【tỷ số bóng đá giải tây ban nha】Nước tăng lực: Tăng… bệnh
Tại thị trường Việt Nam,ướctănglựcTăngbệtỷ số bóng đá giải tây ban nha có rất nhiều SP nước tăng lực, trong đó có SP được khuyên dùng cho cả trẻ nhỏ, nhưng hầu như không có bất kỳ khuyến cáo an toàn nào từ NSX.
Lập lờ hàm lượng
Từ siêu thị, cửa hàng tiện lợi đến các chợ, điểm bán lẻ, SP tăng lực được bày bán rất nhiều với đủ loại dạng nước, bột, viên nén… Ngoài các nhãn hiệu quen thuộc như Red Bull, Sting, Number 1, thị trường còn có nước tăng lực Samurai, Gasaco, Red Dragon (Rồng Đỏ), Lipovitan, X2 với các vị chanh, dâu, sâm… và các SP tăng lực nhân sâm. Một số siêu thị cho biết, mặt hàng này chiếm tỷ trọng khoảng 16 - 20% trong nhóm nước giải khát.
Đồ uống yêu thích của trẻ nhỏ.(ảnh minh họa) |
Tại một số cửa hàng, người bán cho biết mặt hàng nước tăng lực bán rất chạy, đặc biệt là hai nhãn hiệu Red Bull và Sting. Cả người bán lẫn người mua đều nghĩ đơn giản là uống nước tăng lực để khỏe hơn, chống lại tình trạng mệt mỏi. Trên nhãn nhiều SP nước tăng lực cũng quảng cáo “bổ sung vi chất dinh dưỡng, thêm năng lượng, tăng lực” với các hình ảnh lực sĩ, sư tử, rồng bay… Tuy nhiên, hầu hết SP nước tăng lực đều có các thành phần chủ yếu là nước, đường, hương liệu tổng hợp, chất ngọt tổng hợp, phẩm màu, chất điều chỉnh độ axit, chất bảo quản, caffein… và một trong số các vitamin B2, B3, B6, B12… nhưng với hàm lượng rất khiêm tốn, từ 4 - 10mg/lít. Ngoài các hương vị dâu, chanh… một số loại trên nhãn ghi công thức cải tiến có bổ sung thêm chiết xuất nhân sâm nhưng chỉ với hàm lượng rất nhỏ khoảng 10mg/250ml; có SP ghi lập lờ 40mg/L, thay vì thông tin theo thể tích thực của SP. Đáng nói là hầu hết các SP đều không có bất kỳ lưu ý hay khuyến cáo gì đối với người sử dụng ngoài lưu ý “uống ngon hơn khi ướp lạnh”.
Ngoài ra, trên nhiều trang mạng đang rao bán các SP nước tăng lực được quảng cáo là hàng nhập trực tiếp từ Thái Lan. Gọi số 0923969…, chúng tôi được một người đàn ông tự giới thiệu là Th. chuyên cung cấp mặt hàng nước tăng lực R. là hàng Thái Lan chính hiệu và báo giá sỉ 225.000đ/thùng, giá lẻ 230.000đ/thùng. Chúng tôi kêu đắt, anh này nói như quát: “Ở đây bao giá, chỗ nào bán giá rẻ hơn chỉ có R. Trung Quốc nhái R. Thái Lan”. Khi chúng tôi hỏi địa chỉ công ty để đến tận nơi đặt hàng số lượng lớn thì người này… tắt máy.
Ảnh minh họa |
Có nơi chào bán nước tăng lực hồng sâm, giới thiệu có bổ sung thêm các dược liệu quý, mật ong, vitamin C, D3…; dành cho trẻ lứa tuổi cấp II và cấp III, dùng một gói mỗi ngày, giảm căng thẳng cho trẻ em trong quá trình học tập, ôn thi, tăng cường trí nhớ, giúp ăn ngon, ngủ tốt, giúp tập trung cao… Đáng lưu ý, nước tăng lực hồng sâm nhãn hiệu K. (hộp 30 gói, 20ml/gói), giá 1,5 triệu đồng còn được tư vấn trẻ mẫu giáo cũng dùng được theo hướng dẫn một gói/ngày.
Không chỉ có SP của các công ty sản xuất trong nước, thị trường còn có những SP được quảng cáo là hàng nhập khẩu giúp “tăng lực” dành riêng cho nam giới, phụ nữ, người già, trẻ em. Tại cửa hàng chuyên bán nhân sâm Hàn Quốc trên đường Nguyễn Thông (Q.3), khi chúng tôi hỏi mua SP tăng lực, nhân viên bán hàng không chỉ giới thiệu đủ loại nước hồng sâm, hồng sâm nhung, hồng sâm linh chi… đóng hộp 8-10 chai (giá 500.000 - 950.000đ/hộp) mà còn có SP tăng lực dạng bịch (55.000đ), bột pha nước, dạng viên nén (350.000đ/hộp, uống hai viên/ngày)… Theo lời nhân viên bán hàng, các SP trên giúp “tăng cường sức khỏe, đặc biệt với người trung niên, cao tuổi, người bị suy nhược…”.
Theo quy định, các chất phụ gia như: chất bảo quản trong nước tăng lực: natri bezoat (211); màu tổng hợp (đỏ: allura AC (129); vàng quinoline (104)...); hương tổng hợp; chất chống oxy hóa (vitamin C (300)… chỉ được phép dùng trong giới hạn nhưng thực tế, một số đơn vị sản xuất không hề kê khai hàm lượng cho vào SP mà chỉ ghi trên nhãn SP tên các phụ gia. Như vậy, cả NTD lẫn nhà quản lý không biết đường đâu mà lần.
Hình ảnh chỉ có tính minh họa |
BS Trần Văn Ký - Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm VN (Văn phòng phía Nam), cho rằng: “Các đơn vị sản xuất không khai báo hàm lượng phụ gia cho vào SP vì thực tế, họ thường cho quá mức cho phép để bảo quản SP được lâu nhất có thể. Nếu cho quá mức các phụ gia này, ngoài tác hại cấp tính cho NTD như: đau đầu, đau thần kinh, khó tiêu, hay quên, giảm trí nhớ, thậm chí gây đột quỵ thì về lâu dài, có rất nhiều tác hại như xơ gan, ung thư... Đối với các SP thực phẩm nói chung, nước tăng lực nói riêng, nếu dùng quá nhiều có thể gây ra tác hại thì bắt buộc trên nhãn phải có cảnh báo về y tế, an toàn khi sử dụng”. Điều này đã có quy định, nhưng các NSX cứ lờ đi. Với cách quản lý như hiện nay thì cơ quan quản lý chỉ kiểm duyệt tiêu chuẩn chất lượng SP trên hồ sơ…
Chỉ là ảo giác
BS Ký dẫn chứng, trong nước tăng lực có caffein và các vitamin. Nếu quá nhiều caffein sẽ ảnh hưởng đến tim mạch và huyết áp, người có bệnh này dễ bị đột quỵ khi dùng quá nhiều. Các vitamin cũng chỉ được dùng trong giới hạn cho phép, đủ nhu cầu của một ngày. Nếu hàm lượng vitamin quá 300% nhu cầu hàng ngày thì bắt buộc phải được bác sĩ kê toa. “Các SP tăng lực cần phải có cảnh báo về y tế để NTD biết mà phòng tránh”, BS Ký nói.
ThS Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Khoa Dinh dưỡng, BV Chợ Rẫy TP.HCM - phân tích, trong các loại nước tăng lực đang lưu hành trên thị trường đều có chất bảo quản thực phẩm natri benzoat. Đây là chất rắn bền vững, không mùi, hạt màu trắng hay bột kết tinh, có vị hơi ngọt, dễ tan trong nước, có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn và nấm trong môi trường axit (đồ uống có gas, mứt, nước trái cây). Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm đã quy định, không sử dụng các chất bảo quản gốc benzoat đối với các loại thực phẩm dành cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương thực và nông nghiệp thế giới (FAO), natri benzoat nếu dùng quá liều lượng 1g/kg sẽ gây nguy hại đến thần kinh, trẻ em dễ bị ngộ độc, gây các biến chứng khó thở, co giật, hôn mê. Nếu sử dụng lâu dài sẽ gây ra các triệu chứng rối loạn tổng hợp protein. Hàm lượng caffein trong nước tăng lực thường rất lớn, dao động khoảng 75-85mg/lon 250ml. Chất này thường tồn tại trung bình 12 giờ trong cơ thể. Xét về góc độ y học, lượng caffein lớn chính là lý do gây mất ngủ, nhức đầu, gây bất ổn về tâm lý, tăng huyết áp, nôn mửa và những xáo trộn tiêu hóa. Ngoài ra, ảnh hưởng tăng sinh nước tiểu do caffein gây ra còn dẫn đến tình trạng mất nước và muối (Ca, K, Mg).
Hình ảnh chỉ có tính minh họa |
BS Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phó Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM tư vấn, nước tăng lực chỉ là nước giải khát, không phải thuốc; nhưng trong thành phần SP có chứa một ít vitamin, đường và chất caffein kích thích hệ thần kinh nên người tiêu dùng cảm thấy tỉnh táo sau khi sử dụng. Với người mắc bệnh mạn tính như: tim mạch, tiểu đường, hen suyễn… sẽ nguy hiểm khi sử dụng SP vì chất kích thích caffein có thể kích thích hệ thần kinh thực vật khiến tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim, rối loạn chuyển hóa, rối loạn hô hấp, lên cơn hen suyễn. Do đó, nước tăng lực chỉ sử dụng cấp thời khi không còn lựa chọn nào khác. Với người không mắc bệnh, nếu sử dụng thường xuyên sẽ không tốt cho cơ thể, vì nước tăng lực chứa hàm lượng đường cao hơn các loại nước ngọt khác, tạo năng lượng rỗng cho người dùng, khiến cơ thể cảm giác no hơi, không muốn ăn sau khi uống. Do đó, trẻ em, người già, người đang bị bệnh hay mới khỏi bệnh, phụ nữ đang mang thai… càng không nên sử dụng.
Tương tự, BS Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Nhi Đồng 2 TP.HCM - khuyến cáo, nước tăng lực chỉ giúp cơ thể giải khát lúc cần thiết như chơi thể dục thể thao. Do thành phần chủ yếu của nước tăng lực là vitamin C giúp cơ thể chống mệt mỏi, vitamin B hỗ trợ chuyển hóa tốt lượng đường và caffein góp phần làm tỉnh táo. Thế nhưng, nếu sử dụng thường xuyên và lâu dài sẽ dẫn đến dư thừa hàm lượng vitamin C gây sỏi thận, sỏi lắng đọng ở đường tiết niệu; hay gây xót ruột lúc bụng đói. Hơn nữa, nước tăng lực đơn thuần chỉ là chất đường nên sẽ không đủ năng lượng tạo khối cơ, canxi chắc xương cho trẻ. Hiện nay, một số loại nước tăng lực còn bị làm giả từ nguồn nước giếng mà những nguồn nước không được kiểm định có thể chứa kim loại nặng, ví dụ như arsen (thạch tín) nếu sử dụng lâu dài có thể gây ung thư.
Học sinh, sinh viên nếu thường xuyên sử dụng nước tăng lực làm “doping” cho mùa thi sẽ rất nguy hại, vì để cơ thể tiếp thu tốt bài vở thì cần có sự phối hợp giữa các bộ phận khác nhau trong cơ thể, chứ không đơn giản là tiếp “nhiên liệu” để kích thích não tỉnh táo. Thông thường, học sinh, sinh viên sẽ rơi vào trạng thái kiệt sức nếu không đảm bảo chế độ ăn uống trong những ngày thi.
Theo PNO
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Ào ào ra mắt ô tô, điện thoại mới, Vingroup của ông Phạm Nhật Vương làm ăn ra sao
- ·Để duy trì sản xuất, doanh nghiệp đề xuất áp dụng “Công thức 7K+3T”
- ·Đình chỉ lưu hành toàn quốc mỹ phẩm Clinxy Gel của Công ty mỹ phẩm Minh Phước
- ·PV GAS có Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc mới
- ·5 phim chiếu rạp hay nhất mùa Giáng sinh
- ·Đồng hành cùng doanh nghiệp vượt mọi khó khăn
- ·Google sắp xóa tài khoản không hoạt động
- ·Giá vàng dự báo tiếp tục giảm, nhà đầu tư nên lưu ý gì?
- ·'Chi phí tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ
- ·Kim ngạch thương mại Việt Nam
- ·Giá gas tăng lần thứ 4 liên tiếp chạm ngưỡng 356.000 đồng/bình
- ·Chú trọng thu hút vốn FDI chất lượng cao
- ·Nắm bắt cơ hội chuyển đổi số, doanh nghiệp chuyển mình
- ·7 loại thực phẩm dù tốt cho sức khỏe nhưng không nên ăn quá nhiều
- ·'Chuyến đi săn' HIO tại giải FLC Biscom Golf Tournament 2018 chính thức bắt đầu
- ·Doanh nghiệp vượt bão dịch: Bản lĩnh hành động chưa chắc thắng nhưng yếu đuối, sợ hãi chắc chắn thua
- ·Lí do khiến Toyota ngừng sản xuất dòng xe Avalon
- ·Đây là thói quen Bill Gates ví như hòn đá cản bước bạn đến thành công
- ·Nông sản, thủy sản Việt Nam được ưa chuộng tại thị trường Trung Đông, châu Phi
- ·Second home là nơi để tái tạo sức khoẻ và tinh thần