【soi kèo thuy si】Xây dựng kế hoạch chi tiết trung hạn ngành Tài chính
Nhằm thực hiện các mục tiêu trong Chiến lược Tài chính đến năm 2020,âydựngkếhoạchchitiếttrunghạnngànhTàichísoi kèo thuy si Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 224/QĐ-BTC phê duyệt Chương trình hành động của ngành Tài chính triển thực hiện Chiến lược, trong đó xác định 82 đề án, luật, nhiệm vụ phải thực hiện đến năm 2020, đồng thời nêu rõ định hướng, kết quả, thời gian thực hiện, đơn vị chủ trì… các đề án này.
Ông Trương Bá Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính cho biết, để triển khai Chương trình hành động một cách hiệu quả, Bộ Tài chính giao Viện Chiến lược và Chính sách tài chính chủ trì phối hợp thực hiện với các đơn vị trong Bộ xây dựng kế hoạch chi tiết trung hạn (còn gọi là Tài liệu chi tiết hóa chương trình hành động) của ngành Tài chính.
Tài liệu chi tiết hóa là văn bản của Bộ Tài chính đưa ra các đề án trọng tâm của ngành Tài chính giai đoạn 2013-2015 nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện Chiến lược tài chính đến năm 2020 và nâng cao hiệu quả phối hợp triển khai giữa các đề án bộ phận trong tổng thể Chiến lược.
Đây cũng là cơ sở để Bộ Tài chính tiến hành điều phối và tổ chức thực hiện tái cấu trúc các lĩnh vực của ngành Tài chính. Trên cơ sở đó, góp phần huy động tốt nhất các nguồn lực trong và ngoài nước, phục vụ kịp thời, hiệu quả cho việc thực hiện Chiến lược tài chính đến năm 2020, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Tài liệu chi tiết hóa cũng sẽ cung cấp một bức tranh tổng thể về Chương trình hành động của ngành Tài chính thực hiện Chiến lược tài chính đến năm 2020, trong đó trọng tâm trước mắt là cho giai đoạn 2013-2015.
Trên cơ sở tài liệu này, các nhà tài trợ sẽ xác định và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ tài chính theo một khuôn khổ đồng bộ và nhất quán. Trên cơ sở đó, giúp tăng cường phối hợp giữa các nhà tài trợ và Chính phủ Việt Nam đối với quá trình tái cấu trúc tài chính nói chung và tài chính công nói riêng, giảm thiểu sự chồng chéo và nâng cao hiệu quả tài trợ.
Được biết, tài liệu chi tiết hóa hiện nay đã và đang được Viện Chiến lược và Chính sách tài chính phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế xây dựng. Về cơ bản đã xây dựng xong khung và đang được rà soát bổ sung.
Tuy nhiên, quá trình hoàn thiện tài liệu chi tiết hóa cần tiếp tục giải quyết thêm một số vấn đề như luận cứ khoa học để xác định thứ tự ưu tiên đối với các đề án và tính cập nhật của tài liệu chi tiết hóa…
Ông Kim Long Biên, Phó trưởng Ban Cải cách Hiện đại hóa Hải quan (Tổng cục Hải quan) lại quan tâm đến việc thực hiện để đạt hiệu quả. Chương trình hành động nếu không có quản trị hiệu quả, sẽ không đạt kết quả như mong muốn.
Kinh nghiệm của ngành Hải quan, ngay sau khi Chính phủ ban hành Chiến lược Phát triển ngành Hải quan đến năm 2020, ngành đã xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược, đồng thời đề xuất 5 đề án trọng điểm của 5 lĩnh vực then chốt của ngành Hải quan đó là công tác chống buôn lậu, kiểm tra sau thông quan, công nghệ thông tin, quản lý giá.
Tuy nhiên, ông Biên cho rằng, còn rất nhiều hoạt của ngành Hải quan, Thuế không có trong trong bản tài liệu chi tiết hóa chương trình hành động của ngành Tài chính giai đoạn 2013-2015, trong khi lại nghiêng nhiều về phần xây dựng thể chế pháp luật là chính.
Ông Kim Long Biên cho biết, sắp tới, ngành Hải quan sẽ đề nghị bổ sung thêm một số nội dung chính vào tài liệu chi tiết ngoài Luật Hải quan như việc nâng cao, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại như dự án VNACCS/VCIS, dự án một cửa quốc gia và một cửa quốc gia ASEAN….
Đồng tình với quan điểm của ông Biên, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính cho rằng, tài liệu chi tiết hóa phải đáp ứng các yêu cầu: Mới, nhanh và nhu cầu bổ sung một số nội dung mới vào chương trình trung hạn là rất thiết thực.
Phó Vụ trưởng Ban cải cách (Tổng cục Thuế) Hoàng Thị Lan Anh cho rằng, về nguyên tắc sắp xếp theo thứ thự ưu tiên, xếp theo 8 nhóm, theo 2 nguyên tắc “cứng” và nguyên tắc “mềm”, nhưng một số nội dung chưa được rõ nét.
Bà Lan Anh cũng đề nghị đưa nhiều hơn nữa chương trình cải cách kế hoạch thuế, hải quan vào tài liệu chi tiết hóa. Chẳng hạn tập trung lĩnh vực đảm bảo tăng nguồn thu cho NSNN, liên quan đến quản lý lâu dài tài nguyên quốc gia, đến giá chuyển nhượng, vốn mỏng, quản lý hộ kinh…
Nhóm giải pháp cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính, bà Lan Anh cho biết vẫn còn băn khoăn vì tính khả thi. Không có chính sách nào chỉ đổi mới thủ tục hành chính cho lĩnh vực tài chính chung mà phải xây dựng cụ thể cho các ngành như thuế, hải quan, kho bạc…
“Nếu ban hành chung sẽ khó thực hiện. Nên chăng kiểm soát chặt việc ban hành và thực hiện các thủ tục hành chính để không tạo gánh nặng cho người dân và DN, đồng thời kiểm soát chặt khâu ban hành”, Phó Vụ trưởng Ban Cải cách Tổng cục Thuế cho biết.
Minh Anh
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Hỗ trợ đổi xe máy cho người dân do cũ, quá nát, không đảm bảo chất lượng
- ·Chi Cục thuế TP. Thủ Đức: Chuyển biến khả quan trong thu thuế giao dịch bất động sản
- ·Biên giới Tây Nam: Thuốc lá và đường cát nhập lậu chưa có dấu hiệu giảm nhiệt
- ·EVNNPT: Đẩy nhanh tiến độ dự án đường dây 500kV mạch 3
- ·Giá vàng hôm nay ngày 6/3: Đồng loạt đi xuống, diễn biến khó lường
- ·Bộ sưu tập tiền cổ 'độc nhất vô nhị' của đại gia Sài Gòn
- ·Cuộc gặp của Chủ tịch Thaco và bầu Đức, Hoàng Anh Gia Lai thoát chết
- ·Giảm thuế giá trị gia tăng 2%: Người tiêu dùng phản hồi tích cực
- ·Thu hút vốn FDI
- ·Ngành Thuế triển khai thực hiện giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu từ 1/4
- ·4 tháng đầu năm 2020, nông lâm thủy sản xuất siêu 2,8 tỷ USD
- ·Cục Thuế Quảng Ninh tăng cường quản lý thuế chuyển nhượng bất động sản
- ·Nghề đặc biệt chỉ cần dự đám cưới là có tiền, mùa cao điểm được săn lùng
- ·Thuduc House bị cưỡng chế thuế hơn 74 tỷ đồng
- ·Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 6/2019
- ·Ba sếp lớn lèo lái chuỗi nhà thuốc tỷ USD
- ·Kết nối thị trường, xây dựng thương hiệu tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm làng nghề
- ·Thách thức cho mục tiêu 7.000MW điện gió ngoài khơi
- ·Nắng nóng 40 độ, cua đồng bán chạy đến mức 'không có hàng để bán'
- ·Lạng Sơn: Điều chỉnh phương án quản lý người, phương tiện từ các địa phương đến cửa khẩu