会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tin tuc bong da anh】Đại biểu Quốc hội lo lắng lạm phát tăng cao!

【tin tuc bong da anh】Đại biểu Quốc hội lo lắng lạm phát tăng cao

时间:2024-12-24 01:57:56 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:679次
Đại biểu Quốc hội kỳ vọng vào sự điều hành linh hoạt của Chính phủ Chủ động ngăn nguy cơ lạm phát trước áp lực giá xăng tăng cao Áp lực lạm phát tạo ra thế khó cho công tác điều hành vĩ mô năm 2022 Kinh tế khởi sắc,ĐạibiểuQuốchộilolắnglạmpháttătin tuc bong da anh lạm phát được kiểm soát

Trong 2 ngày 1 và 2/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022... và một số vấn đề quan trọng khác.

Tăng giá từ xăng dầu đã lan sang các mặt hàng khác

Đại biểu (ĐB) Đào Thị Ngọc Dung (Hải Dương) cho rằng, đối với người dân và cử tri cả nước, chưa bao giờ niềm tin vào Đảng, Chính phủ lại lớn như bây giờ. Tuy nhiên, cùng với những kết quả đạt được thời gian qua, thì sự phục hồi kinh tế cũng kéo theo những hệ lụy, đó là lạm phát thế giới tăng cao kéo theo giá cả trong nước tăng.

“Hơn 2 năm ứng phó với đại dịch Covid-19, nền kinh tế bị suy giảm, kéo theo những ảnh hưởng từ biến động trên thế giới, giá cả nguyên vật liệu đầu vào, nhất là giá xăng dầu liên tục tăng cũng đã làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân, đặc biệt là đối với ngư dân vươn khơi bám biển, giữ gìn bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia” - ĐB Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình) nói.

Đại biểu Quốc hội lo lắng lạm phát tăng cao
ĐBQH Trần Hoàng Ngân: Trước mắt cần ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội.

ĐB Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa - Vũng Tàu) phân tích, nền kinh tế nước ta có độ mở lớn nên bị chi phối nhiều bởi các yếu tố bên ngoài khi giá cả thế giới tăng, chúng ta cũng bị ảnh hưởng ngay.

Hiện giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới, đẩy giá hàng hóa khác tăng theo. Đến nay, việc tăng giá không chỉ dừng ở mặt hàng xăng dầu, khí đốt mà đã lan sang các mặt hàng vật tư, phân bón, lương thực, thực phẩm, tác động thành chuỗi dây chuyền khiến các chi phí dịch vụ tăng lên làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

“Bình quân 4 tháng đầu năm, giá xăng dầu trong nước đã tác động đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 2,1%, riêng tháng 4 tăng 2,09% so với cuối năm 2021, gần gấp 2 lần cùng kỳ các năm 2018 đến năm 2021, tạo sức ép lạm phát vào những tháng cuối năm” - ĐB Nguyễn Thị Yến nói thêm.

ĐB Trần Anh Tuấn (TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, chính sách ổn định giá cả trong thời gian tới cũng cần được thiết kế theo hướng giảm tối đa chi phí trung gian cho nền kinh tế, trong đó có hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần cân nhắc đến các giải pháp về thuế, như thuế suất thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất, kể cả một số mặt hàng tiêu dùng mà nguồn cung trong nước còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Cụ thể hơn, có ĐBQH đề nghị cần tập trung xây dựng những giải pháp ổn định giá cả từ khâu đầu vào sản xuất, lưu thông; ổn định lãi suất trong chính sách tiền tệ, giảm tối đa các hoạt động làm phát sinh chi phí trung gian trong nền kinh tế; ổn định sản xuất, khuyến khích tiêu dùng, ổn định đời sống cho người lao động.

Lên kịch bản với 2 biến số là giá xăng dầu và lương thực

Để đạt mục tiêu kinh tế tăng trưởng từ 6% đến 6,5%, kiểm soát lạm phát 4 % trong năm 2022, ĐB Trần Hoàng Ngân kiến nghị Chính phủ cần xây dựng hệ thống các giải pháp đồng bộ từ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, thích ứng với các kịch bản, trong đó lưu ý đến hai biến số quan trọng là giá xăng dầu và giá lương thực.

Trước mắt cần ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội. Bên cạnh đó hỗ trợ giảm các chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giữ giá bán hàng hóa, tăng cường công tác thanh, kiểm tra, kiểm soát giá, chống đầu cơ, chống các hành vi té nước theo mưa và khuyến nghị các chương trình bình ổn giá tại các địa phương, tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.

ĐB Nguyễn Thị Yến đề nghị Chính phủ cân nhắc, đánh giá sát tình hình, đưa ra các chính sách kiểm soát chặt và ổn định giá xăng dầu, điều hành linh hoạt, chặt chẽ, hiệu quả chính sách tài khóa, tiền tệ, đẩy mạnh thực hiện chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và 3 chương trình mục tiêu quốc gia nhằm tạo thuận lợi để kiềm chế lạm phát, bảo đảm cân đối lớn của nền kinh tế. Bên cạnh đó, cần công khai, minh bạch việc quản lý, điều tiết giá cả như xăng dầu, vật tư nông nghiệp, y tế, sách giáo khoa để cử tri, nhân dân được biết và chia sẻ.

ĐB Trần Hoàng Ngân cho rằng, Chính phủ cần tập trung kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành thực hiện nhanh, hiệu quả gói tài khóa tiền tệ theo tinh thần Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội.

“Trước mắt, cần ưu tiên triển khai gói hỗ trợ bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ việc làm, hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động. Đẩy nhanh phát triển các ngành công nghiệp, nền tảng công nghiệp cơ khí, công nghiệp vật liệu, công nghiệp hỗ trợ, đẩy nhanh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và đầu tư nhiều hơn nữa cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Đây là thế mạnh của nước ta và các nước trên thế giới đang bị khủng hoảng lương thực” - ĐB Trần Hoàng Ngân nói thêm.

Theo đó, thực hiện triển khai đầu tư công có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, tiếp tục cắt giảm các khoản chi chưa cấp thiết, phối hợp hài hòa, đồng bộ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Chính sách tiền tệ phải theo hướng thận trọng, điều hành lãi suất theo lạm phát cơ bản, lạm phát mục tiêu, ưu tiên dòng vốn tín vụng cho sản xuất kinh doanh, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ. Đảm bảo thanh khoản cho thị trường tiền tệ, không để lãi suất tăng cao, cản trở quá trình phục hồi của nền kinh tế./.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Hà Nội: Tối nay khai trương phố đi bộ Trịnh Công Sơn
  • SHB hoàn tất phát hành hơn 175 triệu cổ phiếu, nâng vốn điều lệ lên 19.260 tỷ đồng
  • Sửa luật để thêm ưu đãi đón “đại bàng”
  • Ngày 23/8: Vàng thế giới tăng nhẹ phiên đầu tuần, vàng miếng SJC đi ngang
  • Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo khắc phục hậu quả thiên tai tại Lai Châu
  • Quảng Ngãi chấp thuận nhà đầu tư dự án chợ kết hợp khu dân cư có tổng vốn gần 163 tỷ đồng
  • Điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu: Phải chờ hướng dẫn thêm
  • Ngân sách nhà nước chi gần 19.000 tỷ đồng cho phòng chống dịch và hỗ trợ người dân
推荐内容
  • Gỡ thẻ vàng cho thủy sản: Sẽ tăng mức xử phạt vi phạm ngang bằng tiêu chuẩn EC
  • Ðề nghị đẩy nhanh tiến độ thi công dự án kè
  • Toàn tỉnh có 21 khách sạn được xếp hạng sao
  • Vietcombank mua hơn 8 triệu cổ phiếu của Vietnam Airlines
  • Công nghệ sẽ giúp báo chí thay đổi và ngày càng hoàn thiện hơn
  • Xã Thạnh Hội, TP.Tân Uyên: Bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ khó khăn về nhà ở