đồng”. Ông Phạm Ngọc Minh |
Theo Tổng GĐ VNA Phạm Ngọc Minh, trong ngành hàng không, đội bay có tuổi đời gần 5 năm và đồng nhất chủng loại là thế mạnh ít hãng hàng không có được. Trong 3 năm tới, VNA là hãng đầu tiên trong ASEAN hoàn thành chuyển đổi đội bay thân rộng sang hai dòng máy bay mới (gồm 33 chiếc Airbus A350-900 và Boing 787-9 có giường nằm và wifi).
Ông Minh cam kết, cùng với việc đổi mới quản trị, VNA sẽ là hãng hàng không 4 sao trong thời gian tới. Hiện, VNA có 17 Cty con và 9 Cty liên kết đều hoạt động xoay quanh ngành nghề chính. Tại hội nghị, lần đầu tiên, cụm từ “tập đoàn hàng không” cũng được đưa ra để nói về VNA khi Tổng Cty này sở hữu và là cổ đông lớn tại 4 hãng hàng không: Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, Vasco và Cambodia Angkor Air (hãng hàng không quốc gia Campuchia).
Cty chứng khoán BSC (tư vấn cho VNA) đánh giá, IPO VNA là một sự kiện cổ phần hóa đáng chú ý nhất năm 2014. Vào 14/11 tới đây, VNA chỉ bán ra 3,475% cổ phần nhưng đã có giá trị hơn 1.000 tỷ đồng (tương đương 49 triệu cổ phần với giá khởi điểm là 22.300 đồng/cổ phần).
Ai là nhà đầu tư chiến lược?
Thông tin cáo bạch hấp dẫn nhưng vẫn chưa làm yên lòng các nhà đầu tư. Trong đó, việc nhà nước vẫn nắm giữ đến 75% cổ phần (giới chuyên gia cho rằng, điều này làm giảm sự hấp dẫn của cổ phiếu VNA) làm nhà đầu tư lo ngại. Ông Phạm Viết Thanh cho biết, sau CPH, Chính phủ đặt mục tiêu giảm tiếp phần vốn Nhà nước tại VNA xuống 65%. Tuy nhiên, chưa có lộ trình cụ thể vì còn tùy thuộc vào tình hình thực tế kinh doanh của VNA.
Sức cạnh tranh của VNA trước sự lớn mạnh của hàng không giá rẻ và chính sách mở cửa bầu trời của ASEAN (hàng không các nước khai thác bầu trời lẫn nhau) cũng được đặt ra. Ông Phạm Ngọc Minh nói rằng, lãnh đạo, nhân viên VNA đã “quen” với cạnh tranh ngay từ khi thành lập. “Chúng tôi không quan tâm đến việc bao nhiêu hãng hàng không bay vào mình mà chú trọng đến việc mình sẽ bay như thế nào”.
Theo ông Minh, Jetstar Pacific, Vasco sẽ là kênh để VNA cạnh tranh với hàng không giá rẻ, cả ở đường bay nội địa và quốc tế. Trước lo ngại về thua lỗ của Jetstar Pacific và Cambodia Angkor Air gần đây, ông Minh lý giải, VNA vừa có những khoản đầu tư lớn vào hai hãng này nên việc lỗ là nằm trong kế hoạch. Cuối năm nay, Jetstar Pacific sẽ hòa vốn, còn Cambodia Angkor Air tới đây sẽ có lãi như trước.
Nhà đầu tư chiến lược (chiếm 20% cổ phần, sẽ có ghế trong ban lãnh đạo VNA) đến nay chưa lộ diện. Ông Phạm Viết Thanh cho biết, hiện có ít nhất 2 nhà đầu tư tiềm năng tiến hành đàm phán. Tuy nhiên, theo yêu cầu của nhà đầu tư này và đơn vị tư vấn CPH, tên của 2 nhà đầu tư chưa được tiết lộ.
Trường hợp không tìm được nhà đầu tư chiến lược, ông Phạm Viết Muôn cho biết: “Chủ trương của Chính phủ là không tìm được nhà đầu tư chiến lược cũng phải chuyển VNA thành Cty cổ phần. Không có nhà đầu tư chiến lược thì cũng không có gì hoảng hốt. Lúc đó, nhà nước sẽ nắm 95% cổ phần. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, khi nào có nhà đầu tư sẽ bán”.
Theo Tiền phong
Khách hàng khởi kiện Công ty Cổ phần tư vấn kiến trúc Đô thị Hà Nội ra tòa (责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Chứng khoán ngày 6/1: BID và VCB nâng đỡ, VN
- ·Repatriation of Vietnamese stuck abroad amid COVID
- ·Việt Nam asks China to obey international law in East Sea
- ·Vietnamese Foreign Minister Bùi Thanh Sơn tests positive for COVID
- ·Hiệu quả ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau
- ·VN asks Pfizer to soon deliver 22 mln COVID
- ·Anticorruption, Party discipline discussed at Politburo meeting
- ·Anticorruption, Party discipline discussed at Politburo meeting
- ·Đăng sai suất ăn bán trú của trẻ tiểu học, người phụ nữ bị phạt 7,5 triệu
- ·Việt Nam, Laos enhance security collaboration
- ·Còn hơn 900km cao tốc chờ cân đối vốn đầu tư
- ·Việt Nam, Russia agree to sustain growth in economy
- ·Congratulations to Platinum Jubilee of Queen Elizabeth II
- ·PM requests facilitation of Public
- ·Sau mưa lớn 2 ngôi nhà ở Quảng Ninh bị sụt lún, hở hàm ếch
- ·Việt Nam becomes co
- ·Spratly Islands must become a 'stronghold' protecting Việt Nam’s sovereignty: PM
- ·Most Vietnamese in three big Ukrainian cities already evacuated: ambassador
- ·Lũ ngập tận nóc nhà, cụ bà thoát chết nhờ chiếc đệm hơi
- ·Việt Nam resolutely opposes and demands Taiwan to cancel illegal live