【thứ hạng của istanbulspor】Doanh nghiệp ngoại khen toàn cầu hóa ở Việt Nam
Toàn cầu hóa là chủ đề trọng tâm của APEC năm nay,ệpngoạikhentoàncầuhóaởViệthứ hạng của istanbulspor đặc biệt trong bối cảnh chủ nghĩa dân túy nổi lên, với việc người Anh bỏ phiếu rời Liên minh châu Âu, Catalonia muốn tách khỏi Tây Ban Nha, còn Tổng thống Donald Trump đề ra nguyên tắc “nước Mỹ trên hết”. Trong phiên thảo luận chiều 8/11 tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC (CEO Summit), các diễn giả đều có chung quan điểm toàn cầu hóa vẫn đang là xu thế.
“Toàn cầu hóa là cách duy nhất giúp các nước tạo được hàng triệu việc làm cho người dân và giúp nền kinh tế tiếp tục phát triển năng động”, bà Victoria Kwakwa - Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương cho biết.
Trong phiên thảo luận, ông Philipp Rösler - thành viên ban điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho rằng toàn cầu đang thay đổi vì chủ nghĩa dân túy. Tuy nhiên, đây lại là cơ hội cho các cơ chế đa phương, như ASEAN. Vì thế, các nước châu Á – Thái Bình Dương nên tìm lựa chọn thay thế Mỹ.
“Nếu có Mỹ, Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều hơn. Vấn đề là Mỹ không còn ở đây nữa rồi. Nhưng vẫn còn những nền kinh tế khác. Phần lợi lớn nhất không còn, nhưng họ vẫn quyết theo TPP”, bà Kwakwa cho biết.
Việt Nam được đánh giá là quốc gia rất tích cực trong việc toàn cầu hóa, với việc ký kết và đàm phán hàng loạt hiệp định thương mại. Trao đổi với VnExpress, ông Michael Sailer – Tổng giám đốc Thyssenkrupp Industrial Solutions Việt Nam cho rằng Việt Nam đã có nước đi thông minh khi đàm phán nhiều FTA.
“Việc này sẽ giúp các bạn có thêm sức mạnh. Thay vì chỉ dựa vào một hiệp định, các bạn có nhiều thỏa thuận, nhiều đối tác thương mại, nhằm thúc đẩy tăng trưởng. Tôi cho rằng châu Âu nói chung và Đức nói riêng cũng rất quan tâm đến việc này và muốn giúp Việt Nam phát triển”, ông cho biết.
Ông khẳng định toàn cầu hóa không chỉ là một xu hướng, mà còn là điều cần thiết hiện nay: “Tôi đồng tình với quan điểm của ông Rosler là chúng ta cần có nhiều hiệp định thương mại hơn, không phải song phương, mà là giữa nhiều quốc gia. Ví dụ ở châu Á – Thái Bình Dương hay châu Âu”.
CEO Gasco - Nicholas Grzegorczyn cũng cho rằng toàn cầu hóa là việc tất yếu và khó có thể đảo ngược. Còn Eric L.Schmidt – CEO EventBank (Mỹ) tỏ ra hối tiếc khi Mỹ rút khỏi TPP.
“Tôi thấy đây là sai lầm lớn của Chính phủ. Tôi hy vọng lúc nào đó, họ sẽ cân nhắc lại. Mỹ đang sẵn có lợi thế trong khu vực, nhưng việc rút ra là một sai lầm lớn, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đang mở rộng thị trường”, ông nhận xét.
Ông cũng cho rằng Việt Nam đang đi đúng hướng trong việc hội nhập. “Các nước đang phát triển cần có thêm thị trường mới cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Nếu đóng cửa, tất cả các công ty đều không được hưởng lợi”.
(责任编辑:La liga)
- ·Khởi tố tài xế vi phạm nồng độ cồn, chống đối tổ công tác của Cục CSGT
- ·“Chú Sam” lại tự ái với Afghanistan
- ·EURO 2024: Học ngôn ngữ về bóng đá thông qua 'EUROlingo'
- ·THÁNG TƯ BỒNG BỀNH
- ·Thời tiết Hà Nội 19/9: Ngày nắng đan xen, chiều tối mưa rào
- ·Đằng sau thỏa thuận về vũ khí hóa học của Syria
- ·Trao hơn 41 triệu đồng tới nữ sinh được tuyển thẳng vào 4 trường Đại học
- ·EURO 2024: Đội tuyển Bỉ và những chàng Tintin đã mỏi mệt
- ·Gã khổng lồ Facebook tuyên chiến với các đường link vô bổ
- ·Quảng Ninh đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông
- ·Giải cứu nam thanh niên bị lừa sang Thái Lan bán thận
- ·Đội điền kinh tiếp sức 4x400m hỗn hợp của Việt Nam giành HCĐ châu Á
- ·Gia đình em Nguyễn Tuấn Quang gửi lời cảm ơn đến bạn đọc VietNamNet
- ·Hy Lạp triển khai 5.000 cảnh sát trận chung kết UEFA Europa Conference League
- ·Chứng khoán phái sinh ngày 6/1: Các hợp đồng tương lai giảm điểm nhẹ, thanh khoản co hẹp
- ·Cha mẹ lần lượt qua đời, hai đứa trẻ bơ vơ không nơi nương tựa
- ·Thể thao Việt Nam sắp hoàn thành chỉ tiêu suất dự Olympic 2024
- ·Bạn đọc ủng hộ nam sinh ở Hà Tĩnh có mẹ trầm cảm
- ·Nghe sách Đắc Nhân Tâm
- ·Cha mẹ mắc ung thư lần lượt qua đời, 3 đứa trẻ khốn khổ nương tựa ông bà già yếu