【lịch đá bóng châu âu】Thủ tướng đề nghị nâng tỉ lệ tham gia BHYT lên trên 90%
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị nâng tỉ lệ toàn dân tham gia BHYT đến năm 2020 lên trên 90%, quy trách nhiệm cụ thể cho các địa phương.
Chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về bảo hiểm y tế (BHYT) sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, mục tiêu tiến tới BHYT toàn dân là việc lớn, liên quan đến sức khoẻ của nhân dân.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc |
“Sau 25 năm thực hiện, các ngành đã cố gắng nâng diện tham gia BHYT lên 75%. Đây là cố gắng rất đáng trân trọng nhưng mục tiêu 78% vào cuối năm nay đã cao chưa? Tôi cho chưa phải là cao”, Thủ tướng đánh giá.
Do đó Thủ tướng đề nghị nâng chỉ tiêu tham gia BHYT lên để người dân được hưởng phúc lợi xã hội, được chăm sóc sức khoẻ, thể hiện sự tiến bộ trong lãnh đạo điều hành.
“Chúng ta phải bàn xem đến 2020 chỉ tiêu tham gia BHYT bao nhiêu là vừa, 85% hay 90%. Tôi nghĩ phải 91% thay vì 80% như hiện tại”, Thủ tướng nói.
Để thực hiện được mục tiêu, Thủ tướng đề nghị làm rõ trách nhiệm của từng ngành, từng địa phương, phải có phân công cụ thể, không chỉ vì mục tiêu số lượng mà còn cả chất lượng.
“Khi chỉ tiêu đã có, tiền bạc đã có thì chất lượng phục vụ thế nào, có phân biệt giữa khám tự do, khám có tiền với khám BHYT không, có phân biệt khi mua thuốc không?”, Thủ tướng đặt câu hỏi.
Dự kiến hội nghị cũng cho ý kiến vào dự thảo quyết định của Thủ tướng về việc giao chỉ tiêu bao phủ BHYT giai đoạn 2017-2020.
Liên thông giám sát 14.000 cơ sở khám chữa bệnh
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh cho biết, đến cuối 2015, tỉ lệ tham gia BHYT đã đạt 76,5%.
Trong 6 tháng đầu năm, đã có trên 70,8 triệu đối tượng tham gia, tăng khoảng 0,83% triệu và vẫn đang tích cực triển khai các giải pháp để đạt mục tiêu 78% dân số có BHYT cuối năm nay.
Thứ trưởng Bộ Tài chính, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh |
Bà Minh cho biết, trong quá trình tổ chức thực hiện gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Trong đó BHXH Việt Nam chưa được giao đầy đủ trách nhiệm để đề xuất các cơ chế, chính sách; Các hộ cận nghèo tại nhiều tỉnh vẫn chưa có cơ chế hỗ trợ; Lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế còn chậm và chưa đảm bảo công bằng...
Do đó BHXH đề nghị Chính phủ giao BHXH Việt Nam có các cơ chế chủ động hơn. Cho phép mở rộng mạng lưới thu BHYT, có thể huy động các doanh nghiệp, cơ sở y tế, các trạm bưu điện… để người dân có thể mua BHYT tại bất cứ đâu; Có chính sách ưu đãi với nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình.
BHXH đề nghị các tỉnh, thành phố huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ cho người dân thuộc hộ cận nghèo, hộ gia đình làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình, học sinh, sinh viên thuộc các gia đình đông con khó khăn kinh tế và các hộ gia đình khác.
“Chúng tôi đã tính toán, mức hỗ trợ đóng BHYT cho các đối tượng trên trong năm 2016 là 450,1 tỷ đồng. Số tiền này có thể ưu tiên dùng từ nguồn kinh phí kết dư”, bà Minh thông tin.
Ngoài ra BHXH đề nghị Bộ Y tế nâng cao chất lượng dịch vụ y tế để thu hút với người dân tham gia BHYT, có lộ trình tăng giá dịch vụ bảo đảm công bằng giữa các đối tượng.
“Chúng tôi cũng đề nghị Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ GD-ĐT điều chỉnh lộ trình để 100% đối tượng trong lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên tham gia BHYT vào năm 2017”, bà Minh nói.
Để tránh trục lợi BHYT, bà Minh cho biết trước 30/6 tới, hệ thống tin học hoá giám định thanh toán chi trả BHYT tại 14.000 cơ sở khám chữa bệnh toàn quốc sẽ được liên thông đồng bộ.
Điều chỉnh giá đối tượng không có thẻ BHYT
Để đồng bộ với mục tiêu tăng tỉ lệ tham gia BHYT, Bộ trưởng Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, thời gian qua ngành y tế đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh như đề án giảm quá tải bệnh viện, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ, áp dụng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện, cải cách thủ tục hành chính, cam kết không nằm ghép...
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Ảnh: VGP |
"Bộ Y tế đã công khai 83 tiêu chí xếp hạng bệnh viện. Trên cơ sở đó cùng với BHXH xếp hạng để phân bổ tỉ lệ BHYT", Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết.
Để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, từ 1/3 vừa qua, đối với các bệnh nhân có thẻ BHYT, liên Bộ Y tế và Bộ Tài chính đã thống nhất điều chỉnh giá gần 1.900 dịch vụ khi tính thêm chi phí phẫu thuật, thủ thuật và từ 1/7 sẽ tính thêm tiếp chi phí tiền lương. Theo đó giảm dần việc cấp ngân sách nhà nước cho các cơ sở y tế và chuyển phần tiền đó sang hỗ trợ người dân mua BHYT.
"Thời gian tới, liên Bộ sẽ tiếp tục điều chỉnh giá đối với những người không có thẻ BHYT để đảm bảo bình đẳng giữa 2 nhóm đối tượng, thúc đẩy người dân tham gia BHYT. Tuy nhiên để tránh tác động CPI, từ cuối năm nay đến đầu 2017, mỗi đợt chúng tôi chỉ thực hiện điều chỉnh khoảng 8-10 tỉnh, thành phố", Bộ trưởng Tiến nêu kế hoạch.
>>450 tỉ hỗ trợ người dân mua BHYT(责任编辑:World Cup)
- ·Máy bay rơi ở Pháp đang được điều tra làm rõ nguyên nhân
- ·Phân bón NK không phải chịu thuế GTGT
- ·Kết quả bóng đá Inter Milan 1
- ·Bắt hai đối tượng vận chuyển trái phép 10 nghìn viên ma túy
- ·Tai nạn máy bay liên tiếp tại Mỹ và Nga
- ·Hải quan TP.HCM: Giảm thu trên 2.000 tỷ đồng từ mặt hàng ô tô
- ·Lỡ giải đua xe F1, Việt Nam ghi dấu ấn thế giới với đua thuyền máy F1
- ·Được nhập máy móc thiết bị cũ không có xuất xứ Trung Quốc
- ·Liên tục sự cố tại Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, Công an đã vào cuộc
- ·Công bố đường dây nóng phòng chống tiêu cực thông quan tự động
- ·Sạt lở 60.000m2 đất cô lập hơn 1600 hộ dân
- ·Ngành Thuế Phú Thọ: Tích cực hỗ trợ người nộp thuế
- ·Bắc Giang: Tạm giữ 64 chiếc xe điện nghi nhập lậu
- ·Có chi mà ngại hè?
- ·Chương trình giáo dục phổ thông mới thiếu vắng Khoa học về Kinh tế
- ·Tết về nơi cửa khẩu Nậm Cắn
- ·Cưỡng chế thuế Công ty CP giống nông nghiệp Điện Biên
- ·Lịch thi đấu Asian Cup hôm nay 3/2/2024
- ·Phấn khởi với kết quả phát triển kinh tế
- ·Tuyển Việt Nam được và mất từ thất bại Asian Cup 2024