【kèo nhà cái bongdatv】Ðừng xem nhà ở xã hội là mẩu bánh
(CMO) Với 56 căn nhà ở xã hội ở Khóm 4, Phường 9, TP Cà Mau từ năm 2013 được xem là “lối mở” thắp lên niềm hy vọng cho một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có hoàn cảnh khó khăn. Dù nhu cầu hàng ngàn nhưng thực tế mới “hơn nửa trăm”, nếu so sánh thì không thấm vào đâu nhưng đó cũng là những động thái nền tảng có chiều hướng tốt.
Song, chỉ mới đưa vào hoạt động không bao lâu thì khu nhà 56 căn này phát sinh những vấn đề “đau lòng” trong công tác quản lý và kiểm tra, giám sát các đối tượng thụ hưởng theo đúng mục đích nhân văn ban đầu.
Xin nhắc lại, chủ trương nhất quán của tỉnh đối với 56 căn nhà ở xã hội ở Khóm 4, Phường 9 là “Thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, trong đó có đối tượng là công chức, viên chức khó khăn về nhà ở được UBND tỉnh xem xét cho thuê nhà ở xã hội để làm chỗ ở ổn định, an tâm công tác” (trích Công văn số 1368/UBND-NÐ ngày 9/3/2016).
Khu vực nhà ở 56 căn Khóm 4, Phường 9 sau hơn 8 năm vận hành vẫn còn ẩn chứa những bức xúc dư luận về đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội. |
Tuy nhiên, khi mới đưa vào vận hành thực hiện thì ngay tức khắc xuất hiện tình trạng “trục lợi” để có được thủ tục hợp pháp thuê căn nhà ở xã hội của nhiều đối tượng. Mà trong số đối tượng tranh thủ đó được dư luận phản ánh gay gắt là “nhầm đối tượng khó khăn” đã được các cơ quan thẩm quyền, thậm chí các cơ quan quản lý người lao động, cán bộ, công chức, viên chức xác nhận.
Kết quả rà soát ngay sau đó về đối tượng thụ hưởng trong 56 căn nhà ấy theo UBND tỉnh là có: “Một số trường hợp đã được Nhà nước cho thuê nhà ở xã hội tại khu vực nêu trên nhưng chưa ở, không ở thường xuyên, cho người khác ở hoặc thuê lại” (trích văn bản nhắc nhở về việc quản lý sử dụng nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh của UBND tỉnh). Văn bản này, UBND tỉnh gởi Văn phòng Tỉnh uỷ, Văn phòng HÐND tỉnh; các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND huyện, thành phố, ngày 9/3/2016.
Theo đó, Sở Xây dựng vào năm 2016 sau khi kiểm tra cụ thể hồ sơ và thực tế nhu cầu nhà ở đã báo cáo: Ðến ngày 9/3/2016, có 11 trường hợp công chức, viên chức đã ký hợp đồng nhưng không sử dụng nhà ở xã hội khu vực này để ở mà tự ý cho người khác vào ở nhờ, ở tạm.
Hồ sơ trích lục cũng nhận thấy, các hộ này đã ký hợp đồng thuê nhà ở xã hội vì được xác nhận là đối tượng thuộc diện thụ hưởng. Với hợp đồng thuê kéo dài 5 năm và giá thuê nhà thời điểm ấy là 26.600 đồng/m2/tháng, tương đương 1,1-1,2 triệu đồng/tháng tuỳ vào diện tích sàn nhà.
Phát hiện vấn đề bức xúc này, UBND tỉnh tức tốc yêu cầu đơn vị quản lý thực hiện nghiêm các quy định về đối tượng thụ hưởng của nhà ở xã hội. Ðồng thời, chấm dứt tình trạng như vừa nêu. Ðồng thời, giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp, quản lý, vận hành và thu hồi theo đúng thẩm quyền, chức năng.
Dư luận có chiều hướng lắng xuống bằng các chỉ đạo kỳ quyết của UBND tỉnh. Tuy nhiên, từ văn bản nhắc nhở và giao trách nhiệm cho Sở Xây dựng quản lý ngày 9/3/2016 đến ngày 3/12/2020, trong khoảng thời gian hơn 4 năm ấy vẫn còn đối tượng được "thuê nhầm” bình chân như vại.
Liên tục các ý kiến đề đạt, dư luận lại nóng dần. UBND tỉnh liên tiếp ban hành nhiều công văn yêu cầu Sở Xây dựng thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo trước đó. Ðặc biệt là phải chấm dứt ngay tình trạng được cấp, cho thuê nhà ở xã hội nhưng không ở, cho người khác thuê lại hoặc cho người khác ở.
Ðến ngày 20/11/2020, khu vực nhà ở xã hội này vẫn còn 3 trường hợp thuê nhưng không ở, cho người khác ở nhờ. Ðến đầu tháng 1/2021, Sở Xây dựng mới có biện pháp được xem là “cứng rắn” nhất, đó là buộc các hộ ở khu nhà 56 căn này phải ký cam kết không vi phạm các quy định về đối tượng thụ hưởng và không để xảy ra tình trạng được thuê nhưng không ở, cho người khác thuê lại…
Hơn 4 năm, không dưới 4 lượt văn bản chỉ đạo kỳ quyết của UBND tỉnh Cà Mau nhưng hệ luỵ của việc quản lý 1 khu nhà ở xã hội ngót nghét 60 căn suốt ngần ấy năm chưa khắc phục triệt để, ổn thoả. Hơn ai hết, những đối tượng đang được thuê nhưng không ở thì cũng nên tự giác trả lại.
Công tác quản lý 56 căn nhà ở xã hội tại Khóm 4, Phường 9 có lẽ sẽ trở thành bài học trong công tác quản lý tài sản công, nhất là giải quyết chính sách nhà ở, đất ở đối với người thu nhập thấp. Bởi rồi đây, hàng ngàn căn nhà ở xã hội sẽ được triển khai để từng bước hỗ trợ đối tượng thụ hưởng chính sách an cư như lộ trình đã được vạch ra. Dư luận đang chờ những giải pháp đủ mạnh, những chế tài đủ răn đe từ cấp quản lý, lãnh đạo. Và kể cả tinh thần, ý thức tự giác từ chính bản thân những đối tượng “tranh thủ” để có được những thứ mà đáng ra không thuộc về mình./.
Phong Phú
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Triệt xoá sòng bạc của dân giang hồ, khách vào chơi phải biết ám hiệu
- ·6 tỷ đồng ủng hộ sản xuất 10 nghìn bộ kit test nhanh Covid
- ·Tuổi trẻ Dầu khí
- ·Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực
- ·Du khách thích thú ngắm hoa băng, đắp người tuyết trên đỉnh Fansipan
- ·Tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 vui tươi, lành mạnh, an toàn
- ·Thủ tướng mong muốn Israel hỗ trợ Việt Nam về đổi mới sáng tạo
- ·Hạn chế lây nhiễm, phòng ngừa dịch COVID
- ·Phần mềm độc hại mới nhắm vào webcam và camera giám sát
- ·Xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón kém chất lượng
- ·Chuyển thông tin có dấu hiệu tiêu cực tại nhiều cơ sở đào tạo lái xe đến công an
- ·Phát triển thương hiệu cà phê đặc sản để thúc đẩy xuất khẩu sang khu vực Bắc Âu
- ·Thiếu khung khổ pháp lý
- ·Chuyển đổi số: ‘Dữ liệu là dầu mỏ, trí tuệ nhân tạo là công cụ khai thác’ trong chuyển đổi số
- ·Hồi sinh voi Ma mút tuyệt chủng hơn 4 ngàn năm?
- ·Cảnh báo mạo danh tài khoản Facebook cơ quan BHXH thu gom sổ BHXH trục lợi đợt dịch Covid
- ·Tìm cơ hội xuất khẩu trái nhãn qua giao thương trực tuyến
- ·Xuất khẩu tôm sẽ vượt mốc 4 tỷ USD trong năm 2021
- ·Ngày 6/1: Giá cao su thế giới tiếp tục giảm, trong nước đi ngang sáng đầu tuần
- ·Chính thức kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực