【thứ hạng của boca juniors】Duy trì chính sách tài khóa khôn khéo để đạt đa mục tiêu
Chính sách tài khóa,ìchínhsáchtàikhóakhônkhéođểđạtđamụctiêthứ hạng của boca juniors “bộ đệm” cho tăng trưởng
Những con số về tăng trưởng, lạm phát khi đầu năm vẫn còn là ẩn số thì công bố cuối năm 2022 của Tổng cục Thống kê đã minh chứng cho nỗ lực năm qua của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Theo đó, GDP năm 2022 tăng cao nhất 12 năm, kinh tế phục hồi sau Covid-19 giúp GDP năm 2022 ước tính tăng 8,02%, mức cao nhất giai đoạn 2011-2022.
Kết quả đó cho thấy, 2022 là năm phục hồi bùng nổ, giúp Việt Nam có nhiều khả năng tiếp tục là một trong những nước tăng trưởng vượt trội ở châu Á. Trước đó, nhiều tổ chức quốc tế dự báo tăng trưởng của Việt Nam chỉ xoay quanh mốc 7%, đã cao hơn so với mức dự báo trước đó, dù trong bối cảnh khá u ám của tình hình tăng trưởng các nước. Đây là mức tăng trưởng nhanh nhất trong số các nền kinh tế lớn của châu Á. Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s Investors Service đã nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam từ mức Ba3 lên mức Ba2 với triển vọng ổn định.
Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2023 của ngành Tài chính, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, “những thành tựu của đất nước có đóng góp quan trọng của ngành Tài chính”. Chính sách tài khóa là trụ cột cho tăng trưởng. Gói hỗ trợ tài khóa trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được triển khai quyết liệt, linh hoạt và hiệu quả.
Chính sách tài khóa đã giúp hoạt động sản xuất - kinh doanh phục hồi tích cực. Ảnh: TL |
Theo các chuyên gia kinh tế, “sức mạnh” trong việc thực hiện chính sách tài khóa năm 2022 đến từ việc Chính phủ và Bộ Tài chính đã duy trì một chính sách tài khóa khôn khéo, chấp nhận hụt thu ngân sách khi thực hiện miễn, giảm, giãn nhiều khoản thuế, phí, lệ phí, nhưng cái được lớn hơn là doanh nghiệp phục hồi, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và quay trở lại đóng góp cho nguồn thu ngân sách.
Rất nhiều chính sách thuế giãn, giảm được triển khai, nhất là việc giảm thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu… có tác dụng tốt với việc kiềm chế lạm phát của Việt Nam vẫn ở dưới mức 4%, trong khi nhiều nền kinh tế trên thế giới đang đối mặt với lạm phát cao.
Cho đi và nhận lại
Đối với ngành Tài chính, năm 2022 sự “cho đi và nhận lại” rõ ràng hơn bao giờ hết. Gói hỗ trợ tài khóa lớn chưa từng có trong lịch sử, lên tới hơn 233 nghìn tỷ đồng, nhưng đổi lại thu ngân sách nhà nước (NSNN) đã vượt dự toán ở mức cao sau nhiều năm. Thu NSNN tính đến ngày 25/12/2022 đã vượt hơn 26% so với dự toán, tăng hơn 170 nghìn tỷ đồng so với số báo cáo Quốc hội tại kỳ họp tháng 10, tháng 11/2022.
Khi được hỏi, kết quả nào ấn tượng nhất đối với cá nhân, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, kết quả nổi bật nhất trong năm qua của ngành Tài chính đó là các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân về thuế, phí, lệ phí. Gói hỗ trợ tài khóa được khẩn trương xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện được đánh giá là kịp thời, có tác động tích cực và được cộng đồng doanh nghiệp, người dân hưởng ứng, đánh giá cao.
Luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân “Bộ Tài chính luôn xác định đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân thông qua các giải pháp hỗ trợ để cộng đồng doanh nghiệp an tâm vượt qua khó khăn, sớm khôi phục và phát triển hoạt động sản xuất - kinh doanh, qua đó đóng góp trở lại cho nền kinh tế, cho ngân sách nhà nước, cũng là thực hiện nuôi dưỡng nguồn thu ổn định, lâu dài” - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định. |
Theo chuyên gia kinh tế, TS. Cấn Văn Lực, vai trò các chính sách tài khóa đã thể hiện rõ trên nhiều phương diện. Nhờ các chính sách kiểm soát dịch bệnh linh hoạt, chính sách tài khóa với giảm, giãn hoãn thuế, tiền thuê đất, ổn định chi phí đầu vào cho doanh nghiệp đã giúp hoạt động sản xuất - kinh doanh phục hồi tích cực. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay đối với chính sách tài khóa là phải giải bài toán tổng thể, bởi chính sách điều hành hôm nay không chỉ ngắn hạn mà cần căn cơ, dài hạn, bài bản, vừa góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, vừa đảm bảo an toàn hệ thống, hỗ trợ tăng trưởng.
Đưa ra một số gợi ý chính sách tài khóa năm 2023 và trong trung hạn 2023-2025, các chuyên gia cho rằng, năm 2023-2025 cần tiếp tục thực hiện nguyên tắc điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt trong ứng biến về ngắn hạn nhưng tuân thủ các nguyên tắc cân đối ngân sách và kỷ luật tài chính về dài hạn.
Về gói hỗ trợ hiện nay, do yêu cầu về giải ngân đầu tư công sẽ đòi hỏi thời gian nên cũng không thể kỳ vọng tỷ lệ giải ngân cao cho năm 2022. Điều này sẽ gây áp lực lớn cho việc lập kế hoạch và giải ngân cho năm 2023. Vì vậy, vai trò theo dõi và giám sát của cơ quan dân cử các cấp với việc giải ngân gói hỗ trợ trong chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là rất cần thiết.
Kiên định chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt Bước vào năm 2023 trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, khó khăn hơn; ở trong nước, từ đầu quý IV/2022 đến nay, xuất hiện ngày càng nhiều thách thức lớn đối với nền kinh tế, tiềm ẩn các tác động khó lường tới việc thực hiện các nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 và năm 2023. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong bối cảnh đó, chính sách tài khóa với chức năng là công cụ quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, toàn ngành Tài chính xác định nhiệm vụ năm 2023 là tập trung ưu tiên ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ phục hồi nền kinh tế hiệu quả; qua đó, tạo nền tảng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2023, cũng như các mục tiêu của cả nhiệm kỳ 2021-2025; tiếp tục cơ cấu lại NSNN, nợ công bền vững theo các chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước. Để giảm thiểu tác động từ bên ngoài, kiềm chế lạm phát, Chính phủ đang nghiên cứu trình Quốc hội một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường tốt cho doanh nghiệp phát triển. Việc thực hiện chính sách nêu trên, trước mắt, có thể sẽ làm giảm thu nội địa năm 2023 so với dự toán đã tính toán, tạo áp lực trong triển khai thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách trong năm 2023. Trước những khó khăn trên, ngành Tài chính xác định thu ngân sách sẽ phải đối diện với những áp lực lớn và sẵn sàng các kịch bản ứng phó trong triển khai thực hiện nhiệm vụ thu cho cả năm 2023 và giai đoạn 2023-2025, để hoàn thành mục tiêu thu ngân sách theo Nghị quyết của Quốc hội. Để đạt được kết quả này, năm 2023, Bộ Tài chính tiếp tục triển khai quyết liệt nhiều nhóm giải pháp. Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp tài khóa, tiền tệ tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, Nghị quyết số 11/NQ-CP và Nghị quyết số 69/2022/QH15 ngày 11/11/2022 của Chính phủ về dự toán NSNN và các nghị quyết mới của Quốc hội, Chính phủ. Năm 2023 được dự đoán là có nhiều khó khăn. Kịch bản tăng trưởng kinh tế với tốc độ thấp hơn và lạm phát phải chấp nhận cao hơn đã hiện hữu. Đây sẽ là những áp lực cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ thu NSNN trong năm 2023. Định hướng cơ bản và lâu dài là kiên định và nhất quán trong việc thực hiện chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng. |
(责任编辑:La liga)
- ·Giá vàng hôm nay 11/12: Vàng miếng SJC tăng 1,5 triệu đồng sau một đêm
- ·Đàn voọc xám Đông Dương lớn nhất Việt Nam có nguy cơ tuyệt chủng
- ·Tây Nguyên "gồng mình" chống hạn
- ·Thêm 1 vụ đuối nước thương tâm
- ·Cần quyết liệt thực hiện các giải pháp giải quyết dứt điểm kiến nghị của cử tri
- ·Có nên “đi bước nữa” sau ly hôn?
- ·Sẽ có đường dây nóng để bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình
- ·Chuyển biến từ phong trào thi đua của phụ nữ Tân Bình
- ·Cặp với gái cơ quan…họ khó mà xa nhau
- ·Đồng Phú: Tặng 2.827 phần quà cho người cao tuổi
- ·“Em đẹp lắm! Lần sau anh sẽ gọi em…”
- ·Nơi cơn lốc đi qua
- ·Huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm y tế
- ·Trao nhà “Nghĩa tình đồng đội” cho thương binh Điểu Ban
- ·Tạt axit trượt cũng là phạm tội
- ·Tin vắn ngày 5
- ·2 tháng, hơn 120 ngàn lít nước hỗ trợ người dân Bù Nho
- ·Tháng 5, bảo hiểm xã hội thu 630,076 tỷ đồng
- ·Giá vàng hôm nay 09/9/2024: Vàng nhẫn thấp hơn vàng miếng 2,1 triệu đồng/lượng
- ·Trợ cấp thêm đối với công chức tinh giản biên chế