会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【nhan dinh brazil】Khi nam giới chia sẻ việc gia đình!

【nhan dinh brazil】Khi nam giới chia sẻ việc gia đình

时间:2024-12-24 01:54:40 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:525次

VHO- Việc một người đàn ông ở nhà chăm con gần như chưa từng được biết đến ở Trung Quốc. Tuy nhiên theo thời gian,ớichiasẻviệcgiađìnhan dinh brazil điều này đang dần thay đổi theo chiều hướng tích cực.

Khi nam giới chia sẻ việc gia đình - Anh 1

 Một người bố nội trợ chơi với con gái của mình tại nhà Ảnh: SIXTHTONE

Theo tài liệu nghiên cứu được biên soạn bởi Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Viện Phúc lợi Trung Quốc và Đại học New York (Mỹ), từ năm 2018-2020 ngày càng có nhiều ông bố bắt đầu đảm nhận vai trò chính trong việc chăm sóc con cái. Tại Thượng Hải, tỷ lệ cha là người chăm sóc con cái vào ban đêm đã tăng 5% trong khoảng thời gian hai năm, bắt đầu từ năm 2018. Và chỉ 21% trẻ mẫu giáo ở Thượng Hải được mẹ chăm sóc vào ban ngày, bằng một nửa mức trung bình toàn quốc.

Nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng, khoảng cách thu nhập giữa cha mẹ ảnh hưởng đáng kể đến cách phân chia nhiệm vụ chăm sóc trẻ em trong gia đình. Khi thu nhập của chồng cao hơn hoặc tương đương với thu nhập của vợ, phụ nữ có xu hướng đảm nhận phần lớn nhiệm vụ chăm sóc con cái. Mặc dù vẫn còn khoảng cách giới trong thu nhập, ngày càng nhiều phụ nữ Trung Quốc giữ vị trí cao trong công ty và có thu nhập cao hơn bạn đời, và họ không muốn hy sinh sự nghiệp sau khi sinh con. Để đối phó với tỷ lệ sinh giảm ở Trung Quốc, chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp, chính sách khác nhau nhằm giảm bớt gánh nặng chăm sóc trẻ em cho các gia đình.

Nhiều chuyên gia đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải cách chính sách, bao gồm tăng cường hệ thống nghỉ thai sản và nghỉ chăm sóc con cái. Thời gian nghỉ sinh con là rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự tham gia của người cha vào việc chăm sóc con cái. Những chính sách này có thể là biện pháp để giải quyết vấn đề “nuôi dạy con cái một mình” của người phụ nữ. Do đó, nhiều thành phố tại Trung Quốc đã áp dụng các chính sách tương tự, tạo cơ hội cho cả cha và mẹ trong việc nuôi dạy con. Ví dụ, ở tỉnh Quảng Đông, mỗi phụ huynh có con dưới ba tuổi được hưởng 10 ngày “nghỉ chăm sóc trẻ” mỗi năm.

He Jun, 40 tuổi ở Bắc Kinh nghỉ việc để dành toàn thời gian chăm con khi vợ đi làm. Mỗi sáng anh dậy chuẩn bị đồ ăn và đưa con trai đi học mẫu giáo rồi quay về làm việc nhà và viết blog.

Các chuẩn mực văn hóa kéo dài hàng thế kỷ khiến đàn ông vẫn phải đối mặt với áp lực xã hội, buộc phải trở thành hình mẫu người cha truyền thống, là trụ cột gia đình. Thậm chí, các quảng cáo trên truyền hình cũng nhấn mạnh những người đàn ông mặc vest, lái ô tô mới thành công, còn người làm nội trợ luôn bị coi thường. Việc phá bỏ định kiến với He Jun không hề dễ dàng. Anh và vợ gặp nhau năm 2000, khi học đại học. Tốt nghiệp, cả hai đều làm việc ở Bắc Kinh và kết hôn năm 2010. Sinh con được bốn tháng, cặp đôi trở lại văn phòng và bắt đầu thảo luận về cách chăm sóc con khi không nhờ được bố mẹ hai bên.

Trong bối cảnh văn hóa làm việc công sở khốc liệt và các địa chỉ trông giữ trẻ đắt đỏ, He đồng ý nghỉ việc để ở nhà chăm con trai, ưu tiên vợ đi làm bởi cô kiếm được nhiều tiền hơn. “Không có cuộc tranh cãi hay xích mích giữa chúng tôi. Điều này đến rất tự nhiên”, anh khẳng định. Nhưng gia đình hai bên lại không đồng tình. Bố mẹ He sống tại ngôi làng hẻo lánh ở khu tự trị Nội Mông, từng rất vui khi con trai trúng tuyển vào Học viện Khoa học Trung Quốc danh tiếng. Giờ đây họ rất thất vọng khi biết He từ bỏ sự nghiệp để ở nhà. Bố mẹ vợ cũng không tán thành quyết định của anh. “Thực tế, bạn chỉ được coi trọng khi kiếm được nhiều tiền”, He nói. Cũng theo He, chỉ những người giàu mới tránh được sự kỳ thị khi quyết định ở nhà chăm con. Nhưng hầu hết các ông bố nội trợ đều giống He, họ không xuất thân từ những gia đình khá giả, không có bố mẹ hỗ trợ và kiếm ít tiền hơn vợ.

Chen 38 tuổi cũng ở nhà nội trợ, khẳng định xã hội đang thay đổi nhanh chóng. Sau khi kết hôn với người phụ nữ họ Mao, một nhà văn người Thượng Hải vào năm 2012, cặp đôi đưa ra thỏa thuận: “Ai kiếm được nhiều tiền hơn sẽ đi làm, người còn lại sẽ đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc con”. Chen đã thua cuộc, khi vợ anh kiếm được rất nhiều tiền từ loạt tiểu thuyết lãng mạn ăn khách. Nhưng phải đến năm 2017, khi con trai tròn 5 tuổi, anh mới từ chức để quán xuyến việc gia đình. “Vì vợ thành trụ cột trong gia đình, nên tôi dành thời gian để chăm sóc các con”, anh nói. Ngay từ đầu, cặp đôi đã coi trọng vai trò mới của Chen.

Trong cuốn sách “Những ông bố toàn thời gian” của mình, Mao mô tả việc “thuê” Chen và đồng ý trả cho chồng mức lương cố định 20.000 nhân dân tệ mỗi tháng. Chen chấp nhận cách nói này. Từng là một nhân viên bán hàng, anh phải đi nhiều nơi và đôi khi chỉ được gặp con một lần mỗi tháng. Anh thừa nhận sự thiếu gắn kết giữa cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến các con, nên quyết định thay đổi. Cũng trong cuốn sách của mình, Mao mô tả thử nghiệm đảo ngược vai trò của hai vợ chồng là một thành công giúp cả gia đình xích lại gần nhau hơn. Chồng cô hoàn toàn đồng tình với điều này.

Cuộc sống mà He Jun chọn gần như chưa từng được biết đến ở Trung Quốc, nhất là xã hội truyền thống mang nặng tư tưởng gia trưởng. Nhưng quan niệm này đang dần thay đổi.

Cuộc khảo sát năm 2019 với các cặp vợ chồng trẻ của tờ China Youth Daily cho thấy, hơn 50% nam giới ủng hộ tư tưởng trở thành một ông bố toàn thời gian thay vợ. Li Xuan, phó giáo sư tâm lý Đại học New York cho biết: “Các ông bố trẻ Trung Quốc ngày nay sẵn sàng tham gia vào việc chăm sóc và gắn kết với con cái, hơn các thế hệ trước”.

Chính phủ cũng tích cực khuyến khích xu hướng này, nhằm giảm bớt gánh nặng cho các bà mẹ. Năm ngoái, Trung Quốc cũng thông qua một số biện pháp để khuyến khích nữ giới lập gia đình, bao gồm quy định áp dụng chế độ nghỉ phép chung cho cả vợ, chồng. Các chuyên gia pháp lý cho rằng, chính sách được đưa ra nhằm gửi thông điệp: Việc chăm sóc con cái là trách nhiệm của vợ và chồng, thay vì đè nặng lên phụ nữ. 

 THÁI AN

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Mưa lũ ở Yên Bái: 26 người chết, mất tích và bị thương, nhiều nơi bị chia cắt
  • Soi kèo phạt góc Indonesia vs Australia, 19h00 ngày 10/9: Chủ nhà lép vế
  • Soi kèo phạt góc Đức vs Hungary, 1h45 ngày 8/9
  • Soi kèo góc Young Boys vs Aston Villa, 23h45 ngày 17/9
  • Bảo đảm an toàn cho người dân, Ban chỉ đạo tiền phương trực tiếp vào tâm bão số 9 chỉ đạo ứng phó
  • Soi kèo góc MU vs Twente, 2h00 ngày 26/9
  • Soi kèo góc Lyon vs Olympiacos, 02h00 ngày 27/9
  • Soi kèo góc Real Betis vs Leganes, 2h00 ngày 14/9
推荐内容
  • Thủ tướng: 'Địa phương nào cần, Chính phủ mang tiền đến'
  • Soi kèo góc Mallorca vs Sociedad, 0h00 ngày 18/9
  • Soi kèo góc Liverpool vs Nottingham, 21h00 ngày 14/9
  • Soi kèo phạt góc Đức vs Hungary, 1h45 ngày 8/9
  • Xuất khẩu gạo vào EU tiếp tục tăng trưởng mạnh nhờ EVFTA
  • Soi kèo phạt góc Barcelona vs Getafe, 2h00 ngày 26/9