【c2 lịch thi đấu】Kinh tế châu Á dễ tổn thương trước các cuộc khủng hoảng tài chính
Indonesia đang đau đầu với nhu cầu cho vay tăng cao, trong khi Hàn Quốc phải chứng kiến mức nợ kỷ lục của các hộ gia đình. Philippines thì đang vật lộn với nạn quan liêu và tham những khiến các dự án cơ sở hạ tầng bị chậm lại.
Theo số liệu của Bloomberg, tới 9 trong số 12 nền kinh tế lớn châu Á không đạt được mức tăng trưởng như dự báo do xuất khẩu giảm sút. Sự trì trệ này trải dài từ Ấn Độ cho tới Malaysia và Hàn Quốc, được cho là bị ảnh hưởng bởi sự giảm tốc của Trung Quốc.
Tăng trưởng kinh tế tại nền kinh tế lớn nhất châu Á, lớn thứ 2 thế giới được dự báo chỉ ở mức 6,8% trong quý II, thấp hơn mục tiêu của chính phủ vào khoảng 7% cho cả năm.
Một thực tế đáng lo lắng hơn là, không giống như cuộc suy thoái toàn cầu năm 2008-2009 khi các nước châu Á phải tung ra một loạt gói kích thích kinh tế, thời điểm này cả châu lục đang phải vật lộn với các khoản nợ.
Giá dầu thấp giúp cải thiện tình trạng ngân sách nhưng tác động lên vấn đề chi tiêu, tiêu dùng thì chưa thấy đâu.
“Châu Á đang cưỡi trên làn sóng lan rộng của các gói kích thích tiền tệ toàn cầu trong những năm gần đây. Bây giờ thì các khoản nợ chuẩn bị đến hạn”, Frederic Neumann, đồng trưởng nhóm phân tích kinh tế châu Á tại Ngân hàng HSBC tại Hồng Kông cho biết.
Xuất khẩu của Hàn Quốc, chiếm khoảng một nửa GDP của nước này đã giảm suốt từ đầu năm do nhu cầu giảm sút tại thị trường nhập khẩu lớn nhất là Trung Quốc. Xuất khẩu của Philippines trong tháng 5 cũng giảm tới 17,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng nước này từ 6,7% xuống còn 6,2% năm 2015.
JPMorgan Chase & Co dự đoán tăng trưởng ở các nền kinh tế mới nổi của châu Á, trừ Trung Quốc và Ấn Độ, đang trên đà thấp nhất kể từ năm 2011. Mức tăng GDP điều chỉnh theo mùa vụ hàng năm có thể tăng 1,3% trong quý II so với ba tháng trước đó.
Nguy hiểm lan rộng
Sự suy thoái này đang khiến châu Á trở nên mong manh hơn khi đối mặt với các mối đe dọa khủng khoảng tài chính, bao gồm cả nguy cơ Hy Lạp rời khỏi khu vực eurozone, khả năng tăng lãi suất của Mỹ và sự biến động của thị trường chứng khoán Trung Quốc trong những tuần gần đây.
“Sự kết hợp của việc suy giảm lợi nhuận đầu tư tại châu Á và mức nợ quốc gia tăng cao đang buộc các nước phải cắt giảm nợ mà điều này có thể dẫn đến việc xuất khẩu vốn”, Nhóm nghiên cứu tiền tệ toàn cầu tại Morgan Stanley tại London nhận định.
Indonesia và Malaysia là những nước dễ bị tổn thương nhất nếu Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất và hậu quả là dòng vốn sẽ bị rút khỏi nước này. Đây là hai nước có vay nợ ngoại tệ tăng cao trong khi giá đồng nội tệ lại suy yếu.
Đồng rupiah của Indonesia đã mất 7% trị giá so với đồng USD kể từ đầu năm trong khi đồng ringgit của Malaysia giảm 8%. Nguồn tin từ một quan chức tiết lộ, để ngăn chặn sự suy yếu của đồng nội tệ, Indonesia đã tìm cách có được thỏa thuận hoán đổi USD với Fed nhưng đã bị từ chối.
Vẫn còn một số điểm sáng, ví dụ như dấu hiệu tăng trưởng ở Việt Nam và Ấn Độ. Tuy nhiên với chính sách tiền tệ thắt chặt để làm giảm nợ công, những năm tăng trưởng tốt nhất của châu Á có vẻ đã ở phía sau./.
Mai Hương (theo Bloomberg)
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Lãnh đạo xí nghiệp xe buýt Thăng Long lên tiếng vụ nhân viên xe buýt đánh người
- ·Hà Nội sẽ trình Bộ Chính trị đề án riêng về 12 tuyến đường sắt đô thị
- ·Báo động tình trạng dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn
- ·Tổ ấm vỡ vì… ma túy
- ·Đáp án môn Lý mã đề 201 THPT Quốc gia 2018 chuẩn nhất
- ·Cải cách tư pháp nhìn từ phiên tòa trực tuyến
- ·Tranh chấp đất đai, tình thân khó giữ
- ·Thông tin đối ngoại góp phần giúp cộng đồng quốc tế hiểu và yêu mến Việt Nam hơn
- ·Cựu chủ tịch công ty trẻ tuổi buôn lậu 3.900 tấn lốp ô tô cũ như thế nào
- ·Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gợi mở phát triển Hậu Giang thành tỉnh khá của vùng
- ·Giám đốc Công an TP. Đà Nẵng phủ nhận thông tin nguyên Chủ tịch Đà Nẵng bị khám nhà
- ·Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn tiếp Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Energy China
- ·Chủ tịch nước ân giảm tử hình xuống tù chung thân cho 5 bị án
- ·Hậu Giang hoàn thành chỉ tiêu cấp căn cước công dân trước thời hạn
- ·Bộ Y tế đề nghị đẩy mạnh sản xuất, nhập khẩu các thiết bị y tế phòng, chống dịch COVID
- ·Ngành tư pháp đóng góp tích cực vào sự phát triển của Hậu Giang
- ·Thông tin đối ngoại góp phần giúp cộng đồng quốc tế hiểu và yêu mến Việt Nam hơn
- ·Cần xử lý nghiêm hành vi rải tờ rơi cho vay tín dụng đen
- ·Tụ tập quá khích ở Bình Thuận: Hàng trăm người tiếp tục ném đá, đốt xe cảnh sát trong đêm
- ·Nơi lưu giữ bằng chứng hùng hồn về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa