【tran ha lan】Vai trò của Quốc hội trong cải cách thể chế, đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập
Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân:
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân |
"I. Quốc hội – cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân,òcủaQuốchộitrongcảicáchthểchếđápứngyêucầuđổimớivàhộinhậtran ha lan cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng trong cải cách thể chế. Thông qua việc thực hiện các chức năng lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao, Quốc hội từng bước tạo lập các cơ sở pháp lý quan trọng, vững chắc cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nước mà trọng tâm là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quốc phòng, an ninh, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân và hội nhập quốc tế.
Với việc ban hành Hiến pháp 1992, Hiến pháp của thời kỳ đầu đổi mới, trên cơ sở từng bước kế thừa các Hiến pháp 1946, 1959, 1980, Quốc hội Việt Nam đã xác định khuôn khổ hiến định để cải cách bộ máy nhà nước, cải cách kinh tế xã hội, giải phóng các nguồn lực phục vụ sự phát triển đất nước. Trên cơ sở các quy định của Hiến pháp 1992, trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, một hệ thống pháp luật mới đã được Quốc hội các khóa VIII, IX, X, XI, XII xây dựng và hoàn thiện, khắc phục căn bản tính chất, hệ quả của hệ thống pháp luật của thời kỳ kinh tế, kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp, tạo lập nền tảng pháp lý cho đổi mới tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước, theo nguyên tắc pháp quyền và tái cấu trúc nền kinh tế theo quy luật của thị trường.
Hiến pháp 2013 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013 là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử lập hiến Việt Nam, khẳng định các thành quả cải cách thể chế và thành tựu phát triển đất nước qua 27 năm đổi mới. Với vai trò là cơ quan thực hiện quyền lập pháp, Quốc hội có trách nhiệm to lớn và nặng nề trong việc cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp để tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Qua hơn 5 năm tổ chức thi hành Hiến pháp 2013, Quốc hội Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng, nổi bật trong hoạt động lập pháp, được thể hiện trên các phương diện sau:
Thứ nhất, tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo quy định của Hiến pháp 2013, các Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Kiểm toán nhà nước đã được Quốc hội thông qua. Các đạo luật này đã xác định rõ bản chất, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo đó, Quốc hội là cơ quan lập pháp, Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp và là cơ quan chấp hành của Quốc hội, Tòa án là cơ quan xét xử thực hiện quyền tư pháp.
Thứ hai, điều chỉnh lại hợp lý hơn thẩm quyền, trách nhiệm và cơ cấu tổ chức bộ máy của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước; quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Hội đồng bầu cử quốc gia; đổi mới mô hình tổ chức chính quyền địa phương theo đúng các quy định của Hiến pháp, đảm bảo vừa giữ vững mô hình tổng thể bộ máy nhà nước đã được xác định trong Hiến pháp 1992, vừa tạo bước đổi mới cơ bản cho từng thiết chế quyền lực nhà nước đáp ứng yêu cầu của nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Thứ ba, tiếp tục đổi mới mô hình tổ chức, phương thức hoạt động, quy định rõ hơn việc phân cấp, phân quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương, địa phương nhằm hướng tới một bộ máy nhà nước tinh gọn về tổ chức, hiệu quả trong hoạt động.
Thứ tư, trong lĩnh vực bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bám sát tinh thần và nội dung của Hiến pháp 2013 và các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên, các luật, Bộ luật đã không ngừng được xây dựng và hoàn thiện. Các giá trị cao quý và thiêng liêng về quyền con người, quyền công dân không chỉ được quy định trong các đạo luật quan trọng như Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Luật Tố tụng dân sự (sửa đổi), Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), Luật Trưng cầu ý dân, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Khiếu nại, tố cáo (sửa đổi), Luật Tạm giữ, tạm giam (sửa đổi), Luật Tín ngưỡng tôn giáo mà còn được quán triệt xuyên suốt trong các đạo luật khác thuộc tất cả các lĩnh vực điều chỉnh của hệ thống pháp luật Việt Nam.
Thứ năm, pháp luật về dân sự, kinh tế với trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển và phù hợp hơn với các quy luật khách quan của kinh tế thị trường, với luật pháp và thông lệ quốc tế. Quốc hội đã ban hành hàng loạt các văn bản luật để tiếp tục cải cách các thể chế kinh tế. Trên cơ sở các quy định của pháp luật, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được xây dựng, hoàn thiện theo các tiêu chuẩn và nguyên tắc của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập. Chế độ sở hữu ngày càng hoàn thiện, các thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp phát triển đa dạng, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Các yếu tố thị trường và các loại thị trường được xây dựng ngày càng đồng bộ hơn, gắn kết với thị trường khu vực và thế giới, phù hợp với các quan hệ cung cầu, cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, sử dụng linh hoạt và có hiệu quả các công cụ chính sách vĩ mô. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện, thông thoáng hơn. Quyền tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được bảo đảm. Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong các lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Vai trò của Nhà nước được điều chỉnh phù hợp hơn với cơ chế thị trường, ngày càng phát huy dân chủ trong đời sống kinh tế, giải quyết hợp lý hơn mối quan hệ giữa Nhà nước – thị trường và xã hội.
Thứ sáu, pháp luật về giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ, y tế, văn hóa – thông tin, thể thao, dân tộc, tôn giáo, dân số, gia đình, trẻ em và chính sách xã hội đã được xây dựng tương đối đầy đủ, toàn diện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của công dân, bảo đảm tương thích với pháp luật quốc tế. Pháp luật về giáo dục và đào tạo đã thể chế hóa quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của Đảng, đáp ứng yêu cầu tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục. Hành lang pháp lý về khoa học và công nghệ với nhiều quy định mới đã khuyến khích sự phát triển nhanh của khoa học và công nghệ, xác định phát triển giáo dục, khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu. Pháp luật về y tế đã tạo cơ sở pháp lý cho việc phát triển mạng lưới y tế cơ sở, ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ cao, bảo đảm để mọi người dân có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân. Pháp luật về lao động, tiền lương, bảo hiểm được hoàn thiện, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ, ổn định; tạo điều kiện để người lao động đều có cơ hội có việc làm và thu nhập tốt hơn. Pháp luật về dân tộc, tôn giáo đã quán triệt, thể chế hóa cơ bản những quan điểm, chủ trương, chính sách tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc của Đảng và Nhà nước được ghi nhận trong các kỳ Đại hội. Hệ thống an sinh xã hội được xây dựng đa tầng, toàn diện, có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân.
Thứ bảy, pháp luật về quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội không ngừng được hoàn thiện, thể chế hóa quan điểm, chủ trương mới của Đảng, cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013. Các luật, pháp lệnh được ban hành đã bám sát chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng về bảo vệ Tổ quốc, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trong tình hình mới; bảo đảm cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và công dân làm tốt nhiệm vụ quốc phòng an ninh, qua đó góp phần thực hiện nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, pháp luật về đấu tranh phòng, chống tội phạm, chống khủng bố, phòng, chống tệ nạn xã hội và các vấn đề khác về trật tự, an toàn xã hội được hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc quản lý nhà nước, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Thứ tám, pháp luật về hội nhập quốc tế được tăng cường, hoàn thiện, hình thành khung pháp lý thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế và hoạt động tương trợ tư pháp, tạo cơ chế bảo đảm thực thi các cam kết quốc tế của Việt Nam trên cơ sở nguyên tắc bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, chú trọng nội luật hóa những điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Bên cạnh đó, Quốc hội đã phê chuẩn nhiều điều ước quốc tế quan trọng thuộc thẩm quyền phê chuẩn của Quốc hội liên quan đến chủ quyền quốc gia, biên giới, lãnh thổ, việc gia nhập các tổ chức quốc tế quan trọng (WTO; CPTPP…); đồng thời, rà soát, sửa đổi, bổ sung các luật, pháp lệnh có liên quan để bảo đảm sự tương thích với các cam kết quốc tế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, trong đó có việc gia nhập các tổ chức quốc tế và tham gia các hiệp định thương mại tự do.
II. Thực tiễn đổi mới đất nước hơn 30 năm qua đã khẳng định sự đúng đắn về tầm nhìn và tư duy chiến lược của Đảng và Nhà nước ta trong việc xác định mục tiêu, các chủ trương, định hướng lớn và giải pháp cơ bản trong cải cách thể chế. Quốc hội đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ lập pháp của mình, tạo cơ sở pháp lý và động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, làm thay đổi diện mạo, đưa đất nước vượt ra khỏi tình trạng đói nghèo, chậm phát triển, trở thành một quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình. Chúng ta đã có một hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ, cân đối giữa các lĩnh vực. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật của nước ta vẫn chưa thật sự đồng bộ, tính ổn định và dự báo chưa cao, một số quy định còn thiếu tính thống nhất và tính khả thi. Trong bối cảnh mới của thời đại, đất nước đang đứng trước những cơ hội và đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, đòi hỏi tiếp tục cải cách thể chế, đặc biệt là các thể chế về nhà nước pháp quyền và kinh tế thị trường định hướng XHCN, tạo động lực mới, sức bật mới cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
Ý thức rõ vai trò, trách nhiệm của cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Quốc hội Việt Nam, cùng các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, tập trung nỗ lực đẩy mạnh cải cách thể chế, đưa các cải cách đi vào chiều sâu, hiệu quả, đáp ứng tốt hơn yêu cầu đổi mới và hội nhập trong thời kỳ phát triển mới.
Kế thừa, phát huy các kết quả tích cực trong cải cách thể chế hơn 30 năm qua, Quốc hội Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hoạt động lập pháp trên các nguyên tắc pháp quyền XHCN, dưới sự lãnh đạo của Đảng trên các trọng tâm sau:
Một là, tiếp tục hoàn thiện các thể chế nhà nước đáp ứng các yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tiếp tục đổi mới tư duy về vai trò của nhà nước trong mối quan hệ giữa Nhà nước – thị trường – xã hội. Theo đó, Nhà nước tập trung làm tốt chức năng tổ chức kiến tạo phát triển, tạo khuôn khổ pháp luật đảm bảo cho sự vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và phát triển xã hội.
Bộ máy nhà nước được tổ chức tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả để thực hiện tốt quyền lực do nhân dân ủy quyền theo đúng nguyên tắc hiến định: Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Cần tập trung xác định rõ hơn sự phân công quyền lực, đổi mới cơ chế phối hợp, xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực phù hợp để đảm bảo mọi hoạt động thực thi quyền lực của nhân dân đều phải được kiểm soát chặt chẽ.
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội theo hướng tăng dần tính chuyên nghiệp; hoàn thiện quy trình làm luật, đảm bảo quyền lập pháp của Quốc hội trong cải cách thể chế. Tăng cường và đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức giám sát tối cao của Quốc hội, hướng trọng tâm vào kiểm soát lĩnh vực tài chính, ngân sách, nhân sự, tài nguyên, môi trường, thúc đẩy cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí trong thời kỳ mới.
Nghiên cứu cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp 2013 về Chủ tịch nước, làm rõ hơn, cụ thể hơn quyền hạn, trách nhiệm của Chủ tịch nước cả về đối nội, đối ngoại và thống lĩnh các lực lượng vũ trang, tăng cường vai trò của Chủ tịch nước trong sự phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật về nền hành chính quốc gia, đảm bảo cơ sở pháp lý minh bạch để Chính phủ thực hiện hiệu quả quyền hành pháp và trách nhiệm của Chính phủ trước Quốc hội, trước nhân dân về chất lượng quản trị quốc gia, bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước. Tập trung sự quan tâm thực hiện tốt mục tiêu tinh gọn bộ máy Chính phủ, bộ máy hành chính theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính để xây dựng Chính phủ phục vụ, kỷ cương, liêm chính, hành động vì lợi ích của nhân dân và xã hội.
Xây dựng một nền tư pháp nhân dân trọng sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh và chuyên nghiệp, đảm bảo cho tòa án thực hiện đúng, đầy đủ quyền tư pháp, Thẩm phán và hội thẩm khi xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Hoàn thiện pháp luật về đơn vị hành chính lãnh thổ và cấp chính quyền địa phương, tạo cơ sở pháp lý để sắp xếp lại các đơn vị hành chính các cấp bảo đảm các tiêu chí nhằm tạo không gian pháp lý cho sự phát triển kinh tế - xã hội, tinh gọn bộ máy, đảm bảo hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp. Tiếp tục đổi mới mô hình chính quyền địa phương theo hướng đa dạng hóa các mô hình tổ chức phù hợp với các đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo.
Hai là, tiếp tục hoàn thiện pháp luật về quyền con người theo đúng các quy định của Hiến pháp và cam kết quốc tế về tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân
Cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp 2013 về quyền con người, quyền công dân trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội và tự do cá nhân. Quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, của cán bộ công chức trong tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật mọi hành vi vi phạm, xâm hại đến quyền con người, quyền công dân. Mọi cải cách thể chế đều phải lấy con người làm trọng tâm, đều phải hướng tới mục tiêu tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, giải phóng các tiềm năng con người, tạo điều kiện thuận lợi và bình đẳng cho mỗi người, mỗi cộng đồng có cơ hội và điều kiện phát triển, được cống hiến, được hưởng thụ ngày càng đầy đủ các giá trị vật chất, tinh thần, văn hóa từ sự phát triển chung của đất nước. Việc hạn chế quyền con người, quyền công dân phải do luật định. Quy định quyền công dân đồng thời cũng quy định rõ nghĩa vụ của công dân.
Ba là, khâu đột phá trong cải cách thể chế tiếp tục là các cải cách thể chế kinh tế nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế
Quốc hội tập trung hoàn thiện pháp luật về các loại thị trường: thị trường hàng hóa dịch vụ, thị trường tài chính, thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường khoa học công nghệ… đảm bảo cơ sở pháp lý để các thị trường ngày càng phát triển, hoạt động thông suốt, cạnh tranh công bằng, bình đẳng. Quan tâm bổ sung, sửa đổi hoàn thiện các quy định pháp luật về sở hữu, về các thành phần kinh tế (đặc biệt kinh tế tư nhân), các loại hình doanh nghiệp nhằm bảo vệ quyền sở hữu tài sản; thúc đẩy quyền tự do kinh doanh, giải phóng mạnh mẽ mọi nguồn lực xã hội phục vụ sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
Cải cách các thể chế kinh tế phải luôn gắn liền với thay đổi phương thức quản lý kinh tế của nhà nước, thay đổi cơ chế quản trị đối với doanh nghiệp theo chuẩn mực quốc tế, tạo động lực đột phá và phù hợp với thực tiễn của cuộc sống.
Bốn là, cùng với cải cách thể chế kinh tế, đẩy mạnh việc hoàn thiện pháp luật về tài nguyên và môi trường.
Luật pháp cần quy định chặt chẽ việc quản lý, khai thác, sử dụng, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, xử lý hài hòa nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên cho phát triển hiện đại và bảo vệ, tái tạo, giữ gìn vốn tài nguyên cho các thế hệ mai sau. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường kỷ luật, kỷ cương và trách nhiệm bảo vệ môi trường, xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, đảm bảo quyền của người dân “được sống trong môi trường trong lành” đã được quy định trong Hiến pháp 2013.
Năm là, tiếp tục đổi mới pháp luật trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ theo đúng quan điểm phát triển giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu
Phát triển giáo dục đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với tiến bộ khoa học công nghệ, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động. Việc cải cách thể chế trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, khoa học, công nghệ trong những năm tới phải thật sự là một khâu đột phá quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao dân trí; đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, phấn đấu sớm đưa nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.
Hoàn thiện pháp luật về khoa học công nghệ làm cho khoa học và công nghệ thật sự là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế trí thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng an ninh của đất nước. Tập trung cải cách mạnh mẽ và đồng bộ cơ chế quản lý, tổ chức và hoạt động khoa học – công nghệ, huy động mạnh mẽ nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ.
Bảy là, cải cách thể chế gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế và phát triển văn hóa, phát triển xã hội đảm bảo sự phát triển đồng bộ của đất nước
Để hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, Quốc hội Việt Nam quán triệt mục tiêu: Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân – thiện – mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Xây dựng cơ sở pháp luật để đảm bảo văn hóa thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước và sự trường tồn của dân tộc.
Sự gắn kết chặt chẽ chính sách kinh tế với chính sách xã hội, phát triển kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, bảo đảm mọi người dân đều có cơ hội và điều kiện phát triển toàn diện và không ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển luôn là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt và nhất quan trong hoạt động lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia và giám sát tối cao của Quốc hội.
Cùng với hoạt động lập pháp, Quốc hội đặc biệt quan tâm đến giám sát việc thực hiện Hiến pháp, pháp luật. Sự giám sát của Quốc hội không chỉ đảm bảo cho việc thực hiện đúng đắn, đầy đủ các quy định của Hiến pháp, pháp luật trong thực tiễn, mà còn kịp thời phát hiện các bất cập, hạn chế trong các quy định của pháp luật để kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Cải cách thể chế là nhiệm vụ quan trọng, luôn là một quá trình không dễ dàng, đầy khó khăn và thách thức, nhất là trong bối cảnh nước ta đang trong quá trình phát triển nhanh chóng, hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, đòi hỏi một quyết tâm chính trị, năng lực, tầm nhìn và trách nhiệm cao của mỗi cơ quan, tổ chức. Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm lớn lao của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Quốc hội Việt Nam phải không ngừng đổi mới cả về tổ chức và hoạt động để làm tốt nhiệm vụ hoàn thiện thể chế, góp phần đưa đất nước phát triển lên một tầm cao mới, thực hiện thành công mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Theo TTXVN
Chủ tịch QH gói bánh chưng cùng chiến sĩ và đồng bào Buôn Đôn
Chiều nay, tại TP Buôn Ma Thuột, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đã gặp gỡ, chúc Tết và tặng quà đông đảo công nhân, người lao động, Công an, Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·17 nghìn hộ dân khát nước bên nhà máy 35 tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm
- ·Party General Secretary works with congress subcommittee for socio
- ·Armenian NA President pays tribute to President Hồ Chí Minh
- ·Juvenile justice system must improve to address increasing underage offences: experts
- ·Ấn Độ điều tra chống trợ cấp mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch từ Việt Nam
- ·Armenian NA President pays tribute to President Hồ Chí Minh
- ·Vietnamese PM meets with leaders of key partners on G20 Summit sidelines
- ·Peruvian President hosts welcome ceremony for State President of Việt Nam
- ·Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ bảo vệ
- ·Developing relations with China is Việt Nam's top priority: Deputy PM
- ·Ấn Độ điều tra chống trợ cấp mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch từ Việt Nam
- ·President Cường reaffirms Việt Nam’s commitment to strengthening relations with Armenia
- ·Disbursement of public investment must be accelerated: Deputy PM
- ·Mass mobilisation must prioritise citizens’ interests: Party chief
- ·Nhật Bản: Núi lửa Sakurajima phun trào, tạo cột khói bụi cao 3.400m
- ·State President arrives in Lima, beginning official visit to Peru, attendance at AELW
- ·State leader meets with New Zealand's PM in Lima
- ·Mexican media highlights Việt Nam's key role in multilateral forums
- ·Cẩn trọng với nước rửa chén giá rẻ
- ·Việt Nam, Czech look forward to 75th anniversary of diplomatic ties