【1 gom kèo malaysia】Kiến nghị bỏ quy định xử phạt xe 'không chính chủ'
Nghị định 71 quy định: “Phạt từ 800 nghìn đến 1,ếnnghịbỏquyđịnhxửphạtxekhôngchínhchủ1 gom kèo malaysia2 triệu đồng đối với chủ xe môtô, xe máy vi phạm không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định; phạt từ 8-10 triệu đối với chủ xe ô tô vi phạm không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định”.
Bên lề Quốc hội, ông Đinh Xuân Thảo – Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp của Quốc hội đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này và kiến nghị cơ quan chức năng phải xem xét lại và đề nghị với Chính phủ để sửa đổi, loại nội dung này ra khỏi Nghị định 71.
Ảnh minh họa. |
- Nghị định 71 quy định, việc sang tên, đổi chủ đối với xe cũ là quá cao, vậy ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
Chúng ta phải rà soát lại các quy định khác (Luật Dân sự, Luật phí và lệ phí). Mức thuế trước bạ, phí, lệ phí để làm thủ tục sang tên, đổi chủ phải ở mức hợp lý. Quy định hiện nay, đối với xe ôtô là 10% và xe máy là 2% là quá cao. Mục đích của việc sang tên đổi chủ là quản lý hành chính chứ không phải là nguồn thu cho ngân sách. Đây không phải là lĩnh vực kinh doanh hay tiêu thụ đặc biệt.
Nếu là lĩnh vực kinh doanh, tiêu thụ đặc biệt thì Nhà nước dùng thuế để điều tiết lưu thông. Nhưng đây là giao dịch bình thường, phổ biến trong đời sống nhân dân cho nên cũng phải tạo điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện giao dịch đó. Hay nói cách khác là để Nhà nước thực hiện được việc quản lý hành chính chứ không phải để tăng thu.
- Hiện tại nhiều người cũng lo lắng sẽ bị phạt khi tham gia giao thông vì đã không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định của Nghị định 71. Là một người nghiên cứu sâu về luật pháp, ông có suy nghĩ gì về điều này?
Nghị định 71 là văn bản quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Nội hàm của nó phải là những hành vi vi phạm giao thông của những người tham gia giao thông. Người thực thi là cảnh sát giao thông căn cứ vào quy định đó để phạt.
Có thể khẳng định Nghị định 71 ban hành vào thời điểm này là đúng lúc, phù hợp. Bởi lẽ, Nghị định đảm bảo theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật mà trong đó việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điều chỉnh thì chế tài áp dụng theo xu hướng nghiêm khắc, nặng hơn, cao hơn, đảm bảo việc tuân thủ, chấp hành nghiêm túc, nghiêm minh luật pháp trong từng lĩnh vực.
Đấy là cái đúng. Các điều khoản quy định khác là phù hợp với Luật xử lý vi phạm hành chính mà Quốc hội đã thông qua.
- Vậy điểm bất hợp lý của Nghị định này là gì, thưa ông?
Theo tôi, quy định tại điểm 8 về sửa đổi Điều 33 là phạt từ 800 nghìn đến 1,2 triệu đồng đối với chủ xe môtô, xe máy vi phạm không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định; phạt từ 8-10 triệu đối với chủ xe ôtô vi phạm không chuyển quyền sở hữu phương tiện là không phù hợp. Vì, hai quy định này liên quan đến sở hữu tài sản. Chế định về sở hữu tài sản lại được quy định trong Bộ luật dân sự.
Bên cạnh đó, quyền sở hữu đó liên quan đến việc chuyển đổi, giao dịch về dân sự (mua bán, tặng, cho… tài sản). Đối với tài sản khi giao dịch, mua bán phải đóng phí và lệ phí, thuế thì thực hiện theo luật và các văn bản pháp luật về phí và lệ phí. Nội dung này không phải là hành vi vi phạm giao thông của người tham gia giao thông.
- Có nghĩa là quy định này đã “đặt không đúng chỗ” thưa ông?
Tôi đã nghiên cứu rất kỹ quy định của Nghị định 71. Nội dung quy định tại hai điều khoản đó là không đúng đối tượng điều chỉnh của Nghị định. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh phải phù hợp vì quy định của Nghị định này để lực lượng cảnh sát giao thông, những người kiểm soát an toàn giao thông trên đường bộ áp dụng, kiểm soát vi phạm đối với những người tham gia giao thông.
Trong này, nội dung quy định là đúng nhưng đặt không đúng chỗ. Quy định trong này là phạt đối với chủ xe máy, ô tô chứ không thể phạt đối với người sử dụng phương tiện đó. Chủ xe - theo Luật Dân sự quy định phải là chủ tài sản, phương tiện đó, phải là đích thực.
Là chủ thì có đủ 3 quyền: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Còn kể cả người đi mượn, người được ủy quyền thì cũng không phải chủ xe. Chủ xe không phải lúc nào cũng gắn liền với chiếc xe. Chiếc xe chỉ là phương tiện giao thông lưu thông trên đường do những người không phải chủ xe, thân nhân gia đình, bạn bè… mượn xe để đi.
- Nhưng cảnh sát có thể “”tuýt còi” bất cứ ai đang tham gia giao thông để kiểm tra giấy tờ, thưa ông?
Cảnh sát giao thông không có quyền bắt một người dân đi trên đường khi họ không có vi phạm gì để phải chứng minh cho được nguồn gốc phương tiện đó ở đâu.
Đối với những người sử dụng phương tiện giao thông mà vi phạm thì cảnh sát giao thông có quyền xác minh kiểm tra giấy tờ đối với phương tiện đó và xem nguồn gốc đó gắn với người sử dụng như thế nào. Có thể người chủ phương tiện lại trao phương tiện của mình cho một người không được phép sử dụng.
Ví dụ, anh có xe ôtô nhưng lại giao cho người không có bằng lái xe ôtô điều khiển. Ở đây là quy trách nhiệm của chủ xe nhưng trong trường hợp đó là có vi phạm xảy ra thì người thi hành công vụ mới có quyền yêu cầu người sử dụng phương tiện có nghĩa vụ, trách nhiệm phải chứng minh.
Bình thường người tham gia giao thông không vi phạm thì người thi hành công vụ không có quyền ách xe lại, chất vấn, kiểm tra nguồn gốc của các phương tiện đó là ở đâu. Điều này phải làm cho rõ ràng, minh bạch. Không phải là anh thực hiện một cách tùy tiện, muốn kiểm tra ai thì kiểm tra. Anh kiểm tra bằng lái thì có thể được nhưng việc bắt chứng minh nguồn gốc xe ở đâu mà có thì không được.
- Điều này có nghĩa, nội dung của quy định này không phải áp dụng với người tham gia giao thông và không áp dụng với hành vi vi phạm an toàn giao thông đường bộ?
Quy định về việc đi xe phải sang tên, đổi chủ, phải chính chủ là quy định thuộc sở hữu (trong Bộ Luật dân sự). Nội dung phạt đối với chủ sở hữu tài sản không phải là đối tượng điều chỉnh của lĩnh vực vi phạm giao thông đường bộ.
Cho nên, nội dung này không nên được quy định trong Nghị định 71. Cơ quan tham mưu cho Nghị định này (Bộ Giao thông – Vận tải) trình Chính phủ ban hành phải xem xét lại và đề nghị với Chính phủ để sửa đổi, đề nghị loại nội dung này ra khỏi Nghị định 71.
Quy định này là cần thiết vì phục vụ cho việc quản lý Nhà nước đối với phương tiện, đảm bảo an toàn tài sản, bảo vệ chủ sở hữu tài sản đó. Kèm theo đó, có việc đóng phí, lệ phí và cơ quan chức năng phải làm việc này.
- Xin cảm ơn ông!
P.V
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Nhà thầu Hitachi đòi chi phí phát sinh gần 4.000 tỷ đồng từ dự án metro số 1
- ·Video xe Mercedes C
- ·Diện kiến BMW M3 G80 đầu tiên về Việt Nam: Chiếc xe chỉ dành cho dân chơi
- ·Tài xế nhầm chân ga, ô tô bay vượt rào, hạ cánh trên nóc xe cứu thương
- ·Dự báo thời tiết 10 ngày tới: Miền Bắc rét kéo dài, Trung Bộ mưa rào liên tiếp
- ·5 điểm check
- · Những chi phí đắt đỏ phát sinh khi mua ô tô sang cũ
- ·Tài xế ngủ gật, xe lộn nhào như trong phim hành động
- ·Hà Nội công bố tên 22 xã, phường sau sáp nhập
- ·Đang trên cao tốc bất thình lình rẽ, ô tô con suýt bị container đâm
- ·Cảnh sát kịp thời khống chế ngọn lửa từ kho phế liệu giữa khu dân cư TP.HCM
- ·Phạt nặng gần 100 nữ sinh lái xe quậy quá đà, vi phạm Luật Giao thông
- ·Lệ phí trước bạ dừng ưu đãi, mua xe đã có VinFast lo
- ·Thị trường ô tô tháng 6 vắng “cơn mưa” giảm giá, khuyến mãi
- ·Tình hình Biển Đông dậy sóng, Mỹ quyết ‘không trung lập’
- ·Pha cho xe ra khỏi chỗ hẹp của nữ tài xế khiến dân mạng phát sốt
- ·Quên kéo phanh tay, nam tài xế khổ sở 'đứng tấn' giữ xe khỏi trôi dốc
- ·Những quy định mới về phạt nguội sắp áp dụng, lái xe cần biết
- ·Dự báo thời tiết 19/3/2024: Không khí lạnh đổ bộ, miền Bắc mưa rào
- ·Nữ tài xế quên hạ thùng xe ben kéo sập 5 trụ điện và dây cáp