会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tỷ số trận dortmund】Thế giới xoay sở thế nào nếu thiếu hàng hóa Nga ?!

【tỷ số trận dortmund】Thế giới xoay sở thế nào nếu thiếu hàng hóa Nga ?

时间:2024-12-23 22:04:37 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:548次

Thị trường hàng hóa hoảng loạn

Nga lần lượt xếp thứ nhất,ếgiớixoaysởthếnàonếuthiếuhànghótỷ số trận dortmund thứ hai và thứ ba trong số các nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên, dầu mỏ và than đá trên thế giới. Châu Âu nhận phần lớn năng lượng từ nước láng giềng phía đông. Nga cũng chiếm một nửa lượng uranium nhập khẩu của Mỹ, cung cấp một phần mười nhôm và đồng trên thế giới, một phần năm niken và nhiều kim loại quý như palađi, vốn chủ chốt trong ngành công nghiệp ô tô và điện tử. Với lĩnh vực nông nghiệp, Nga cũng một nguồn cung lúa mì và phân bón quan trọng trên thế giới.

Cho đến nay việc xuất khẩu nguyên liệu thô của nước này không bị áp đặt các lệnh cấm toàn diện mà phương Tây đã áp dụng đối với các lĩnh vực khác. Mỹ công bố lệnh cấm vận đối với dầu của Nga vào ngày 8/3, nhưng nước này mua rất ít.

Tuy nhiên, những dấu hiệu ngày càng tăng là phương Tây có thể tiến xa hơn đã gây sốc cho thị trường hàng hóa. Giá dầu thô Brent có lúc đã tăng lên 139 USD/thùng, mặc dù đến nay giá đã giảm trở lại. Giá khí đốt cũng biến động dữ dội. Sở giao dịch kim loại London đã đình chỉ giao dịch niken lần thứ hai trong lịch sử 145 năm sau khi kim loại này tăng gấp đôi mức giá kỷ lục trước đó. Nhiều các kim loại khác đạt hoặc gần đạt mức cao nhất mọi thời đại.

Thị trường hàng hóa hoảng loạn vì hai lý do. Thứ nhất, nhiều nơi đã khan hàng ngay cả trước cuộc chiến do nhu cầu mạnh mẽ sau đại dịch. Lý do thứ hai là lo nguồn cung bị chặn lại. Vấn đề đặc biệt là lo thiếu tài chính. Hầu hết các ngân hàng nước ngoài, thậm chí cả ngân hàng Trung Quốc, đã ngừng phát hành thư tín dụng cho các giao dịch của Nga. Sau một thập kỷ phải trả các khoản tiền phạt cao vì vi phạm các lệnh trừng phạt với Iran và các nước khác, các ngân hàng rất chùn tay nếu tiếp tục giao dịch với Nga.

Các vấn đề về hậu cần cũng không kém phần quan trọng. Không được bảo hiểm, các tàu nước ngoài đang tránh Biển Đen. Tuần trước, Maersk và MSC, cùng chiếm một phần ba hoạt động vận tải container ở Nga, đã rút khỏi nước này. Anh đã cấm tàu ​​Nga đến các cảng của nước này, EU đang cân nhắc các biện pháp tương tự. Pháp đã chặn các tàu Nga chở thép và đậu nành đi các nước khác. Hàng hóa đình trệ và giá cả thất thường làm căng thẳng cả về cơ sở hạ tầng vật chất và tài chính của hoạt động giao dịch hàng hóa. Một số cảng châu Âu bị tắc nghẽn nghiêm trọng.

Một cú sốc sâu và rộng như vậy là chưa có tiền lệ. Chỉ số hàng hóa chính do Thomson Reuters tổng hợp đã tăng hơn bất kỳ giai đoạn nào kể từ năm 1973, trên cơ sở bình quân ba tháng. Sự hoảng loạn này chưa xuất hiện ở ngoài các sàn giao dịch, song sự bình tĩnh đó khó có thể kéo dài. Các doanh nghiệp và người dân sẽ buộc phải có những điều chỉnh. Các nước giàu lo lắng, các nước nghèo có thể vỡ nợ.

oil

Vào thời điểm bình thường, Nga xuất khẩu 7 - 8 triệu thùng dầu mỗi ngày, một nửa trong số đó được chuyển tới EU. Về lý thuyết, Trung Quốc có thể mua nhiều hơn từ Nga, giảm các nguồn cung khác. Nhưng Rystad Energy, một công ty tư vấn, ước tính rằng các đường ống của Nga có thể chuyển hướng chỉ 500.000 thùng/ngày từ châu Âu đến châu Á, còn với đường sắt sẽ tăng thêm được 200.000 thùng/ngày.

Khó tìm nguồn thay thế, nhu cầu có thể phải cắt giảm

Câu hỏi lớn là sự gia tăng nguồn cung từ nơi khác có thể giảm thiểu thiệt hại này hay không. Mỹ đã lên kế hoạch tăng sản lượng dầu lên 1 triệu thùng/ngày. Phương Tây cũng có thể thúc ép các thành viên OPEC tăng nguồn cung, có thể mang lại thêm 2 triệu thùng/ngày. Việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Iran có thể tăng thêm 1 triệu thùng/ngày.

Tuần trước, Mỹ và các nước tiêu thụ dầu lớn khác đã đồng ý giải phóng 60 triệu thùng từ kho dự trữ của họ và có dấu hiệu cho thấy họ có thể sử dụng nhiều hơn.

Tất cả những điều này có thể làm tăng nguồn cung toàn cầu thêm 3 triệu - 4 triệu thùng/ngày, rất nhiều, nhưng có lẽ là không đủ. Và nguồn cung mới sẽ mất rất nhiều thời gian mới đến nơi. Các thành viên OPEC không thể đẩy nhanh sản xuất vì họ đã không đầu tư khai thác mới trong nhiều năm. Việc khởi động lại các giếng dầu đá phiến của Mỹ mất sáu tháng, để cung cấp dầu thô từ đó mất sáu tháng nữa. Trong thời gian đó, giá sẽ vẫn ở mức cao.

Tìm kiếm nguồn cung cấp khí đốt mới là vấn đề lớn của châu Âu. Khi mùa xuân đến, lục địa này sẽ tiêu thụ ít hơn và việc tái dự trữ có thể trì hoãn cho đến mùa thu. Châu Âu có thể bắt đầu nhập khẩu nhiều khí đốt tự nhiên hóa lỏng hơn từ Mỹ, mặc dù điều đó đòi hỏi họ phải nâng cao năng lực để chuyển khí hóa lỏng trở lại trạng thái khí. Việc bảo trì theo lịch trình vào mùa hè trên các giàn khoan của Na Uy có thể bị hoãn lại để họ tiếp tục sản xuất. Azerbaijan có thể chuyển nhiều hơn sang châu Âu. Những giải pháp này có thể thay thế khoảng 60% hàng từ của Nga. Một nỗ lực mạnh mẽ - nhưng vẫn không đủ.

Do đó, việc tái cân bằng thị trường dường như là không thể nếu không giảm nhu cầu. Cách ít đau đớn nhất để đạt được điều này là qua các chính sách hạn chế tiêu thụ, chẳng hạn như giới hạn hệ thống sưởi của các tòa nhà hoặc phân bổ nguồn điện cho mục đích sử dụng công nghiệp.

Nếu giá tiếp tục tăng, nhiều khả năng thị trường phải tự điều chỉnh nhu cầu tiêu thụ do giá cao và thu nhập giảm. Chuyên gia Serio của Vitol cho biết nếu giá dầu thô tăng lên 200 USD/thùng có thể dẫn đến việc cắt giảm "tự nguyện" 2 triệu thùng/ngày.

Cú sốc năng lượng như vậy sẽ gây thiệt hại rất lớn cho các công ty và người dân. JPMorgan Chase dự đoán nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng ít hơn 0,8 điểm phần trăm vào năm 2022, riêng khu vực đồng euro giảm 2,1 điểm phần trăm so với dự báo trước.

Đối với các nước nghèo hơn, mối đe dọa trước mắt là thâm hụt tài khoản vãng lai tăng cao. Phân tích của The Economist cho thấy giá dầu ở mức 150 USD/thùng trong một năm sẽ khiến số dư tài khoản vãng lai của 37 nước nhập khẩu dầu giảm trung bình 2,3 điểm phần trăm. Việc giá cả cao còn có khả năng kéo dài lâu hơn cả các lệnh trừng phạt. Đặc biệt với nền kinh tế Nga, khi thị trường vốn và xuất khẩu gặp khó khăn, đầu tư vào sản xuất hàng hóa sẽ giảm dần. Tóm lại, khó có một kết thúc có hậu cho nền kinh tế thế giới với cuộc chiến này.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Khu CNC Hòa Lạc đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất
  • Indonesia and Việt Nam true partners for development: Ambassador
  • State leader hosts ceremony marking 77th National Day
  • Việt Nam, Qatar mutually waive visas for diplomatic, official passport holders
  • Xe điện và xe không người lái sẽ được đưa vào khung pháp lý như thế nào?
  • Việt Nam, Japan should accelerate implementation of ODA projects: Deputy PM
  • Fourth body found in Manchester fire
  • PM requests more efforts to further develop northern mountainous, midland region
推荐内容
  • Trình Quốc hội phê chuẩn EVFTA ngay ngày đầu tiên của Kỳ họp thứ 9
  • Việt Nam attends 10th Moscow Conference on International Security
  • Finland third EU country to suspend recognition of Việt Nam's new passports
  • Việt Nam, Cambodia review upgrade of friendship monuments
  • Cách chức Ủy viên Trung ương Đảng khoá XII đối với đồng chí Tất Thành Cang
  • Việt Nam, Canada steps up economic ties, stresses peace in South China Sea