【nhận định malaysia】Nhiều bộ “bất động” trong cải cách thủ tục kiểm tra chuyên ngành
Cải cách thủ tục kiểm tra chuyên ngành vẫn trì trệ
Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh 3 tháng đầu năm 2016, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Những bất cập của hoạt động kiểm tra chuyên ngành đã và đang tạo gánh nặng cho doanh nghiệp, gây bất lợi đến công tác cải thiện môi trường kinh doanh.
Thực tế kiểm tra chuyên ngành với những yêu cầu về tiêu chuẩn hàng hóa xuất nhập khẩu là do các bộ chuyên ngành đưa ra, không phải của ngành Hải quan. Và hiện tuy một số bộ đã tập trung cải cách quản lý chuyên ngành, nhưng kết quả đạt được còn thấp so với yêu cầu.
Cụ thể: Nghị quyết 19 giao cho 10 bộ thực hiện cải cách quy định và thủ tục quản lý chuyên ngành; áp dụng phương thức quản lý rủi ro và chuyển mạnh sang hậu kiểm. Nhưng theo thông tin Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận được cho đến nay, mới chỉ có một số Bộ (Tài chính; Giao thông vận tải; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chủ động triển khai thực hiện theo định hướng và yêu cầu nói trên, các Bộ còn lại về cơ bản chưa thực hiện.
Nghị quyết 19 cũng yêu cầu 10 bộ ban hành danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành. Tuy vậy, cho đến nay vẫn còn một số bộ chưa ban hành danh mục này hoặc chưa ban hành đầy đủ các danh mục thuộc thẩm quyền quản lý.
Cùng với đó việc triển khai địa điểm kiểm tra chuyên ngành là điểm mới nhằm giảm bớt thời gian chi phí cho doanh nghiệp. Hiện Tổng cục Hải quan đã triển khai các địa điểm kiểm tra chuyên ngành tập trung tại 7 khu vực cửa khẩu có lưu lượng hàng hóa lớn trên cả nước để giảm thời gian thông quan, giảm chi phí cho doanh nghiệp. Tuy nhiên do mới bắt đầu triển khai từ cuối năm 2015 nên hiện chưa có đánh giá tổng thể về hiệu quả của hình thức này.
Theo báo cáo của một số cơ quan hải quan cửa khẩu có đặt địa điểm kiểm tra chuyên ngành tập trung thì thời gian chỉ giảm khoảng 2-3 ngày do các mẫu hàng vẫn phải đưa về Hà Nội để kiểm tra, thay vì trước đây doanh nghiệp trực tiếp nộp hồ sơ đến cơ quan kiểm tra, kiểm định thì nay tiết kiệm được thời gian đi lại.
"Qua khảo sát ban đầu cho thấy việc thành lập các địa điểm kiểm tra chuyên ngành tập trung còn mang tính hình thức, chưa phải cải cách thực chất, do vậy chưa đem lại thay đổi đột phá trong công tác quản lý chuyên ngành" – Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận xét.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trực tuyến trong giải quyết thủ tục kiểm tra chuyên ngành còn hạn chế. Hầu hết các Bộ vẫn áp dụng hình thức thủ công, giấy tờ trong tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra.
Ngoài ra, trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập trong quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Cụ thể như: Phạm vi mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành quá rộng; Một mặt hàng chịu sự điều chỉnh của nhiều quy định khác nhau, thuộc thẩm quyền của nhiều đơn vị trong cùng một bộ, hoặc của nhiều Bộ khác nhau; Kiểm tra quá mức cần thiết, trong khi đó theo kết quả kiểm tra, chỉ khoảng dưới 1% số trường hợp không đạt yêu cầu; Có những yêu cầu về quản lý chuyên ngành chỉ mang tính hình thức hoặc không thể thực hiện được.
Thực hiện Nghị quyết 19 đầu năm chưa có nhiều cải thiện
Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình hình và kết quả thực thi Nghị quyết 19 trong 3 tháng đầu năm 2016 chưa có nhiều thay đổi so với thời điểm tháng 12-2015. Các bộ, cơ quan, địa phương gồm: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, VCCI, thành phố Hồ Chí Minh triển khai tốt các nhiệm vụ, giải pháp theo yêu cầu.
Ngoài ra, thời gian cấp phép xây dựng kéo dài hơn so với trước, số lượng thủ tục đăng ký sở hữu tài sản tăng cũng là những điểm hạn chế, đi ngược với mục tiêu Nghị quyết đề ra.
Một tồn tại nữa cũng được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề cập đến đó là Nghị quyết yêu cầu các bộ, cơ quan và địa phương rà soát các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trái luật. Nhưng chỉ có Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai thực hiện nội dung nói trên; còn hầu hết các bộ chưa thực hiện.
Thậm chí, nhiều bộ vẫn đang tiếp tục soạn thảo, ban hành các Thông tư có nội dung trái thẩm quyền quy định về điều kiện kinh doanh. Ví dụ Bộ Xây dựng ban hành Thông tư về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư; Thông tư quy định việc cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản; Bộ Y tế ban hành Thông tư về giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế...
(责任编辑:World Cup)
- ·Tiêu chuẩn ISO 23456: An toàn với biển báo trên đường bộ
- ·Viettel Money: "Cú huých" thanh toán không tiền mặt tại nông thôn, miền núi, hải đảo
- ·Đại diện Việt Nam loạng choạng khi diễn áo tắm ở Miss Intercontinental
- ·Hà Nội: Xe buýt trợ giá giảm 15% tần suất vận hành do COVID
- ·Thu nhập 100 triệu đồng từ trồng na Thái
- ·PVcomBank cho vay online qua ứng dụng PV
- ·Nhiều cam kết ngăn chặn phá rừng, nhưng mỗi năm vẫn có nhiều diện tích rừng biến mất
- ·Xử lý 80% tro, xỉ từ các nhà máy nhiệt điện, hóa chất phân bón để bảo vệ môi trường
- ·Phát huy lợi thế ngành điều Việt Nam
- ·Vốn ngoại không ngại Fed
- ·Hà Nội: Khắc phục các tồn tại trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải
- ·Dàn nghệ sĩ tề tựu kỷ niệm 100 năm sân khấu Việt Nam
- ·Thanh Sơn dùng gối đánh Khả Ngân trong thử thách cấm cười
- ·Thời tiết ngày 20/3: Bắc Bộ mưa phùn và sương mù vào sáng sớm
- ·Giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí với loạt tiêu chuẩn quốc tế ISO
- ·Siêu mẫu Gigi Hadid và những cuộc tình chóng vánh với toàn trai đẹp
- ·Chuyển phí sang giá không gây tác động lớn đến mặt bằng giá
- ·Nối dài cánh tay dịch vụ tài chính của ngân hàng bằng công nghệ số
- ·Bộ Y tế cảnh báo tình trạng buôn lậu thuốc điều trị Covid
- ·Chuyện chưa kể về Hoa hậu đầu tiên của Sài Gòn