会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kq villarreal】Cạnh tranh gay gắt, xuất khẩu dệt may “nhắm” 42 tỷ USD!

【kq villarreal】Cạnh tranh gay gắt, xuất khẩu dệt may “nhắm” 42 tỷ USD

时间:2024-12-23 16:21:11 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:432次
canh tranh quyet liet voi trung quoc xuat khau det may nham 42 ty usd"Lỡ hẹn" 40 tỷ USD, xuất khẩu dệt may đối mặt nhiều thách thức
canh tranh quyet liet voi trung quoc xuat khau det may nham 42 ty usdXung đột Mỹ-Trung tác động mạnh, xuất khẩu dệt may “lỡ hẹn” 40 tỷ USD
canh tranh quyet liet voi trung quoc xuat khau det may nham 42 ty usd
Năm 2020, ngành dệt may được kỳ vọng sẽ có sự tăng trưởng mạnh nhờ CPTPP và EVFTA. Ảnh: Nguyễn Huế.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập và Hội nghị tổng kết năm 2019 của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) chiều 13/12 tại Hà Nội, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Vitas đánh giá: Năm 2020, ngành dệt may Việt Nam đứng trước một số cơ hội.

Cụ thể, các Hiệp định thương mại tự do (FTA) như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã có hiệu lực từ ngày 14/1/2019 và FTA Việt Nam-EU (EVFTA) khả năng sẽ có hiệu lực trong năm 2020, sẽ tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng hiệu quả khi thuế suất giảm dần về 0%.

Quy tắc xuất xứ từ sợi (CPTPP) và từ vải (EVFTA) sẽ thu hút đầu tư vào các khâu yếu của ngành dệt may Việt Nam như dệt, nhuộm.

Bên cạnh đó, xung đột thương mại Mỹ-Trung có thể tạo ra xu hướng các nhà đầu tư Trung Quốc và nước ngoài chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam, nhất là khâu nguyên liệu để vừa tránh thuế cao vừa đáp ứng yêu cầu xuất xứ nhằm hưởng thuế suất thấp của CPTPP và EVFTA.

Tuy nhiên, ông Cẩm cũng chỉ rõ, song hành cùng cơ hội, thách thức đặt ra không hề nhỏ. Để được hưởng lợi ích về thuế suất của CPTPP và EVFTA, Việt Nam phải tập trung phát triển nguồn nguyên liệu trong nước hoặc sử dụng nguyên liệu nội khối hay các quy định ngoại lệ để đáp ứng quy tắc xuất xứ.

“Đây là vấn đề không dễ giải quyết vì hiện nay Việt Nam nhập đến 80% vải cho may xuất khẩu, trong đó khoảng 55% từ Trung Quốc, 16% từ Hàn Quốc, 12% từ Đài Loan, 6% từ Nhật Bản”, ông Cẩm nói.

Ngoài ra, ông Cẩm nhấn mạnh: Dệt may Việt Nam phải cạnh tranh quyết liệt với các nước xuất khẩu dệt may lớn vào CPTPP và EU như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Campuchia, Pakistan… Các nước này coi Việt Nam là đối thủ cạnh tranh và có chính sách hỗ trợ dệt may nước mình phát triển.

Một khó khăn, thách thức nổi cộm phải kể tới là cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung khi Mỹ áp thuế cao với hàng dệt may Trung Quốc sẽ xuất hiện xu hướng chuyển tải bất hợp pháp, giạn lận xuất xứ của các doanh nghiêp Trung Quốc sang Việt Nam.

Đây là nguy cơ để Mỹ có thể truy xuất nguồn gốc, đánh thuế chống lẩn tránh đối với hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ. Ngoài ra, nếu không kiểm soát tốt, những thiết bị, công nghệ lạc hậu đang sản xuất tại Trung Quốc sẽ di chuyển sang Việt Nam…

Xung quanh câu chuyện cơ hội, thách thức đặt ra cho ngành dệt may thời gian tới, ông Nguyễn Đức Giang, Chủ tịch Vitas phân tích thêm: Dệt may Việt Nam đang đứng trước rất nhiều cơ hội và thách thức đan xen.

Các FTA như CPTPP, EVFTA khả năng sẽ là cú hích cho giai đoạn phát triển mới, song cũng tạo áp lực phải cơ cấu lại ngành, giải quyết những khâu yếu như thiết kế, thương hiệu, quản trị, tự chủ nguyên liệu đáp ứng quy tắc xuất xứ.

“Bên cạnh đó, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra cơ hội to lớn để giải quyết các vấn đề về năng suất lao động, đổi mới công nghệ, thiết bị, đáp ứng yêu cầu thị trường. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, yêu cầu xây dựng mô hình chiến lược chuyên môn hóa, ứng dụng công nghệ 4.0 vào từng lĩnh vực của ngành”, ông Giang nói.

Năm 2020, ngành dệt may đặt mục tiêu tổng giá trị xuất khẩu đạt 42 tỷ USD và phấn đấu đến năm 2025, con số này là 60 tỷ USD.

Trong năm 2020, để tận dụng tốt cơ hội và hạn chế tối đa tác động của thách thức, Vitas khuyến nghị các doanh nghiệp dệt may tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp dệt may trong nước với nhau, giữa doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài, giữa doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu, phụ liệu và may, hình thành chuỗi liên kết tại mỗi vùng, miền.

Các doanh nghiệp Việt khi đầu tư vào các lĩnh vực dệt, nhuộm cần chú trọng khâu chuyển giao công nghệ, lồng ghép chương trình đào tạo nhân lực về quản lý kỹ thuật, công nghệ khi ký hợp đồng mua máy móc, thiết bị.

Về thị trường, theo ông Cẩm, doanh nghiệp cần tập trung nghiên cứu, tìm hiểu vững quy định của pháp luật thương mại quốc tế, yêu cầu xuất xứ, lộ trình giảm thuế, rào cản kỹ thuật… của FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA để tận dụng cơ hội và vượt qua rào cản của các nước nhập khẩu.

Bên cạnh thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến thị trường trong nước, ứng dụng thương mại điện tử, mở rộng mạng lưới bán lẻ; xây dựng chuỗi cung ứng từ khâu nguyên liệu đến sản phẩm may mặc phục vụ người dân..

Về vấn đề huy động vốn, doanh nghiệp nên tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài vào các khâu yếu của dệt may Việt Nam nhưng đòi hỏi vốn đầu tư lớn, nhất là khâu dệt, nhuộm; liên kết với các ngân hàng thương mại để khai thác các nguồn vốn ưu đãi cho sản xuất kinh doanh hoặc tham gia góp vốn đầu tư...

Kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2019 dự kiến đạt 39 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 7,55% so với năm 2018. Tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may năm 2019 ước đạt 22,38 tỷ USD, tăng 2,21% so với năm 2018. Như vậy, năm 2019, dệt may Việt Nam xuất siêu 16,62 tỷ USD, tăng 2,25 tỷ USD so với năm 2018.

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Samsung A50 liệt cảm ứng nguyên nhân, cách khắc phục
  • Việt Nam đưa ra nhiều đề xuất quan trọng tại Hội nghị WEF Davos 2022
  • Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: Tăng trưởng kinh tế 6%
  • Có phải đất công ?
  • Đất biển Việt Nam
  • Dây cáp viễn thông nguy hiểm
  • Một số chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm rất khó về đích, nếu không đột phá hơn
  • Lập đoàn giám sát về huy động, sử dụng nguồn lực chống dịch Covid
推荐内容
  • Nỗi đau người mẹ trẻ không tiền mổ tim cứu con
  • Thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột
  • Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
  • Thủ tướng tặng bằng khen cho 54  tập thể, cá nhân thuộc Bộ Công an
  • Thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt
  • Thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại tình dục trẻ em