会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【xep hang anh 2】Phú Thọ: Điều tra viên ‘bí mật’ viết thêm vào biên bản lời khai!

【xep hang anh 2】Phú Thọ: Điều tra viên ‘bí mật’ viết thêm vào biên bản lời khai

时间:2025-01-05 09:40:56 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:131次

Ngày 24/8/2015,úThọĐiềutraviênbímậtviếtthêmvàobiênbảnlờxep hang anh 2 TAND tối cao mở phiên phúc thẩm xét xử vụ án hình sự đối với bị cáo Cao Thị Thu Hằng (SN 1982, trú tại xã Thụy Vân, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tại phiên xử, tòa tối cao đã ra quyết định huỷ bản án sơ thẩm số 50/2014/HSST ngày 24/9/2014 của Toà án nhân dân tỉnh Phú Thọ, giao hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ điều tra lại theo quy định của pháp luật.

Công an Phú Thọ

Bà Cao Thị Thu Hằng bị bắt tạm giam khi đang có mang và nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi. Ảnh bà Hằng và các con

Nghiêm trọng hơn, Tòa án Tối cao kết luận, vụ án chưa có quyết định khởi tố. Cho dù không có quyết định khởi tố vụ án nhưng từ năm 2011 đến nay, bà Hằng phải nhiều lần phải ra tòa để xét xử. Toà án Tối cao đã kết luận việc điều tra, truy tố và xét xử của cấp sơ thẩm vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

Diễn biến vụ việc

Theo kết luận điều tra cùng cáo trạng của Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Phú Thọ, ngày 26/8/2011, cơ quan cảnh sát điều tra (CQCSĐT) Công an tỉnh Phú Thọ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự số 33 đối với bị can Lê Thị Minh Hiền.

Trước đó, Hiền giới thiệu là nhân viên của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ, có khả năng mua được đất dự án và chạy việc. Sau khi “nổ” về thân thế của mình, Hiền đã nhận tiền của người dân để lo chạy việc và xin đất dự án nhưng cuối cùng không thực hiện được, khiến hàng chục tỉ đồng của người dân đã đưa cho Hiền khó có thể thu hồi.

Quá trình điều tra, Hiền khai hầu hết số tiền đã nhận của người dân đều giao lại cho bà Cao Thị Thu Hằng (SN 1982, trú tại xã Thụy Vân, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ). Tuy nhiên, số tiền Hiền nói đã đưa cho Hằng thì đều không có tài liệu nào chứng minh. Đồng thời, bản kết luận điều tra và cáo trạng không kết luận được bà Hằng có hành vi lừa đảo đối với Lê Thị Minh Hiền. Thậm chí, bà Hằng còn có tài liệu chứng minh Hiền còn nợ mình 10 triệu đồng.

Đang trong quá trình điều tra thì ngày 14/9/2011, cơ quan công an nhận được đơn của bà Hoàng Thị Thu và ông Tạ Quang Thuật tố cáo Hằng lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền 1.187.500.000 đồng. Khi tố Hằng tại cơ quan công an, ông Thuật chỉ xuất trình bản kê phô tô có chữ kí với tên Nguyễn Thị Hằng (không phải là Cao Thị Thu Hằng) đã nhận tiền của ông 17 lần, tổng số tiền là 587.500.000 đồng. Còn bà Thu không có tài liệu gì chứng minh việc bà Hằng nợ mình.

Trong quá trình điều tra vụ án, bà Hằng đã đưa ra những tài liệu chứng minh không có nợ nần gì đối với ông Thuật và bà Thu. Trước đó, qua mối quan hệ quen biết, bà Hằng có vay mượn của bà Thu một số tiền nhưng đã thanh toán xong từ năm 2007. Bằng chứng là bà Hằng đã cung cấp cho cơ quan điều tra 8 biên bản gốc thể hiện việc đã hoàn thành việc trả tiền này. Thậm chí, bà Hằng còn chứng minh được đã trả thừa cho bà Thu hơn 10 triệu đồng.

Đối với trường hợp của ông Thuật, trước đó ông Thuật đã gửi tiền nhờ bà Hằng mua hồ sơ và tài liệu cho một số người để thi viên chức. Nhưng sau đó, ông Thuật lại đề nghị bà Hằng trả lại tiền.

Bằng chứng cho việc thanh toán này là giấy biên nhận gốc ngày 21/10/2006 giữa bà Hằng với ông Thuật có nội dung: “…Tôi đã nhận lại đủ số tiền chị Hằng giao, chỉ giữ lại tiền hồ sơ 150.000 đồng/1 cháu. Tổng bằng 900.000 đồng. Vậy tôi viết giấy này làm bằng. Các giấy tờ khác không có giá trị thanh toán giữa hai bên. Khi nào được việc, tôi sẽ nộp tiền cho chị Hằng theo đã thỏa thuận”.

Chứng cứ quan trọng bỗng nhiên… biến mất?

Giấy biên nhận gốc này được ông Cao Trung Sự (bố đẻ bà Hằng) giao nộp cho CQĐT. Thế nhưng tại phiên tòa sơ thẩm ngày mùng 2 và mùng 3/7/2014, khi gia đình bà Hằng yêu cầu cho xem biên nhận tất toán mà ông Sự giao nộp cho CQĐT thì công tố viên Trần Thị Thu Hương lại xin đính chính rằng “đấy không phải là biên bản gốc mà là bản phô tô”.

Thông báo này của công tố viên đã khiến bà Hằng cùng gia đình “chết lặng”. Bởi trước đó, rõ ràng trong cáo trạng ngày 28/9/2012 của VKSND tỉnh Phú Thọ đã nêu: “trong quá trình điều tra, ông Sự đã giao nộp bản gốc”. Trong bản án sơ thẩm ngày 19/12/2012 cũng ghi như trên. Và cáo trạng ngày 21/2/2014 cũng ghi ông Sự đã giao nộp bản gốc.

“Vậy thì biên nhận gốc đó giờ đang ở đâu?” – bà Hằng nói.

Cũng trong phiên xử sơ thẩm năm 2012, khi Luật sư Hà Đăng (Công ty Luật Hà Đăng, người bảo vệ quyền lợi cho bị cáo Hằng) cho rằng, cơ quan tố tụng khởi tố bị can và truy tố bà Hằng là hoạt động ngoài căn cứ có trong quyết định khởi tố vụ án số 33 là vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Lí do, quyết định khởi tố vụ án số 33 của cơ quan điều tra ngày 26/8/2011 không hề có tên bị hại nào là Hoàng Thị Thu và Tạ Quang Thuật.

Lí giải điều này trước tòa, công tố viên L.X.L. đã giải thích rằng đó là do “lỗi kỹ thuật”.

Điều tra viên “bí mật” viết thêm vào biên bản lời khai

Cũng liên quan đến vụ án trên, sau khi khởi tố bị can Cao Thị Thu Hằng, cơ quan điều tra đã tiến hành kê biên tài sản gia đình bà Hằng. Trong phần kê biên tài sản số 06, kê biên ngôi nhà 04 tầng nằm trên thửa đất số 513, tờ bản đố số 43 tại thôn Nỗ Lực, xã Thụy Vân, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, mà theo tài liệu điều tra ban đầu là thuộc quyền sở hữu của vợ chồng bị can Hằng. Tuy nhiên, sau khi nhận được đơn khiếu nại của ông Sự (bố đẻ Hằng), CQĐT đã có công văn giải tỏa tài sản kê biên nêu trên.

Công an tỉnh Phú Thọ

Trụ sở Công an tỉnh Phú Thọ. Ảnh Viết Cường

Lí do dẫn tới việc CQĐT ra lệnh kê biên tài sản, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao ghi rõ là do Điều tra viên Nguyễn Mạnh Cường đã đề xuất. Tài liệu chứng cứ liên quan đến việc kê biên tài sản là do Điều tra viên Nguyễn Mạnh Cường giả mạo để báo cáo lãnh đạo CQĐT.

Cụ thể, Điều tra viên Cường đã tự viết thêm vào biên bản lời khai Cao Thị Thu Hằng ngày 01/08/2011 với nội dung: “Tôi cùng chồng tôi là Hòa và 2 con nhỏ đang sống tại căn nhà ở thôn Nỗ Lực, xã Thụy Vân, Việt Trì. Nhà này do chồng tôi làm năm 2009, chúng tôi sống chung với nhau”.

Cũng xác lập nội dung tương tự nêu trên, Điều tra viên Cường còn tự viết khống trong biên bản xác minh tại UBND xã Thụy Vân ngày 17/11/2011 với nội dung: “Cao Thị Thu Hằng sống cùng chồng con tại ngôi nhà 4 tầng tại xã Thụy Vân, nhà này do vợ chồng Hằng làm trên mảnh đất thuộc quyền sở hữu của bố mẹ đẻ là ông Cao Trung Sự”.

Sau khi xác minh, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao kết luận, hành vi giả mạo nói trên của Điều tra viên Cường đã xâm phạm hoạt động đúng đắn của CQĐT, xâm phạm quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân….

Bên cạnh đó, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng kiến nghị đến GĐ CA tỉnh Phú Thọ phải chỉ đạo tổ chức kiểm điểm các cá nhân liên quan đến việc bắt tạm giam bị can Cao Thị Thu Hằng, có biện pháp xử lí ký luật hành chính nghiêm minh đối với hành vi giả mạo nêu trên của Điều tra viên Nguyễn Mạnh Cường.

Hoàng Nguyên

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng
  • Hình ảnh nữ công an xinh đẹp cùng đoàn nhạc biểu diễn trên đường phố Đà Nẵng
  • Kế hoạch của kẻ giết người phụ nữ rồi giấu xác trong ô tô tại hầm chung cư
  • Chính sách mới có hiệu lực: Tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm, xếp lương giáo viên
  • Hà Nội xem xét tiến độ lên quận của 4 huyện trong năm 2025
  • Chủ tịch Quốc hội xúc động khi Cuba có công viên mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Nghi can sát hại người đàn ông trước cửa nhà bị bắt trên đường chạy trốn
  • Vụ gây thiệt hại gần 45 triệu bị án 5 năm tù, cáo trạng quy kết vi phạm ra sao?
推荐内容
  • Huyện Long Mỹ: 40 học viên được nâng cao nghệ thuật hát Aday
  • Cần tăng mức xử lý vi phạm, phạt tù tài xế có nồng độ cồn vượt kịch khung
  • ‘Bỗng nhiên mất vợ’ và chuyện xử lý người phụ nữ đăng ký kết hôn với 2 chồng
  • Khói lửa bao trùm mặt tiền dãy ki
  • Từ 5/1/2025: Chính thức thu phí cao tốc Diễn Châu
  • Trình Quốc hội sáng kiến lập pháp của ĐB Nguyễn Anh Trí về chuyển đổi giới tính