【tỷ số youngboy】Sửa Luật Khám bệnh, Chữa bệnh phải gỡ được vướng mắc, khó khăn cho ngành y
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại Toạ đàm. |
Toạ đàm do Ủy ban Xã hội phối hợp với Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức tại Nhà Quốc hội.
Phát biểu tại Tọa đàm,ửaLuậtKhámbệnhChữabệnhphảigỡđượcvướngmắckhókhănchongàtỷ số youngboy Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, đây là dự luật có phạm vi tác động rất rộng tới các lĩnh vực kinh tế, xã hội, sức khoẻ, tính mạng của người dân. Đây cũng là dự ánLuật khó, nhất là trong điều kiện hiện nay, sau khi những tác động của dịch bệnh Covid-19, các vấn đề của ngành y tế, y tế cơ sở, y tế dự phòng, tài chínhy tế... đang bộc lộ nhiều khó khăn, thách thức và đặt ra những yêu cầu mới về khuôn khổ pháp lý.
“Nội dung dự án Luật nhận được sự quan tâm sâu sắc không chỉ trong ngành y tế, mà còn của cử tri và nhân dân cả nước. Khi Quốc hội sửa đổi xong Luật này thì có tháo gỡ được những khó khăn, vướng măc hiện nay của ngành y tế hay không? Có giúp cho ngành y tế thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình theo tinh thần Nghị quyết số 20 của Trung ương về chăm sóc sức khoẻ của nhân dân hay không? Đó là câu hỏi hết sức quan trọng phải trả lời”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Chủ tịch Quốc hội đánh giá, đến nay, chất lượng dự thảo Luật đã được nâng lên so với phiên bản trình Quốc hội lần đầu. Tuy nhiên, dự án Luật cũng còn các nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, chỉnh lý, hoàn thiện thêm như: cấp giấy phép hành nghề, các chức danh nghề nghiệp trong ngành y; cách thức tổ chức đánh giá năng lực hành nghề; việc sử dụng ngôn ngữ trong hành nghề khám bệnh và chữa bệnh để vừa nâng cao chất lượng khám chữa bệnh đối với các chuyên gia nước ngoài, người nước ngoàihành nghề y tại Việt Nam vừa bảo đảm hội nhập quốc tế, thu hút đội ngũ chuyên gia giỏi; hệ thống tổ chức cơ sở khám bệnh và chữa bệnh…
Theo ông Vương Đình Huệ, qua tổng hợp dư luận xã hội, ý kiến của nhân dân, cử tri, ngành y tế cho thấy tài chính y tế hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề. Trong đó, nhiều ý kiến rằng cần đưa tài chính y tế vào Luật Khám bệnh, Chữa bệnh (sửa đổi).
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, nếu không đưa vào thì cũng rất khó khăn vì hiện nay chưa có luật về đơn vị sự nghiệp công lập mà mới chỉ có một số quy định tại các luật liên quan. Riêng với cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập thì hiện mới chỉ được quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Nghị định này cũng quy định chung cho tất cả các đơn vị sự nghiệp công lập chứ chưa có quy định riêng cho lĩnh vực hết sức đặc thù của ngành y tế.
"Ngành y tế cần sự đồng hành, đóng góp chung của xã hội, của Quốc hội, của Chính phủ, các cấp, các ngành để tháo gỡ những khó khăn hiện nay”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Nhấn mạnh cơ chế tài chính y tế là vấn đề hết sức quan trọng đối với ngành y tế hiện nay, một số chuyên gia nhất trí cần có một chương riêng quy định về cơ chế tài chính khám, chữa bệnh trong Luật Khám bệnh, Chữa bệnh (sửa đổi).
Một số chuyên gia đánh giá việc dự thảo Luật hiện đã có quy định về xã hội hoá công tác khám, chữa bệnh, bổ sung chủ thể ngoài nhà nước được cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, phi vụ lợi là điểm mới.
Tuy nhiên, các ý kiến này cũng lưu ý, xã hội hoá trong lĩnh vực y tế là chính sách có tác động rộng lớn, bao quát, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, trách nhiệm của cơ sở y tế, thậm chí dễ nảy sinh xung đột giữa hệ thống y tế tư nhân và y tế công lập.
Hiện nay, Nhà nước đang chủ trương cắt giảm đầu tưcông, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệpđầu tư vào lĩnh vực y tế tư nhân. Nhưng vừa qua, ở một số địa phương, có tình trạng đầu tư “công không ra công, tư không ra tư” do chính quyền địa phương kêu gọi đầu tư xã hội hoá y tế, mời doanh nghiệp đầu tư trong khuôn viên bệnh viện công.
Cho rằng, đây thực chất là hình thức “núp bóng” chủ trương xã hội hóa, dễ nảy sinh tiêu cực, sai phạm, đại diện Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam đề nghị không nên luật hoá chính sách xã hội hoá đối với khối y tế công lập trong Luật Khám bệnh, Chữa bệnh.
Một số chuyên gia cũng nhất trí quan điểm trên và cho rằng, chính sách tài chính trong lĩnh vực y tế cần bảo đảm nguyên tắc "công ra công, tư ra tư". Cùng với đó, Dự thảo Luật cần phân định rõ 3 chủ thể khám chữa bệnh gồm: y tế công/y tế nhà nước, y tế tư nhân và y tế ngoài nhà nước nhân đạo phi vụ lợi... và có quy định nhằm bảo đảm sự cạnh tranh công bằng trong cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh của 3 chủ thể này.
Dự án Luật Khám bệnh, Chữa bệnh (sửa đổi) đã được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ ba và theo chương trình sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Tư (tháng 10/2022).
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Vợ bác sĩ Chiêm Quốc Thái bị bắt tại sân bay: Vợ chồng đang tranh chấp loạt tài sản gì
- ·Trường Trung cấp Kinh tế
- ·Huyện Thới Bình: Tặng 50 suất quà cho nạn nhân chất độc da cam
- ·Đối tượng phải kê khai tài sản
- ·Hội nghị lần thứ 50 của Ủy ban Tư vấn về Tiêu chuẩn và Chất lượng của ASEAN
- ·Hỗ trợ kinh tế tư nhân phát triển bền vững
- ·Ban CHQS huyện Phú Riềng đẩy mạnh phòng, chống dịch Covid
- ·Địa danh lịch sử cụm Ba Hòn Kiên Giang
- ·Hà Nội lệnh dẹp loạn hàng xách tay, hàng loạt shop bị sờ gáy
- ·Lắp 12 camera giám sát các cơ sở giết mổ gia súc tập trung
- ·Xôn xao đề xuất xin mua áo mưa 1 triệu đồng/bộ của Chi cục Thuỷ lợi Thái Bình
- ·Vận động Quỹ Vì người nghèo hơn 58 tỷ đồng
- ·Thẩm định an toàn thực phẩm các cơ sở sản xuất
- ·Buồn vui vụ điều 2020
- ·Grab thừa nhận tăng cước, chất lượng tài xế giảm sau mua Uber
- ·Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh lấy ý kiến đóng góp dự thảo Luật Thư viện
- ·Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất
- ·Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn
- ·Bảo hiểm xã hội đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế
- ·Giải quyết việc làm cho trên 25.000 lao động