【tỷ số liverpool vs mu】Hạnh phúc trọn vẹn sau 13 năm kết hôn
VHO- 13 năm kết hôn của anh Nguyễn Quốc Hưng – Phạm Thị Bích (Lai Châu) là 13 năm hy vọng rồi thất vọng,ạnhphúctrọnvẹnsaunămkếthôtỷ số liverpool vs mu cùng với đó là tinh thần mệt mỏi, kinh tế kiệt quệ bởi căn bệnh vô sinh. Nhưng nhờ có sự động viên của gia đình, bạn bè, người thân và sự khích lệ , tận tình của y bác sĩ nên anh hạnh phúc trọn vẹn đến với anh khi cô con gái “rượu” đã 14 tháng tuổi.
Những tưởng sau đám cưới, anh Nguyễn Quốc Hưng (SN 1974) và chị Phạm Thị Bích (SN 1979) sẽ có một gia đình nhỏ hạnh phúc, đầy ắp tiếng cười con trẻ. Nhưng điều đó đã không xảy ra bởi mãi mà chị Bích vẫn chưa mang thai, trong khi bác sĩ vẫn bảo hai vợ chồng sức khoẻ bình thường dù anh Hưng có chút vấn đề tinh trùng nhưng chưa phải can thiệp.
Sau 13 năm kết hôn chị Phạm Thị Bích mới được làm mẹ
Thế nhưng chờ đợi trong nhiều năm mà anh chị vẫn chưa thể có con. Cũng như các cặp vợ chồng hiếm muộn khác, anh chị Hưng – Bích đã đi khám chữa bệnh ở nhiều nơi, ai mách thuốc thuốc nam, thuốc bắc cũng tìm mua để uống. Chị Bích làm giáo viên, anh Hưng cũng là nhân viên nhà nước nên kinh tế không dư dả, bố mẹ hai bên cũng không có, nên toàn bộ chi phí cho điều trị bệnh đều do hai anh chị tự xoay xở, vay bạn bè, người thân, vay ngân hàng… “13 năm điều trị là 13 năm cuộc sống tinh thần mệt mỏi, kinh tế kiệt quệ. Đã có lúc tôi muốn dừng lại, nhưng có sự động viên của gia đình, bạn bè người thân và đến bệnh viện thì được bác sĩ khuyến khích nên tôi có tinh thần để đi làm tiếp. Tôi không thể hết nhớ hết được tốn kém bao nhiêu tiền, cứ đi làm được bao nhiêu lại dồn vào chữa bệnh để tìm kiếm con, tôi đã vay ngân hang, vay người than, vay cơ quan…”, chị Bích chia sẻ.
Đề bù đắp cho những thiệt thòi, đau khổ và sự kiên trì, nỗ lực của hai vợ chồng, quả ngọt đã đến khi bé gái đã chào đời vào năm 2021, đến nay bé đã được 14 tháng. “Tôi đã nản và muốn dừng lại, nhưng bố mẹ hai bên, người thân vẫn động viên tôi cố gắng. Được giới thiệu đến Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội, tôi nghĩ nốt lần này là thôi, và không hề nghĩ mình đạt được kết quả bởi vì ở tuổi đã cao, dự trữ buồng trứng còn rất ít . Nhưng, các y bác sĩ luôn tận tình chăm sóc, giúp đỡ hỗ trợ tôi rất nhiều nên tôi cũng có niềm hy vọng. Khi các chỉ số báo hiệu tôi có thai niềm hy vọng đó lại càng lớn hơn, tôi đã đi khoe với mọi người dù chưa biết điều gì sẽ xảy ra vì nghĩ rằng có kết quả bước nào thì hay bước đó”, chị Bích nhớ lại.
Anh Hưng chị Bích (ngoài cùng bên phải) cùng các cặp vợ chồng khác cùng lan toả hạnh phúc của mình
13 năm dài đằng đẵng cũng là 13 năm anh chị chịu nhiều điều tiếng của những người xung quanh, nhưng bỏ qua những dị nghị ấy, anh Hưng – chị Bích đã kiên định theo mục tiêu mà mình hướng tới. Và khi cô con gái cất tiếng khóc chào đời đã lấp đầy mảnh khuyết trong hạnh phúc của gia đình anh chị.
Tại lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Khoa Hỗ trợ sinh sản (Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội) mới đây, anh Hưng – chị Bích cũng đưa cô con gái từ Lai Châu đến dự sự kiện nhằm lan toả sự nỗ lực cố gắng và niềm tin về hạnh phúc trong công cuộc tìm kiếm tiếng cười con trẻ. Buổi lễ cũng là cuộc hội ngộ của hàng trăm cặp vợ chồng từng điều trị hiếm muộn thành công tại Bệnh viện. Mỗi gia đình là một câu chuyện, một hoàn cảnh khác nhau nhưng cuối cùng, họ đã chạm vào hạnh phúc thiêng liêng. Đó là gia đình chị Đỗ Thị Thu – anh Ma Minh Ngọc (Nam Định). Anh mắc hội chứng Klinefelter (nam giới mắc hội chứng này có một cặp nhiễm sắc thể giới tính X thay vì chỉ có một nhiễm sắc thể X, có bộ nhiễm sắc thể (NST) 47XXY (bình thường là 46XY) với đặc trưng là suy sinh dục, rối loạn nội tiết… tưởng chừng không thể có được đứa con của chính mình. Hay gia đình chị Nguyễn Thị Huệ - anh Hà Khánh Cương (Thái Nguyên) thì không may 2 vợ chồng mang gen Thalassemia, khả năng cao sinh con tự nhiên sẽ mắc bệnh do di truyền từ bố mẹ. Do đó, anh chị đã được bác sĩ tư vấn thực hiện IVF, đồng thời áp dụng chẩn đoán di truyền tiền làm tổ trước chuyển phôi để có thể sinh bé khoẻ mạnh…
Tại buổi lễ, Ths.Bs. Lê Thị Thu Hiền – Phó Giám đốc Bệnh viện kiêm Trưởng khoa Hỗ trợ sinh sản cho biết, 10 năm qua, Bệnh viện đã đầu tư trang thiết bị, ứng dụng các phương pháp, kỹ thuật tiên tiến trên thế giới trong thăm khám và điều trị nam khoa, vô sinh – hiếm muộn đã làm tăng tỉ lệ điều trị thành công cho bệnh nhân hiếm muộn khó, tiên lượng thấp, cần can thiệp các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Bệnh viện cũng tặng nhiều gói hỗ trợ nhằm giảm gánh nặng chi phí mà các cặp vợ chồng phải chi trả để theo đuổi quá trình điều trị lâu dài, nhờ đó đã giúp đỡ các cặp vợ chồng rút ngắn thời gian trên hành trình tìm kiếm con yêu.
Q.HOA
(责任编辑:Thể thao)
- ·Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt hơn 29 tỷ USD trong 7 tháng năm 2023
- ·Câu hỏi tưởng đơn giản nhưng khiến 4 thí sinh Đường lên đỉnh Olympia chịu thua
- ·Chao đảo giữa cơn 'bão giá', nhiều sinh viên làm thêm 2
- ·Học phí trường công ở Hà Nội cao nhất 6,1 triệu đồng/tháng
- ·Bến Lức tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
- ·Chung kết Steam For Girls: Nhiều giải pháp xanh từ các nữ sinh
- ·Học sinh thi tranh biện chủ đề 'Túi nhựa, nilon dùng một lần nên bị cấm'
- ·VPBank chiêu mộ nhân tài trẻ bằng học bổng vô cùng hấp dẫn
- ·Kéo dài một số chính sách đặc thù phòng, chống dịch COVID
- ·Vị tướng nào trong sử Việt khiến kẻ địch không dám gọi tên?
- ·Quy định mới về lấy phiếu tín nhiệm: Xem xét tiêu chí gương mẫu của vợ, chồng, con
- ·STEAM giúp ích cho học sinh thế nào?
- ·Việt Nam có bao nhiêu hòn đảo?
- ·Phụ huynh bức xúc tố 'chưa tan làm đã phải đến trường trực nhật thay con'
- ·Hồi âm đơn thư bạn đọc 15 ngày đầu tháng 12/2011
- ·Bảo Việt tặng 'Quỹ xe đạp chở ước mơ' cho trẻ em nghèo hiếu học trong gần 20 năm
- ·Danh tướng nào từng từ chối lấy công chúa nhà Nguyên?
- ·Bài toán của học sinh nhưng khiến nhiều người loay hoay, tìm mãi không ra đáp án
- ·Sản xuất nông nghiệp thời 4.0
- ·Hiệu trưởng ĐH Kinh tế quốc dân khuyên tân sinh viên học cách đối diện khó khăn