【giải hạng 5 anh】Bài 3: Việt Nam kể câu chuyện thành công trong “giông bão”
>> Bài 1: Khúc hoan ca cho nền kinh tế
>> Bài 2: Dấu ấn “nhạc trưởng” của nền kinh tế
Dấu ấn mang tầm vóc lịch sử
Dấu ấn sâu đậm và quan trọng nhất mang tầm vóc và ý nghĩa lịch sử trong sự lãnh đạo kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam là khởi xướng,àiViệtNamkểcâuchuyệnthànhcôngtronggiôngbãgiải hạng 5 anh sáng tạo và lãnh đạo công cuộc đổi mới, trước hết là “đổi mới về tư duy kinh tế”. Dấu ấn đó thể hiện qua những thành tựu kinh tế to lớn được dư luận trong và ngoài nước ghi nhận.
Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, quy mô nhỏ bé, với GDP chỉ 14 tỷ USD và GDP bình quân đầu người chỉ khoảng 250 USD những năm đầu đổi mới, Việt Nam đã thoát ra khỏi tình trạng đói nghèo, chuyển sang thực hiện và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016 - 2019 đạt khá cao, bình quân 6,8%/năm. Đến năm 2019, GDP tăng 7,02% và quy mô nền kinh tế đạt hơn 262 tỷ USD. Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, nhưng tăng trưởng cả năm ước đạt 2 - 3%. Với kết quả trên, Việt Nam là một trong những quốc gia tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới nhờ nội lực, tận dụng tốt các cơ hội và khả năng đa dạng hoá, thích ứng linh hoạt của nền kinh tế.
Việt Nam đã tạo ra một “câu chuyện huyền thoại”
Theo Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc, Việt Nam đã tạo ra một “câu chuyện huyền thoại” trong công cuộc giảm nghèo với chỉ số HDI (chỉ số phát triển con người) năm 2019 là 0,63, xếp thứ 118 trong tổng số 189 nước, tức nằm trong nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng chỉ số HDI cao nhất trên thế giới. Quỹ Tiền tệ Quốc tế đánh giá, năm 2020 Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế đứng thứ 4 ASEAN...
Có của ăn của để, mới lo được cho dân, cho an sinh xã hội. Nhiệm kỳ qua, phát triển văn hoá xã hội đạt kết quả tích cực, an sinh xã hội cơ bản được bảo đảm, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người đạt 2.750 USD. Quy mô GDP tăng khoảng 1,4 lần so với năm 2015. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm còn dưới 4% so với từ 53% năm 1993... Đó là những con số biết nói, là nỗ lực của cả hệ thống chính trị, không phải trong một sớm một chiều.
Theo Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP), Việt Nam đã tạo ra một “câu chuyện huyền thoại” trong công cuộc giảm nghèo với chỉ số HDI (chỉ số phát triển con người) năm 2019 là 0,63, xếp thứ 118 trong tổng số 189 nước, tức nằm trong nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng chỉ số HDI cao nhất trên thế giới. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá, năm 2020 Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế đứng thứ 4 ASEAN...
“Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế sáng giá nhất châu Á”, “Việt Nam, ngôi sao đang lên của kinh tế thế giới”... là những cụm từ được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây. Chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổi bật trong giai đoạn 2016 - 2020, tô đậm thành tựu của 35 năm đổi mới với những bước tiến vượt bậc. Việt Nam đã có 4 năm liên tiếp 2016 - 2019 cơ bản hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra, năm sau tốt hơn năm trước, tạo đà để Việt Nam đứng vững trong sóng gió. 2020 cũng là năm thành công, niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước không ngừng được nâng cao, như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhận định, “đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.
Bền bỉ phương châm hành động xây dựng “Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân”, đã mang lại thành quả là kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, chất lượng tăng trưởng được nâng lên, các cân đối lớn của nền kinh tế được cải thiện. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhiều lần nhấn mạnh Việt Nam không hề “đánh đổi” để có sự tăng trưởng cao. Ông khẳng định, những mục tiêu tưởng chừng rất khó đạt được cùng lúc, nhưng đó là kết quả sự nỗ lực của Chính phủ, các cấp, các ngành.
Tìm “chân dung” mới cho nền kinh tế
“Cú đòn” Covid-19 làm chao đảo kinh tế thế giới. Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Việt Nam đã rất gần với mục tiêu trở thành nước có thu nhập trung bình cao, nhưng tình hình mới đã và đang đặt ra nhiều thách thức.
Năm 2019, Việt Nam không chỉ đạt được tăng trưởng nhanh hàng đầu khu vực cũng như trên thế giới mà còn duy trì được nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát chỉ 2,79%, mặt bằng lãi suất và tỷ giá luôn duy trì ổn định trong bối cảnh các thị trường tài chính toàn cầu đầy biến động… Tuy nhiên, trong tình hình mới, đâu là “chân dung” mới của kinh tế Việt Nam, để đạt mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch Covid-19 vừa thúc đẩy tăng trưởng. Làm thế nào để mô hình kinh tế trong tương lai phải là nền kinh tế có năng lực phản ứng nhanh, chống chọi với mọi cú sốc và có thể linh hoạt thích ứng ngay sau đó.
Theo các chuyên gia kinh tế, thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; chuyển dịch tích cực cơ cấu giữa các ngành và nội ngành; phát triển kinh tế vùng, kinh tế biển, đô thị, xây dựng nông thôn mới; địa phương vươn lên mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của đất nước... Thực tế đã chứng minh, nền kinh tế số của Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ ngay từ trước khi đại dịch. Covid-19 là một “cú hích” mạnh thúc đẩy kinh tế số của Việt Nam và cũng nhờ có cơ sở hạ tầng kinh tế số tương đối tốt, “cú hích” này có thể sẽ giúp định hình sớm hơn nền kinh tế số trong tương lai.
Mô hình kinh tế Việt Nam trong tương lai phải là nền kinh tế có năng lực phản ứng nhanh, chống chọi được với các cú sốc, có thể là các cú sốc về kinh tế, tài chính, dịch bệnh hay thiên tai, và có thể linh hoạt thích ứng ngay sau đó. Những cú sốc này sẽ trở nên thường xuyên hơn, do đó, vấn đề tăng trưởng toàn diện, an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh môi trường và an sinh xã hội sẽ là những yếu tố có tính quyết định.
Làm gì để “hóa rồng”? Không chờ đợi, “hành động để phục hồi tăng trưởng”, tăng trưởng theo hướng “bền vững, bao trùm” luôn được người đầu Chính phủ nhắc đến. Tuy nhiên, nguồn lực của nền kinh tế như chiếc chăn hẹp, trả lời cho câu hỏi đặt ra là phải làm gì để “hóa rồng” trong bối cảnh đó không dễ dàng. “Muốn đi xa thì phải đi cùng nhau”, chưa bao giờ chân lý đó lại đúng như bây giờ. Thúc đẩy sản xuất kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Gỡ những nút thắt đó, các doanh nghiệp phải biết tận dụng cơ hội trong khó khăn, khôi phục sản xuất, phục hồi các chuỗi sản xuất mới, thúc đẩy tăng trưởng. Việc cả hệ thống chính trị đặt doanh nghiệp làm trung tâm của quá trình phục hồi kinh tế là hướng đi đúng đắn. Những gói hỗ trợ hàng trăm nghìn tỷ đồng là liều thuốc đặc trị để vực dậy nền kinh tế. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội từ các FTA, tăng cường năng lực quản trị, tận dụng tốt nguồn nhân lực... - đó mới là giải pháp lâu dài. Việt Nam phải chuẩn bị kỹ để đón được những tập đoàn, doanh nghiệp lớn, được ví như “đại bàng” từ các nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản, châu Âu... Trong thời điểm hiện nay phát sinh cơ hội đặc biệt khi có sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư, nếu chúng ta nắm bắt được sẽ là cơ hội bứt phát hiếm có. Song, nếu còn e ngại, chậm chân, các doanh nghiệp sẽ mất cơ hội vàng này. Muốn vậy, việc cải thiện môi trường kinh doanh là tiên quyết. Vẫn còn nhiều thách thức, song chúng ta có quyền hy vọng khi kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được sự ổn định và đang trong xu hướng phục hồi theo hình chữ V. Như nhận định của ông Jacques Morisset - Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới, “Việt Nam kiên cường trong một thế giới suy sụp”, khẳng định mức độ chống chịu của kinh tế Việt Nam. Dự báo mới nhất của Standard Chartered, kinh tế Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 3% trong năm 2020 và bật tăng mạnh 7,8% vào năm 2021. Nếu làm được điều này, Việt Nam sẽ nằm trong số ít các quốc gia kể được câu chuyện về kỳ tích tăng trưởng trong “giông bão”. |
Minh Anh
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Biến chứng viêm tai giữa
- ·Kết đắng cho 3 cô gái lột đồ, đánh thiếu nữ
- ·Công an xã đưa đi, người đàn ông chết bí ẩn bên vệ đường
- ·Truy tìm đối tượng phá kính ô tô trộm gần 1,4 tỷ
- ·Rút tiền Tết 'chết' vì… máy ATM
- ·Xoá điểm mù xe tải đơn giản và rẻ tiền chỉ với 500 ngàn đồng
- ·Bắt hai cán bộ để thất thoát tiền bồi thường thủy điện
- ·Khởi tố vụ án nữ phóng viên tống tiền doanh nghiệp
- ·Giá xăng dầu hôm nay 06/9/2024: Dầu thô Mỹ về dưới mốc 70 USD/thùng
- ·Giang hồ Cần Thơ sai đàn em truy sát nhiều người ở tiệm game
- ·HATA Landscape
- ·Tài xế 'taxi công nghệ' nã súng vào taxi Mai Linh
- ·Lừa va chạm giao thông, đe dọa đòi tiền trên phố HN
- ·Bắt hai cán bộ để thất thoát tiền bồi thường thủy điện
- ·Giải pháp xanh cho rác hữu cơ trong bối cảnh thực thi phân loại rác tại nguồn
- ·Sát hại vợ, gọi điện cho con nhờ lo hậu sự rồi tự vẫn
- ·Giang Kim Đạt dùng 'bùa mê' nào 'dụ' nguyên TGĐ Vinashinlines?
- ·Thủ đoạn tàn độc vụ nữ giám đốc thuê người tiêm máu HIV vào con tình địch
- ·Cô giáo yoga đi kiện vì cắt chân không được hỏi ý kiến
- ·Thanh niên bị truy đuổi, chém lìa đầu ở Vĩnh Phúc