会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ngoại hạng thái lan】Những ước mơ giản dị!

【ngoại hạng thái lan】Những ước mơ giản dị

时间:2024-12-23 23:24:39 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:454次

Báo Cà Mau(CMO) Cô bé Huỳnh Mộng Quyên mắt đỏ hoe khi khoe tấm ảnh 3 chị em chụp chung với mẹ. Đây cũng chính là ký ức duy nhất của em về mẹ.

Ngôi nhà tại Ấp 14, xã Khánh Hoà, huyện U Minh trống đến nỗi không có được bất kỳ cánh cửa nào để đóng kín. Từ mùng, mền, chiếu, gối, đến ngay cả bộ quần áo 3 đứa đang mặc cũng đen nhẻm, rách rưới, chẳng thành bộ. Nồi cơm điện cũ kỹ sáng đèn, bên trên là dĩa cá chiên trơ xương, ở dưới là cơm nguội được hấp lại. 

Bé Huỳnh Mộng Thu (14 tuổi) phân trần: “Sáng cha con bị bệnh đi chích thuốc nên cắm sẵn nồi cơm cho tụi con. Có thêm chảo cá phi kho, chút con hâm lại cho em ăn”. Tay sờ bụng, bé Huỳnh Thanh Điền (11 tuổi) lắp bắp: “Tụi con không ăn sáng. Đói. Chút nữa mới ăn, để no tới chiều”. Điền cho biết, cá do em câu, còn gạo là người ta cho. Bữa không có cá thì cha con ăn nước tương với “rau tập tàng”. 

Ba chị em Mộng Thu vui mừng vì được các cô chú đoàn viên tặng tập, sách cho năm học mới. 

Bé Mộng Thu chia sẻ, mẹ bỏ đi đã lâu, thi thoảng mới gọi điện thoại về hỏi thăm. Mấy tháng nay Thu không còn được nghe tiếng nói của mẹ. Bé Quyên hỏi cha, mẹ đi lâu sao chưa về? Cha đáp gọn: “Chắc mấy bữa nữa....”. Thu kể, buổi tối ngủ dưới nền đất lạnh lẽo, gió lùa, mưa tạt, 3 chị em chỉ biết ôm lấy nhau co rúc trong chiếc mền rách mỏng manh, rồi thút thít khóc vì nhớ mẹ. Tụi nhỏ ao ước được mẹ ôm ấp, yêu thương.

“Cha con bệnh, đi chích suốt. Cha con đi làm mướn cho người ta, đi cả ngày. Chị em tụi con có gì ăn nấy”, nói xong Thu đưa cho tôi xem rổ cá phi muối, và đây là món ăn cho những ngày dài sắp tới ngoài món cá phi kho rục xương vẫn còn trong chảo. 

"Tụi con có thích đi học không?”, tôi hỏi. “Dạ thích, mà cha con không có tiền”, Thu giọng buồn. Năm học mới, Thu lên lớp 5, Điền lớp 4, còn bé Quyên tới tuổi vô lớp 1. Vậy mà nay tụi nhỏ chưa có 1 quyển tập mới. Mấy bộ quần áo đi học năm rồi đã cũ, thâm kim do mấy trận mưa lớn vừa qua nhà dột ẩm ướt. Bé Thu buồn so: “Lớn thêm chút con sẽ nghỉ học đi làm để lo cho em. Thằng Điền, con Quyên ham học lắm!”. 

Rời nhà chị em Mộng Thu, chúng tôi men theo bờ ruộng đến thăm cậu học trò Nguyễn Văn Gió (ngụ Ấp 5, xã Khánh Lâm). Mẹ Gió, 16 tuổi bị người ta lừa mang bầu mà không biết. Sinh ra Gió được 9 tháng, mẹ bỏ đi, Gió sống với bà ngoại. Gia cảnh khó khăn, bữa đói, bữa no. Để no bụng, Gió phải trải qua những chuỗi ngày đi lượm ve chai bán lấy tiền mua gạo, có khi phải sang nhà hàng xóm xin cơm về ăn. Hôm chúng tôi đến, Gió bưng tô cơm vừa ăn dở chạy từ nhà bên về, thở hổn hển: “Con xin được con cá kho, ngon quá, ráng ăn hết luôn cơm”.   

Bà ngoại Lê Thị Xuyến cho biết: “Gió sống nhờ lối xóm, cho gì ăn nấy, dễ nuôi. Quần áo người ta cũng cho. Cái nhà này cũng sắp sập, tối hai bà cháu ngủ võng để nếu có sập thì phóng ra cửa sổ mà chạy thoát thân”.

“Con ước mơ có được một chiếc xe đạp để mấy chị em con đi học. Con ước cha con kiếm được nhiều tiền để đi trị bệnh. Con ước có thùng mì để mỗi sáng tụi con không phải nhịn đói...”, bé Mộng Thu tâm tình. Còn bé Quyên chỉ ước một điều: “Mẹ trở về với con!”. Cậu bé Gió thì ước “ngày nào cũng có cá, có thịt để khỏi ăn muối cục vì mặn lắm!”. Bé Quỳnh Anh ước mơ mẹ về thăm như lời mẹ hứa.

“Mẹ không cần con, mới bỏ con. Con nhớ mẹ. Nhưng con thương ngoại, vì ngoại mới là người nuôi con lớn”, Gió nói hồn nhiên. Câu nói của cậu bé lớp 3 khiến người nghe chạnh lòng. Tôi chợt nhớ đến cô bé Trương Thị Quỳnh Anh, sống ở khu lưu cư, Khóm 3, phường Tân Xuyên, TP. Cà Mau. Em cũng không biết cha là ai, còn mẹ bỏ đi từ lúc em còn nhỏ. Quỳnh Anh sống với ông bà ngoại. Trước đây, em gọi bà ngoại là mẹ, và chỉ biết có một người mẹ yêu thương em là bà. Trong ký ức của cô bé 8 tuổi, bóng hình mẹ mờ nhạt với đôi lần về thăm. “Có lúc con cũng thấy nhớ mẹ. Nhưng mẹ hứa rồi mẹ không về. Con không chơi với mẹ nữa đâu”, cô bé lắc đầu khi tôi hỏi han về mẹ ruột. 

Quỳnh Anh hồn nhiên chơi đùa cùng các bạn trong khu lưu cư.

Thực tế hiện nay, có rất nhiều trẻ em ở vùng nông thôn bị bỏ lại quê nhà cho ông bà hoặc người bà con chăm sóc khi cha mẹ phải khăn gói lên các thành phố làm việc kiếm tiền. Chưa kể đến tỷ lệ những cặp vợ chồng ly hôn, ly thân, sinh con ngoài ý muốn, hoặc vì nhiều lý do mà chối bỏ núm ruột, để rồi hệ luỵ là những đứa trẻ sinh ra thiếu vắng tình thương, sống cơ cực, thiếu thốn, lao động sớm, thậm chí bị lạm dụng, bị xâm hại tình dục, hay sa vào tệ nạn xã hội./.

Theo báo cáo 6 tháng đầu năm của Sở LĐ-TB&XH Cà Mau, toàn tỉnh có gần 300.000 trẻ em từ 0-16 tuổi; trong đó có hơn 9.200 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, gồm 859 trẻ mồ côi cả cha và mẹ, 9 trẻ bị bỏ rơi, 10 trẻ không nơi nương tựa, hơn 2.800 trẻ khuyết tật, 83 trẻ HIV/AIDS, 3 trẻ vi phạm pháp luật, 2 trẻ nghiện ma tuý, 5 trẻ bị bạo lực, 18 trẻ bị xâm hại tình dục; đặc biệt có đến 5.400 trẻ thuộc hộ nghèo, cận nghèo phải bỏ học kiếm sống khi chưa hoàn thành phổ cập giáo dục THCS.

Băng Thanh

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Bắt khẩn cấp Giám đốc Công ty 779 về hành vi mua bán hóa đơn
  • Thùng xe tải tuột dốc xuyên thủng ngôi nhà ven đường
  • Twitter thử nghiệm tính năng bài viết mới
  • Panasonic ra mắt tủ lạnh có công nghệ cấp đông nhanh gấp 5
  • Xét xử BS Lương: Chiều nay tòa tuyên án, Bộ Y tế đề nghị tuyên vô tội
  • Nữ tài xế cụp gương, lái ô tô qua ngõ hẹp khó tin
  • Samsung chính thức khai tử thương hiệu Galaxy Note
  • Elon Musk quyên 5,1 tỷ USD làm từ thiện
推荐内容
  • Trình Quốc hội xử lý hai vấn đề phát sinh trong điều hành ngân sách
  • Mark Zuckerberg: “Tương lai con người sẽ sống trên vũ trụ ảo”
  • Nguyễn Hà Đông, JVevermind và những gương mặt lọt Forbes 30 under 30 năm đầu tiên giờ ra sao?
  • Tạo lập, củng cố niềm tin số cho cộng đồng
  • Đồng Nai: Tóm gọn băng nhóm dùng mã tấu “chém trước, cướp sau”
  • Siết tín dụng ngân hàng: Người ung dung, kẻ lo lắng