【vô địch iceland】SCIC bán nợ xấu cho DATC: Lợi cả đôi đường
Đồng thời giúp doanh nghiệp (DN) cải tiến công tác quản trị và tình hình tài chính,ánnợxấuchoDATCLợicảđôiđườvô địch iceland nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Xử lý công nợ vướng mắc làm chậm quá trình thoái vốn
Đẩy mạnh thoái vốn tại các DN nhà nước không cần nắm giữ vốn để tích tụ vốn đầu tư vào ngành, lĩnh vực then chốt là một trong những nhiệm vụ của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Qua hơn 11 năm hoạt động, SCIC đã tổ chức bán vốn tại 986 DN, với giá vốn là 8.332 tỷ đồng và giá trị thu về là 36.989 tỷ đồng, gấp hơn 4,4 lần giá vốn.
Tuy nhiên trong quá trình thoái vốn, SCIC còn gặp không ít những khó khăn ảnh hưởng đến kết quả và tiến độ bán vốn. Trong đó, có những khó khăn xuất phát từ tình hình chung của thị trường cho đến những hạn chế của DN, những bất cập của cơ chế bán vốn... Một trong số đó là khó khăn về việc xử lý công nợ tại DN bán vốn.
Theo quy định hiện hành, trước khi thoái vốn, SCIC sẽ phải thu hồi tất cả các khoản nợ tồn đọng của DN. Tuy nhiên, với nhiều DN, công tác thu hồi công nợ của SCIC gặp rất nhiều vướng mắc, chủ yếu là các khoản nợ cổ tức quá hạn hay khó đòi phát sinh tại các DN chưa niêm yết. Thực tế, một số DN chưa niêm yết tuy thông báo trả cổ tức nhưng thời điểm chốt danh sách cổ đông cũng như thời điểm trả cổ tức không rõ ràng. Một số DN cố tình chiếm dụng vốn của cổ đông. Ngoài ra, cũng có một số DN gặp khó khăn trong bố trí dòng tiền trả cổ tức, hoặc một số DN thực sự có tình hình tài chính khó khăn, nợ cổ tức nhiều năm…
Trong những năm qua, SCIC đã triển khai nhiều biện pháp để thúc đẩy việc xử lý công nợ làm cơ sở cho việc thoái vốn như rà soát, đối chiếu công nợ với các DN, thường xuyên đôn đốc thu hồi công nợ… Tuy nhiên, trở ngại chính với việc thu hồi nợ trước khi bán vốn vẫn là thiếu các quy định cụ thể và chế tài đủ mạnh đối với DN là khách nợ. Theo thời gian, tình trạng này sẽ càng trở nên bất lợi hơn do những thay đổi về nhân sự lãnh đạo DN, thay đổi cơ cấu cổ đông hoặc do hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ, thậm chí giải thể, phá sản.
Cần cơ chế để SCIC và DATC bắt tay xử lý nợ xấu
Trong bối cảnh đó, một đề xuất của SCIC là xem xét thiết lập cơ chế hợp tác mua bán nợ giữa SCIC và DATC. Đề xuất này xuất phát từ năng lực của DATC trong hoạt động mua bán nợ và tái cơ cấu DN, thể hiện ở những kết quả ấn tượng mà DATC đạt được những năm vừa qua.
Theo SCIC, nếu cơ chế này được xây dựng và thực thi, những khoản nợ xấu, nợ khó đòi tại các DN theo lộ trình thoái vốn của SCIC sẽ được xem xét, đàm phán để bán lại cho DATC. Điều này đem lại nhiều lợi ích đáng kể cho cả hai bên. Một mặt giúp SCIC đẩy nhanh quá trình bán vốn, kịp thời thu hồi vốn cho Nhà nước, hoàn tất quá trình cổ phần hóa toàn bộ vốn nhà nước tại DN. Mặt khác, với việc tái cơ cấu, chuyển khoản nợ thành vốn góp, DATC trong vai trò cổ đông sẽ hỗ trợ hội đồng quản trị (HĐQT) và ban điều hành DN cải tiến công tác quản trị và tình hình tài chính, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Đặc biệt, đối với những DN lâm vào tình trạng giải thể, phá sản, việc tham gia của DATC vào quá trình mua nợ từ SCIC và tái cơ cấu DN là hết sức cần thiết, nhằm giúp DN sớm vượt qua khủng hoảng, từng bước ổn định sản xuất kinh doanh.
Trên thực tế, mặc dù có nhiều tiềm năng như vậy nhưng do nhiều nguyên nhân, kết quả hợp tác giữa SCIC và DATC còn hạn chế. Đến nay, mới có duy nhất một trường hợp được thực hiện thành công giữa hai bên là Công ty cổ phần Xây dựng công trình giao thông Đồng Tháp, DN thua lỗ mất hết vốn, mất khả năng thanh toán. Sau khi bán đấu giá không thành công, SCIC đã bán thỏa thuận cho DATC 51% vốn điều lệ phần vốn của SCIC tại công ty với giá tượng trưng. Trước đó, DATC đã chủ động mua nợ của các chủ nợ là các ngân hàng. Sau khi mua lại vốn của SCIC, trở thành cổ đông chi phối, DATC đã tái cơ cấu và từng bước cải thiện kết quả kinh doanh của DN. Tuy nhiên, hiện nay, công ty vẫn nợ Quỹ Hỗ trợ sản xuất và phát triển DN số tiền 6,6 tỷ đồng, do chưa có cơ chế để bán nợ về quỹ cùng với phần vốn của SCIC tại DN.
Để tạo lập và triển khai cơ chế hợp tác giữa SCIC và DATC nói riêng cũng như các tổ chức mua bán nợ nói chung, SCIC cho rằng cần có hành lang pháp lý phù hợp. Theo đó, nội dung này phải được thể chế hóa trong nghị định về chức năng nhiệm vụ của SCIC, cho phép SCIC được chủ động bán nợ tại DN để thúc đẩy quá trình thoái vốn; đồng thời chỉ rõ những trường hợp nào có thể bán nợ cũng như nguyên tắc và cách thức xác định giá bán của các khoản nợ...
Bên cạnh đó, do phần lớn các khoản nợ cần xử lý là nợ cổ tức, giá trị không lớn, nếu có chuyển đổi thành cổ phần thường cũng không đủ để chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ cấu sở hữu của DN. Do đó, tính hấp dẫn không cao. Vì vậy, SCIC đề xuất được đa dạng hóa phương thức mua bán nợ. Chẳng hạn, thay vì bán từng khoản nợ đơn lẻ thì SCIC được bán theo gói đối với các khoản nợ tại một số DN cùng ngành hoặc cùng chuỗi giá trị, bán theo gói “bia kèm lạc” giữa DN có tiềm năng tốt và DN thua lỗ...
Hoàng Yến
(责任编辑:Thể thao)
- ·Thanh Oai: Nhà xưởng vững chãi trên đất nông nghiệp
- ·Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất
- ·Hỗ trợ sản xuất lúa theo hướng VietGAP tại Tân Hưng
- ·Nâng cao hiệu quả công tác đầu tư các dự án giao thông
- ·Giá vàng hôm nay 31/12: Vàng SJC lao dốc sau một tuần chao đảo
- ·Giá heo hơi hôm nay 14/5/2024: Bất ngờ thương lái 'vượt mặt' ông lớn
- ·Vĩnh Hưng tập trung cho sản xuất lúa vụ Hè Thu 2024
- ·Công ty Điện lực Long An tổ chức Hội nghị khách hàng khu vực Đức Hòa
- ·Chọn chồng 'ghét của nào trời trao của đó'
- ·Thiết kế nhà 365
- ·Giảm 10% vé tàu cho học sinh thi ĐH
- ·Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất
- ·Giá vàng hôm nay, 3/5: Nhiều yếu tố gây bất ngờ
- ·Phát huy vai trò của kinh tế hợp tác trong xây dựng nông thôn mới
- ·Giải pháp xanh cho rác hữu cơ trong bối cảnh thực thi phân loại rác tại nguồn
- ·Cần Giuộc đầu tư hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất
- ·Canada coi Việt Nam là 'cửa ngõ đi vào Ấn Độ Dương
- ·Thử sức với vườn sầu riêng trên đất lúa
- ·Chồng ngoại tình là do...vợ
- ·Đào tạo nghiệp vụ mô hình kinh doanh, ứng dụng các giải pháp đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp SME