【kết quả nóng đá】Ứng dụng mô hình quản trị tinh gọn Lean tích hợp số hóa dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú
Quá trình khám bệnh là khâu đầu tiên,ỨngdụngmôhìnhquảntrịtinhgọnLeantíchhợpsốhóadịchvụkhámchữabệnhngoạitrúkết quả nóng đá quan trọng đối với dịch vụ khám chữa bệnh của bệnh viện, quyết định việc chẩn đoán, phân loại chính xác, cấp cứu kịp thời người bệnh tăng cơ hội phục hồi và điều trị thành công, giảm thiểu chi phí y tế. Do đó, việc tinh gọn quá trình, loại bỏ lãng phí, nguy cơ sai sót, giảm thiểu thủ tục hành chính đối với người bệnh và nhân viên y tế là việc làm cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng khám bệnh và sự hài lòng của khách hàng. Áp dụng tích hợp các công cụ cải tiến năng suất, chất lượng (cụ thể là phương pháp tinh gọn Lean) và giải pháp công nghệ thông tin để hoàn thiện mô hình quản trị bệnh viện, tối ưu hóa quá trình và nguồn lực hiện tại là nhu cầu cấp thiết đối với bệnh viện, đồng thời là cơ sở để thực hiện lộ trình xây dựng bệnh viện không giấy tờ hướng tới mô hình bệnh viện thông minh trong tương lai. Kết quả áp dụng dự án quản trị tinh gọn Lean tích hợp số hóa dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú đã giúp giảm thời gian khám trung bình xuống 8,1%, sự hài lòng của người bệnh về thời gian chờ làm thủ tục đăng ký khám và thời gian chờ làm xét nghiệm tăng 31.74% và 36.4%. và giảm sự cố tại khu khám bệnh và chuẩn hóa quy trình khám chữa bệnh ngoại trú tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Mở đầu
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là bệnh viện tuyến Trung ương, là bệnh viện chuyên khoa ngoại hạng đặc biệt duy nhất tại Việt Nam. Bệnh viện có lợi thế rất lớn về chuyên môn so với mặt bằng chung cả nước. Đồng thời, đội ngũ bác sỹ lại được trải qua rèn luyện trong môi trường cấp cứu với nhiều bệnh lý phức tạp, biến chứng mà tuyến dưới không xử lý được mang lại những kinh nghiệm lâm sàng phong phú và quý báu. Chính điều này đã làm nên thương hiệu của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trên toàn quốc và trong khu vực, thu hút người bệnh đến khám chữa ngày càng nhiều. Bệnh viện cũng là nơi được Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ tin tưởng giao thực hiện những nhiệm vụ khoa học và công nghệ mũi nhọn để phát triển ngành như: Nghiên cứu ứng dụng ghép tim trên người từ người cho đa tạng chết não; Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi trong phẫu thuật não; Nghiên cứu triển khai ghép gan, ghép thận từ người cho chết não…
Tại Bệnh viện, trung bình 1.200 lượt khám/ngày với 60 bàn khám, trung bình thời gian khám bệnh của người bệnh là 3,2 giờ, có thời điểm 4 giờ và sự hài lòng người bệnh khám ngoại trú thấp hơn so với sự hài lòng người bệnh nội trú cùng thời điểm. Mặt khác, nhân viên y tế làm việc tại phòng khám (đặc biệt là khu khám cấp cứu 24/24 giờ) thường xuyên bị quá tải, áp lực căng thẳng. Theo quy trình khám chữa bệnh ngoại trú hiện nay của Bệnh viện, người bệnh phải xếp hàng để hoàn tất 6-7 bước, tại mỗi điểm thực hiện chỉ định người bệnh phải lấy lại số để xếp hàng dẫn đến mất nhiều thời gian. Hệ thống lấy số xếp hàng tại các điểm thực hiện chỉ định chỉ thông báo cho người bệnh khi đến lượt, người bệnh không ước lượng được thời gian chờ là bao lâu, không biết được toàn bộ các điểm làm chỉ định khác đông hay vắng nên không chủ động tiết kiệm được thời gian. Ngoài ra, hiện nay Bệnh viện cũng đang sử dụng 2 phần mềm HIS và LIS để quản lý quá trình khám và thực hiện chỉ định. Hai phần mềm này thiên về thực hiện chức năng chỉ định chuyên môn chứ chưa có tính năng phân luồng, chỉ dẫn tối ưu thời gian cho người bệnh trong quá trình thực hiện chỉ định. Hệ thống này chưa tích hợp được hàng đợi liên quan đến nhóm người bệnh đặt lịch trước.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc ứng dụng giải pháp công nghệ thông tin trong quản trị bênh viện như: đặt lịch hẹn online, trả kết quả xét nghiệm online, chuyển từ hồ sơ bệnh án viết tay sang đánh máy... Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình khám chữa bệnh đang chỉ dừng lại ở mức lấy số tự động, quá trình khám bệnh vẫn mang nhiều thủ tục hành chính giấy tờ mặc dù đã có ứng dụng công nghệ thông tin (chuyển dữ liệu người bệnh từ phòng khám xuống chẩn đoán hình ảnh nhưng người bệnh vẫn phải mang theo giấy chỉ định chụp và nhân viên chẩn đoán hình ảnh vẫn căn cứ vào giấy chỉ định…). Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình khám chữa bệnh chưa tự động chọn trình tự các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh… theo phương pháp tối ưu là điều tiết và phân bổ số lượng người bệnh cho các phòng xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh theo thuật toán hợp lý để giảm tối đa thời gian chờ đợi của người bệnh.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã đề xuất và được Bộ Khoa học và Công nghệ giao thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ “Nghiên cứu, ứng dụng phương pháp quản trị tinh gọn tích hợp số hóa dịch vụ khám chữa bệnh (mã số 03.14/NSCL-2022)” với mục tiêu: Xây dựng được mô hình điểm về quản trị tinh gọn (Lean), tích hợp số hóa cho dịch vụ khám chữa bệnh thông minh để thúc đẩy nhân rộng; giảm thời gian khám và thời gian chờ khám, tăng sự hài lòng của người bệnh...
Những kết quả đạt được
Khu khám bệnh thực hiện hai nhiệm vụ chính của Bệnh viện là tiếp nhận, khám phân loại và xử trí người bệnh cấp cứu, đặc biệt hồi sức ngoại khoa ban đầu và phân loại, khám chuyên khoa, quản lý người bệnh ngoại trú. Khu khám bệnh của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức hiện có 22 phòng khám chuyên khoa phục vụ cho người bệnh khám không có bảo hiểm y tế và có bảo hiểm y tế; 16 phòng khám chuyên khoa theo yêu cầu phục vụ người bệnh khám theo yêu cầu và bảo hiểm y tế nhưng có nhu cầu khám theo yêu cầu.
Các hình thức khám ngoại trú tại khu khám bệnh của Bệnh viện như sau: Người bệnh đến khám mới, người bệnh khám theo hẹn tái khám, khám cấp cứu. Sau quá trình khảo sát đánh giá, bối cảnh chung của Bệnh viện và mong muốn của ngành y tế và hiện trạng trình độ quản trị của Bệnh viện, chúng tôi đã xác định và lựa chọn 3 nhóm đối tượng cải tiến cụ thể điển hình cho hình thức khám, đối tượng khám và sự quá tải của phòng khám. Cụ thể:
Nhóm phòng khám cấp cứu:Bệnh viện là đơn vị ngoại khoa đầu ngành, là nơi tiếp nhận các ca cấp cứu do chấn thương, tai nạn giao thông, bệnh lý cho tất cả người bệnh trên cả nước và các cơ sở y tế phía Bắc (tiếp nhận cấp cứu chuyển tuyến), phòng khám điển hình cho hoạt động khám cấp cứu của Bệnh viện.
Nhóm phòng khám theo yêu cầu cột sống:Theo số liệu báo cáo tổng kết năm 2021 của Bệnh viện, số lượt người khám bệnh tại Khoa Cột sống (phòng khám theo yêu cầu) là cao nhất, trung bình 120-150 lượt khám/ngày/2 bàn khám. Nhóm lựa chọn phòng khám này đại diện cho khối phòng khám chuyên khoa theo yêu cầu và có lượt người bệnh khám trung bình nhiều nhất.
Nhóm phòng khám nội tim mạch và lồng ngực:Nhóm đại diện cho phòng khám thường, đối tượng khám nội khoa và là phòng khám có lượt người bệnh chuyển khám phối hợp nhiều nhất.
Dự án được chia làm các giai đoạn theo phương pháp DMAIC:
(责任编辑:World Cup)
- ·Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm thư 'không tìm gặp lại con nữa'
- ·Bắt gặp chồng ôm bồ ngủ, tôi chỉ thản nhiên ngồi nhìn
- ·Tình yêu người chồng Vĩnh Long dành cho vợ 3 lần nhận ‘án tử’ ung thư
- ·10 cách đơn giản giúp bạn tìm được sự cân bằng trong cuộc sống
- ·Soi kèo góc Perth Glory vs Western United, 17h45 ngày 3/1
- ·Xe nối đuôi nhau, 'núi' hàng chất đống ủng hộ y bác sĩ Đà Nẵng
- ·Cách làm thịt bò áp chảo thơm ngon đổi món cuối tuần
- ·9 tháng nhập khẩu hơn 110 nghìn ô tô nguyên chiếc
- ·Ray Tomlinson
- ·Bài toán vốn cho đường cao tốc
- ·Giá vàng hôm nay 5/1: Thế giới lao dốc, trong nước vàng miếng, vàng nhẫn giữ nguyên giá bán
- ·Tâm sự của cô con dâu khó xử vì vì mẹ chồng nằm ké điều hòa
- ·Muốn làm thịt nướng thơm, mềm, đậm đà, chỉ cần cho 'gia vị' đặc biệt này
- ·Con nhà siêu giàu ở Philippines
- ·Tập đoàn Sao Mai phải nộp hơn 2,5 tỷ đồng tiền thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước
- ·Infographics: Trị giá xuất khẩu nhiều nông sản tăng ấn tượng
- ·5 điều không thể bỏ qua khi du lịch Phú Quốc
- ·Sao không ngoại tình với chính vợ/ chồng mình?
- ·Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm thư 'không tìm gặp lại con nữa'
- ·7 sự thay đổi khi bạn trở thành một người cha