【soi kèo albania】Khó xử phạt hành vi lấn chiếm hành lang đường bộ
Thời gian qua,ửphạthnhvilấnchiếmhnhlangđườngbộsoi kèo albania tình trạng xây dựng các công trình, nhà cửa, buôn bán lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ có chiều hướng diễn biến phức tạp với nhiều vụ việc vi phạm. Tuy nhiên, cho đến nay, việc xử lý đối với các trường hợp này vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc...
Việc người dân bày bán hàng hóa trong khu vực hành lang đường bộ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn giao thông.
Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Phụng Hiệp đã phát hiện và lập biên bản 33 trường hợp xây dựng nhà lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, tập trung chủ yếu ở các xã như Tân Bình, Phương Bình, Phương Phú… Theo các ngành chức năng, nguyên nhân chủ yếu của việc xây dựng lấn chiếm hành lang đường bộ hiện nay là do một bộ phận người dân chưa ý thức tốt được việc chấp hành các quy định về luật giao thông đường bộ, bên cạnh đó, do bức xúc về nhu cầu chỗ ở, kinh doanh, cùng với công tác quản lý ở một số địa phương chưa được chặt chẽ… đã dẫn đến tình trạng xây dựng, lấn chiếm hành lang tại các tuyến đường giao thông xảy ra phổ biến.
Như trường hợp ông Nguyễn Thanh V., ở xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp. Ông V. xây dựng nhà với diện tích khoảng 30m2 nhưng có đến 1/3 diện tích nằm trong khu vực hành lang lộ giới, dù đã được nhắc nhở nhưng ông V. vẫn tập kết vật liệu để hoàn thiện căn nhà, sau đó chính quyền địa phương đã phải lập biên bản xử lý.
Còn dọc theo tuyến Quốc lộ 61C (đường nối Vị Thanh - Cần Thơ) hoặc Quốc lộ 61B đoạn trên địa bàn thị xã Long Mỹ, không khó để bắt gặp nhiều trường hợp người dân buôn bán hàng hóa lấn chiếm hành lang đường bộ dọc theo các tuyến đường này. Có thể thấy, đa số các trường hợp này chủ yếu chỉ là các hộ dân buôn bán hàng rong, hàng hóa nhỏ lẻ, không cố định, tuy nhiên việc bày bán các loại hàng hóa trong phạm vi hành lang đường bộ lại gây mất mỹ quan và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông cho chính người mua và người bán.
Chị Lê Thị S., ở ấp 3, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, cho biết: “Trước thấy một số người bày bán rau quả dọc tuyến Quốc lộ 61C, nên tôi cũng mang ra đây bán. Có mấy lần bị nhắc nhở, nhưng vì mưu sinh mình vẫn cứ phải bán, khi nào có ai nhắc thì mình nghỉ vài hôm hoặc dẹp vào phía trong”.
Theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP, đối với hành vi buôn bán hàng rong, hàng hóa trên lòng đường đô thị hoặc trong phạm vi đất đường bộ ngoài đô thị có thể bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 400.000 đồng. Còn đối với hành vi xây dựng nhà ở, các công trình kiên cố trong phần đất dành cho đường bộ có thể bị xử phạt đến 40 triệu đồng.
Tuy nhiên, một thực tế hiện nay là lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra, xử lý ở địa phương lại rất mỏng, không thể kiểm soát hết tình trạng vi phạm, đồng thời khi phát hiện có trường hợp vi phạm thường áp dụng biện pháp tuyên truyền, nhắc nhở trước để người dân ý thức, tự khắc phục, chỉ đối với các trường hợp sau khi nhắc nhở nhiều lần vẫn cố tình vi phạm thì mới tiến hành xử phạt hành chính.
Bên cạnh đó, thủ tục xử lý đối với các trường hợp vi phạm hiện nay lại qua nhiều giai đoạn khiến việc xử phạt vi phạm không được kịp thời, đủ sức răn đe. Ông Trần Thế Liêm, Phó Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Trước đây thẩm quyền xử phạt đối với việc xây dựng các công trình trên phần đất thuộc hành lang đường bộ có một số sẽ thuộc thẩm quyền của chủ tịch UBND cấp xã. Tuy nhiên, hiện nay do thay đổi về mức phạt trong Nghị định 46/2016/NĐ-CP nên các trường hợp này chủ yếu thuộc thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp huyện, vì vậy, khi phát hiện có trường hợp vi phạm, cấp xã phải làm hồ sơ để trình chủ tịch UBND cấp huyện mới có thể ra quyết định xử phạt”.
Cất nhà trái phép, lấn chiếm hành lang lộ giới, che khuất tầm nhìn, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ va quẹt, tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn. Thực trạng này đã và đang tồn tại. Thiết nghĩ, trong thời gian tới đây các ngành chức năng ở địa phương cần tăng cường công tác quản lý, tuyên truyền cũng như xử lý nghiêm đối với những trường hợp vi phạm, nhằm giáo dục, răn đe người dân trong việc chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, qua đó cũng nhằm đảm bảo an toàn, tính mạng, tài sản cho chính người dân.
Quy định tại khoản 5, Điều 52 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 Người nào phát hiện công trình đường bộ bị hư hỏng hoặc bị xâm hại, hành lang an toàn đường bộ bị lấn chiếm phải kịp thời báo cho Ủy ban nhân dân, cơ quan quản lý đường bộ hoặc cơ quan công an nơi gần nhất để xử lý; trường hợp cần thiết có biện pháp báo hiệu ngay cho người tham gia giao thông biết. Khi nhận được tin báo, cơ quan có trách nhiệm phải nhanh chóng thực hiện các biện pháp khắc phục để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn. |
Bài, ảnh: ĐÌNH BẢO
(责任编辑:World Cup)
- ·Giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước
- ·Xây dựng đường trên cao số 1: TP.HCM chi gần tỷ USD
- ·Rò rỉ nước nhiễm xạ hạt nhân tại Fukushima (Nhật Bản) sau trận động đất
- ·Nên chăng miễn trừ bản quyền vaccine phòng Covid
- ·Chứng khoán tuần qua: Thị trường điều chỉnh tích lũy, thanh khoản chưa cải thiện
- ·Ngắm biệt thự của 3 nữ ca sĩ độc thân xinh đẹp, quyến rũ nhất làng sao Việt
- ·Kinh tế Mỹ liên tiếp đón nhận những tín hiệu tích cực mới
- ·Chốn đi về giản dị đến khó tin của những sao Việt nổi tiếng
- ·Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Chính sách cần gắn với thực tiễn
- ·Thách thức khiến Ấn Độ, Nga, Trung Quốc tiêm chủng chậm chạp dù tự sản xuất vaccine
- ·Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’
- ·Cocobay ‘oanh tạc’ thị trường với Coco Ocean
- ·Căn hộ bình dân tăng vọt, tha hồ mua nhà Hà Nội?
- ·Giới đầu tư BĐS ồ ạt ‘đổ bộ’ miền Tây Nam Bộ
- ·Apple điều tra sự cố iPhone 7 Plus cùng phát nổ giống Note 7
- ·Hồ Gươm Plaza: Mua nhà đón Tết, lì xì hàng trăm triệu
- ·Nhà chung cư được bảo hành bao lâu?
- ·Nga không loại trừ khả năng cắt đứt quan hệ với EU
- ·Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao nhà ‘Nghĩa tình biên cương’
- ·Cận cảnh những ngôi nhà bán trú cho học sinh vùng cao bằng… container