【bắc macedonia vs】Nhớ những ngày thơ ấu, cả làng gọi nhau gặt lúa chạy lũ
Sống trên mảnh đất miền Trung đầy nắng gió,ớnhữngngàythơấucảlànggọinhaugặtlúachạylũbắc macedonia vs quanh năm phải hứng chịu những trận mưa lớn và bão tố, người dân đều phải oằn mình để chống chọi, để “sống chung” với lũ lụt.
Hết thảy người dân quê tôi đều làm nghề nông. Cái ăn, cái mặc và mọi chi tiêu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày đều trông mong vào sản vật của mùa màng là hạt lúa, bắp ngô, củ khoai, củ mì,... thu hoạch được.
Nếu năm nào được mùa thì người dân no đủ mát mặt, còn lỡ như mùa màng thất bát thì cái đói sẽ đeo đẳng.
Từ lúc tôi sinh ra cho tới khi biết cảm nhận mọi thứ, hầu như năm nào tôi cũng thấy bão lũ. Có năm chỉ trong vòng 1 tháng mà có tới vài trận bão, khiến khung cảnh làng quê tang thương, xơ xác.
Khi đó, nhà nào cũng nghèo nên hầu như chẳng có tiền để xây nhà gạch, nhà bê tông mái bằng, chủ yếu là nhà tranh vách đất. Mỗi khi bão với cuồng phong ập tới, biết bao nếp nhà lại xiêu vẹo, tốc mái.
Không ít ngôi nhà không thể chống chọi được với gió bão đã sụp đổ, khiến người dân vốn đã nghèo lại càng đói rét.
Bão tới thường kèm theo những trận mưa lớn tầm tã, kéo dài cả vài ngày, khiến nước dâng cao, không thể "giải cứu" cây nông nghiệp bị ngập úng.
Cây trồng chỉ có thể cầm cự trong vài ngày là cùng. Nếu bị nước “ngâm” cả tuần trời thì bao công sức lao động sản xuất của người dân trong cả mấy tháng ròng coi như... trở thành công cốc.
Những khi lũ lụt dâng cao vùi chôn mùa màng như vậy, mà dấu hiệu của việc tiêu úng không có gì tiến triển thì dân quê tôi thường đổ ra đồng để thu hoạch chạy lụt, mong vớt vát lại chút nông sản.
Có những năm khi cánh đồng lúa vừa độ hạt thóc ngậm hạt chín vàng đỏ đuôi, nghĩa là bông lúa chín độ 1/3, thì mưa bão tới, kéo dài vài ngày.
Nước dâng cao ngập trắng đồng, ngập hết luôn cả bờ vùng bờ thửa, khiến cho ai cũng đau lòng khi nhìn cánh đồng lúa sắp đến thời kỳ thu hoạch nay trở thành biển nước trắng mênh mông.
Việc gặt lúa chạy lũ thường diễn ra khẩn trương và không giống mùa gặt bình thường. Phương tiện để đi gặt là những chiếc thuyền, bè mảng,... Lúa gặt xong được chất lên thuyền, khi đầy sẽ được kéo về làng.
Tuổi ấu thơ tôi từng chứng kiến và trải qua rất nhiều mùa gặt lúa chạy lũ lụt như thế.
Gia đình tôi không có tiền để mua, hay đóng thuyền nên mỗi khi ra đồng thu hái chạy lũ, tất cả những gì có thể nổi được trên mặt nước đều được trưng dụng như cánh cửa, bè cây chuối ghép, thậm chí cả chõng tre,...
Việc gặt lúa chủ yếu là mò mẫm, thường do người lớn, thanh niên đảm nhận, bởi “mò” lúa rất khó khăn lúc nước ngập sâu. Công việc này cũng rất nguy hiểm, vì nếu không cẩn thận sẽ bị liềm cứa vào tay, chân.
Việc gặt “mò” như thế khá tốn thời gian, không nhanh như gặt lúa thông thường. Gặt lúa dưới dòng nước ngập như vậy thường bị sót, rơi vãi rất nhiều vì người gặt không nhìn thấy. Tất cả phụ thuộc vào đôi tay.
Ngâm mình dưới nước hàng giờ để mò lúa khiến cơ thể ai cũng nhợt nhạt, da tím tái. Những khi có bão lụt, học sinh trong làng, xã thường được cho nghỉ để tham gia giúp đỡ gia đình thu hái mùa màng.
Có những năm, thiên tai khắc nghiệt khiến việc thu hái chạy lũ diễn ra liên tục, khi thì mùa lúa, lúc lại mùa khoai lang, mùa ngô, lạc, đậu đỗ,...
Nếu là cây lương thực chuẩn bị đến ngày thu hoạch mới bị ngập thì còn đỡ, người nông dân còn có niềm an ủi vớt vát được một phần. Gặp lúc cây còn non, chưa ra hạt, trổ bông thì chỉ còn cách bỏ mặc.
Cũng có nhiều gia đình thấy xót xa, tiếc của nên cố ra đồng thu hái chạy lụt, gom được chút thân cây, lá mang về làm thức ăn cho trâu, bò, gia súc, hoặc phơi khô làm chất đốt,...
Nhìn cảnh người ta quẩy những gánh lúa non đang thời "con gái", hay những bó thân cây ngô chưa độ ra bắp... về làng mà lòng đau như cắt. Ai cũng buồn, cũng than ông Trời không thương dân nghèo.
Thời gian qua đi, lũ trẻ của những mùa chạy bão lụt ngày xưa đó giờ đã lớn khôn. Người thì ở lại quê nhà tiếp tục làm nông nghiệp, người ra thành phố hay đi đến nhiều miền quê khác lập nghiệp.
Tôi cũng đã chia xa làng quê thân yêu để lên thành phố học đại học vào một năm có trận bão lụt lớn lịch sử. Cha mẹ tôi phải ra đồng cứu lúa nên không thể tiễn được con ra phía cổng làng.
Cho đến tận bây giờ, bão lụt vẫn triền miên. Những người con mảnh đất miền Trung quê tôi vẫn luôn kiên cường vươn lên, vượt hoàn cảnh khó khăn để sống, để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp…
Độc giả Đặng Đức
Quê hương bên dòng sông Gianh của Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên trong ký ức con rể
Nhà của ông bà nội, nơi bố vợ tôi, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, nguyên Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn sinh ra, nằm cách chợ Sải bên bờ sông Gianh hơn 100m.(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Hồi âm đơn thư Bạn đọc đầu tháng 3/2016
- ·Kinh tế tập thể thích ứng để phát triển
- ·Đất anh hùng nở hoa...
- ·Tuổi thất thập vẫn mê lao động
- ·Muốn kết hôn với người yêu Tây mà tôi không biết rõ thủ tục
- ·Khi nhà nông thay đổi tư duy
- ·Quý 1: Toàn quốc xảy ra 6.550 vụ tai nạn giao thông
- ·4 thay đổi quan trọng về BHYT có hiệu lực từ 1
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày giữa tháng 1/2018
- ·Bù Đăng: Lốc xoáy làm gãy gần 6 ha điều
- ·Băn khoăn khi bạn gái có quan hệ họ hàng
- ·Vùng ngọt lao đao vì sụp lún và sạt lở đất
- ·Bộ Y tế sửa đổi 5 thủ tục hành chính trong lĩnh vực thiết bị y tế
- ·Tín hiệu tích cực từ thuế môn bài
- ·Cả nhà 3 người bệnh khốn khổ chỉ biết ăn gạo sống đón tết
- ·Vừa phòng chống dịch bệnh vừa thúc đẩy kinh tế phát triển
- ·55,9% tỷ lệ phụ nữ đang hưởng lương hưu hằng tháng
- ·Ngư dân huyện Ngọc Hiển được mùa cá hố
- ·Chung cư P.6 Q.4 : Bà con vui mừng vì đã có thêm lối thoát hiểm
- ·Bình Phước: Tai nạn lao động khiến nữ công nhân tử vong