【vdqg ai cập】Doanh nghiệp chia sẻ những dự định, mục tiêu kinh doanh trong năm 2018
Trên đà tăng trưởng GDP năm 2017 đáng phấn khởi của cả nền kinh tế,ệpchiasẻnhữngdựđịnhmụctiêukinhdoanhtrongnăvdqg ai cập năm 2018 các doanh nghiệp đã tự đặt cho mình những mục tiêu, hướng đi cụ thể, sáng tạo để thể hiện rõ hơn tiềm năng, sức mạnh của khu vực doanh nghiệp tư nhân. Nhân dịp đầu năm mới Mậu Tuất 2018, Báo Hải quan xin chia sẻ những dự định, mục tiêu kinh doanh của một số doanh nghiệp tư nhân trong năm mới.
Ông Trần Mạnh Báo, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tổng công ty Giống cây trồng Thái Bình (Thai Binh Seed): |
Năm 2018, DN sẽ tăng trưởng khoảng 15-20%
Thời gian qua, tôi đánh giá rất cao tinh thần kiến tạo, hỗ trợ DN của Chính phủ. Tôi tin năm 2018, tình hình triển khai sẽ tốt hơn và nền kinh tế Việt Nam trong năm 2018 cũng sẽ tăng trưởng khả quan hơn năm 2017.
Đối với riêng Thai Binh Seed, dự kiến, tăng trưởng năm 2018 sẽ đạt khoảng 15-20% so với năm 2017. Trong 2018, DN có kế hoạch triển khai nhiều dự án lớn. Cụ thể, DN sẽ xây dựng một trung tâm thương mại khoảng 200 tỷ đồng; xây dựng thêm một nhà máy chế biến gạo, trong đó nhấn mạnh vào công nghệ chế biến, bảo quản cho mặt hàng mới mà DN bắt đầu ra mắt từ năm 2017. Trong năm 2018, Thai Binh Seed cũng dự định sẽ xây dựng cơ sở phục vụ chế biến, bảo quản tại khu vực ĐBSCL và Thanh Hóa.
Ngoài ra, kế hoạch nổi bật của Thai Binh Seed trong năm nay còn là đầu tư mạnh cho nghiên cứu trình độ công nghệ cao hơn trong các lĩnh vực như: Công nghệ hạt giống, gen di truyền thông qua hợp tác với các Viện nghiên cứu trong và ngoài nước. Mục đích nhằm cho ra đời những giống cây trồng mới. Năm 2018, DN sẽ đề nghị công nhận 3-4 giống cây trồng mới để phục vụ cho sản xuất trong nước.
Ông Nguyễn Huy Văn, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Traphaco |
Traphaco có nhiều nền tảng để đột phá trong năm 2018
Năm 2018 là năm có nhiều cơ hội đối với Traphaco, song cũng có không ít thách thức. Về mặt cơ hội, thứ nhất, ngay từ năm 2017, DN đã triển khai nhiều chính sách chiến lược như đồng bộ nguồn lực, xây dựng hoàn thiện hệ thống phân phối trong lĩnh vực dược phẩm. Dược phẩm là hàng hóa đặc biệt nên hệ thống phân phối cực kỳ quan trọng. Traphaco đã xây dựng hệ thống phân phối đồng bộ, hiện đại với điểm nổi bật là ứng dụng công nghệ thông tin tích hợp trong hệ thống quản trị của DN. Việc này giúp Công ty kiểm soát được toàn bộ thị trường cũng như đường đi thông tin của thuốc từ lúc xuất xưởng cho đến khi đến tay người tiêu dùng nhằm giảm thiểu các rủi ro. Khi có vấn đề gì xảy ra, DN có thể ứng phó kịp thời. Thứ hai là vào đầu tháng 11/2017, Traphaco đã khánh thành nhà máy sản xuất tân dược xếp vào loại hiện đại nhất Việt Nam. Hai điểm trên được xem là những nền tảng giúp Traphaco có thể tạo đột phá trong năm 2018.
Tuy nhiên, Traphaco cũng phải đối mặt với khó khăn khi thuốc sản xuất trong nước đang kém cạnh tranh với thuốc NK. Hiện tại, thuốc sản xuất trong nước đang dần đánh mất thị phần trên thị trường. Nếu tính bằng tiền, thuốc NK đang chiếm thị phần trên 60%. Đa số thuốc trong nước có giá khá rẻ, không có thuốc chuyên khoa. Muốn tăng sức cạnh tranh, định hướng của Traphaco trong năm 2018 là tập trung đầu tư vào khoa học công nghệ để tạo ra những sản phẩm khác biệt và có hàm lượng chất xám cao.
Ông Lương Tuấn Thành, Giám đốc Công nghệ, Công ty Tích hợp Hệ thống CMC (CMC SI), thuộc Tập đoàn Công nghệ CMC |
Tạo ra giá trị xã hội, tự nhiên doanh thu sẽ đến
Trong năm 2018, CMC vẫn tiếp tục định hướng định vị DN là một trong những đối tác đồng hành, đáng tin cậy của khách hàng trong môi trường số. Vì thế, CMC sẽ đưa ra thị trường sản phẩm do chính DN phát triển, liên quan đến dữ liệu bảo mật và các hệ thống tích hợp. Bên cạnh đó, CMC sẽ phát triển những sản phẩm, dịch vụ giúp khách hàng có thể tăng tốc, mở rộng kinh doanh. CMC có nhiều điều kiện để hoàn thành những mục tiêu này khi là một trong những tập đoàn công nghệ lớn nhất Việt Nam, có dải sản phẩm rộng và dựa trên những nền tảng công nghệ.
Đặc biệt, với định hướng phát triển theo cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Chính phủ đã ban hành một số thông tư, hướng dẫn về Chính phủ điện tử, thành phố thông minh (Smart City)... Hiện nay, tất cả thành phố lớn đều có chiến lược về thành phố thông minh, 2020 là năm đầu tiên thử nghiệm. Do đó, CMC và tất cả tập đoàn lớn đang đồng hành cùng các thành phố, Chính phủ để đưa ra những ứng dụng tiện dụng cho người dân và tư vấn cho các thành phố triển khai một số vấn đề về bảo mật. Vì bảo mật đang trở thành vấn đề lớn khi làm ứng dụng cho người dân trên diện rộng, nên cần hệ thống lớn hơn. Với mục tiêu trên, quan điểm của CMC là làm tốt nhất, tạo ra giá trị xã hội thì tự nhiên doanh thu sẽ đến.
Bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Saigon Food |
Tập trung cho thị trường nội địa
Trong năm 2018, Saigon Food sẽ tiếp tục tập trung cho thị trường nội địa với mục tiêu đến năm 2022 tỉ lệ tiêu thụ nội địa và XK của Công ty sẽ đạt mức 50-50 (hiện nay, XK chiếm 70%, tiêu thụ nội địa chỉ chiếm 30%).
Để thực hiện mục tiêu trên, ngoài việc tận dụng lợi thế là nhà XK lâu năm sang thị trường Nhật để đưa hàng vào các hệ thống phân phối lớn của Nhật tại Việt Nam như Aone, 7 Eleven, Saigon Food sẽ khai thác triệt để lợi thế cạnh tranh của mình là 1 trong những DN luôn đi đầu trong việc phát triển sản phẩm mới để đưa hàng vào nhiều hệ thống phân phối trong nước cũng như nước ngoài đang có mặt tại Việt Nam.
Thời gian qua, Saigon Food đã rất thành công trong việc đưa sản phẩm cháo tươi ra thị trường, trong dịp Tết sắp tới, Saigon Food sẽ tiếp tục đưa ra nhiều sản phẩm đặc sắc khác như cá viên phối trộn, cá viên có nhân và các sản phẩm cháo tươi có giá bình dân để phục vụ được đông đảo người tiêu dùng trong nước. Cùng với việc trở thành nhà cung cấp lâu dài cho các hệ thống cửa hàng, siêu thị trong và ngoài nước, Saigon Food còn cung cấp bữa ăn công sở cho các DN lớn để khai thác tốt hơn thị trường nội địa.
Ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty CP nông nghiệp công nghệ cao Trung An |
Tiếp tục đầu tư vùng nguyên liệu đảm bảo sản xuất an toàn
Trong năm 2018, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vẫn chú trọng đảm bảo về chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn. Mục tiêu đặt ra là tất cả hàng hóa dù là bán ở nội địa hay XK đều phải xuất phát từ vùng nguyên liệu do Công ty quản lí về chất lượng được dù là canh tác trên đất của Công ty hay đất của nông dân. Ngoài ra, tất cả quy trình canh tác, sản xuất, tiêu chuẩn sản xuất gạo cũng đều phải do Công ty quản lý.
Hiện nay, vùng nguyên liệu của Công ty Trung An nói riêng và các DN XK gạo nói chung đều chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất hàng năm. Trung bình DN XK hàng năm khoảng 100 đến 120.000 tấn gạo, tương đương khoảng 200.000 tấn lúa, với sản lượng từ 7-8 tấn/ha thì cần phải có khoảng 30.000 ha trồng nguyên liệu trong khi hiện nay DN mới chỉ đạt khoảng 8.9000 ha. Chính vì vậy, phát triển vùng nguyên liệu là việc mà DN phải tiếp tục làm trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Quốc Hoàng, Tổng giám đốc PAN Food (The PAN Group) |
Hướng tới chuỗi giá trị hoàn chỉnh
Với mục tiêu góp phần phát triển, nâng cao vị thế nền nông nghiệp, thực phẩm Việt Nam bằng cách cung cấp các sản phẩm chất lượng cao có nguồn gốc uy tín trong chuỗi giá trị hoàn chỉnh, The PAN Group đã và đang liên tục triển khai các dự án nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị khép kín trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm từ khâu sản xuất đến tận tay người tiêu dùng.
Để thực hiện điều này chúng tôi tập trung vào 4 mục tiêu chính. Thứ nhất là, hợp tác với các đối tác uy tín trong và ngoài nước để phát triển các dự án mới, các sản phẩm mới, mở rộng thị trường và đặc biệt là nhận các chuyển giao công nghệ, các kỹ thuật tiên tiến từ các đối tác nước ngoài để cùng phát triển, chia sẻ thành công.
Thứ hai là, vấn đề giải quyết vùng nguyên liệu, để cung cấp nguyên liệu cho sản xuất, PAN đang có định hướng là kết hợp với nông dân và bao tiêu sản phẩm. Theo đó chúng tôi sẽ cung cấp giống có chất lượng, kỹ thuật cho nông dân, sau đó thu mua lại sản phẩm của họ.
Thứ ba là, phát triển các sản phẩm mang thương hiệu của tập đoàn. Tháng 10/2017 tập đoàn vừa khánh thành một nhà máy sản xuất bánh kẹo lớn tại Long An với giá trị đầu tư 400 tỷ đồng, đây mới là giai đoạn đầu tiên của dự án lớn 2.000 tỷ đồng của tập đoàn đầu tư vào ngành FMCG (nhóm ngành tiêu dùng nhanh ) tại Việt Nam.
Thứ tư là, chúng tôi sẽ đầu tư vào công đoạn R&D nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của tập đoàn cũng như giữ được năng lực cạnh tranh lâu dài, tạo ra sự khác biệt cho các sản phẩm của tập đoàn trong thị trường.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·SHB ra mắt dòng thẻ cao cấp Visa Platinum với nhiều đặc quyền hấp dẫn
- ·Kỳ vọng đột phá ngành dệt may trong kỷ nguyên 4.0
- ·TP. Hồ Chí Minh: Khẩn trương triển khai áp dụng hóa đơn điện tử
- ·Lập Nhóm xây dựng hệ thống chia sẻ kết nối thông tin xuất nhập khẩu giữa các bộ
- ·Ống luồn dây điện EMT – Giải pháp thi công cơ điện hoàn hảo cho công trình xây dựng
- ·Người dân đang mua gom EUR 'chợ đen'
- ·Cục Thuế Bắc Ninh thu tiền sử dụng đất đạt 101% dự toán
- ·Giá vàng lên xuống như tàu lượn, chênh hơn 3 triệu đồng 1 ngày
- ·Một số giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp
- ·Hóa giải khó khăn kép
- ·Thắng lớn nhờ nuôi tôm tuần hoàn nước
- ·Hộ kinh doanh muốn được hỗ trợ ảnh hưởng Covid
- ·Móng Cái: Lập đội “phản ứng nhanh” để giải quyết ùn tắc qua Lối mở Km3+4
- ·Ngành Hải quan thu thuế xuất nhập khẩu đạt hơn 81% dự toán
- ·Căn hộ cho thuê ngày càng được “để mắt”
- ·Đằng sau đà tăng mạnh của giá USD
- ·Năm 2021, ngành Thuế tuyển dụng trên 1.700 công chức
- ·Hải quan Hữu Nghị: Làm việc tối đa thời gian để thông quan hàng hóa
- ·Đề xuất 16 vị trí việc làm trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập
- ·Một số khoản thu ngân sách bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh