【kèo nottingham】“Giữ lửa” nghề làm bánh tráng
Chúng tôi có mặt tại nhà chị Nguyễn Thị Bé (1987),ữlửardquonghềkèo nottingham ấp Bù Xăng, xã Thuận Phú vào một buổi sáng cuối tháng 3. Luôn tay hong từng phên bánh, chị Bé vừa làm vừa nói: “Nghề này cực lắm, cứ dãi nắng suốt. Gió thổi là bánh lại lật và mình phải sắp lại cho ngay ngắn thì bánh mới mau khô. Người ngoài cảm thấy nghề này nhàn, nhưng phơi bánh không được ngồi yên lúc nào”. Đó cũng là lý do mà câu chuyện giữa chúng tôi và chị Bé luôn bị ngắt quãng. Những lúc “gió yên”, chị Bé kể nhanh về cái cực của nghề làm bánh tráng: “Nhà mẹ chồng tôi cách hộ tôi sau chừng 100m vậy mà mấy khi tôi được sang chơi. Nhiều khi không thấy con dâu sang, bà nấu món gì ngon lại qua gọi. Nhưng tôi cũng đâu đi được, vì tới nhà mẹ ăn cơm thì ở nhà gió thổi lật hết bánh. Bánh cong, gẫy xem là hỏng”.
Chị Nguyễn Thị Bé hong những mẻ bánh tráng
Phải đợi lúc trời yên gió, chị Bé mới dẫn chúng tôi tham quan lò bánh của gia đình. Một khu ngâm gạo, một cối xay, một lò tráng và một lò nướng. Làm nghề bánh tráng như nuôi con mọn vì để sống được với nghề, hằng ngày vợ chồng chị Bé phải thức dậy từ lúc 1 giờ sáng, vo gạo, xay bột và đốt lò tráng bánh. Mỗi mẻ bánh thành công hay thất bại phụ thuộc vào công đoạn pha bột. “Pha bột là khâu quan trọng nhất, khó nhất. Bột khô hay nhão sẽ khiến bánh bị hư và người làm sẽ lỗ vốn” - chị Bé chia sẻ. Mỗi ngày chị Bé làm khoảng 25kg gạo được 150 bánh thành phẩm. Với giá bán lẻ 7.000-8.000 đồng/cái, nghề làm bánh tráng giúp chị Bé cùng chồng xây dựng mái ấm, nuôi 2 con ăn học.
Chị Bé cho biết: “Muốn gắn bó thì mình phải yêu nghề. Đặc biệt phải chịu khó vì nghề làm bánh rất tỉ mẩn, phải luôn chân luôn tay. Với phụ nữ, nghề làm bánh tráng rất dễ tàn phai nhan sắc”. Đưa bàn tay rám đỏ lên trước mặt, chị Bé kể: “Tay tôi trước đây cũng trắng trẻo, nhưng ngồi lửa riết giờ rám luôn. Soi gương nhìn mặt, tay đôi khi tôi cũng xót xa nhưng vì cuộc sống gia đình, vì các con nên mình phải bám nghề”.
Chia sẻ về cơ duyên đến với nghề làm bánh, chị Bé cho biết, năm 2015, sau khi lấy chồng chị được người mẹ nuôi “truyền” nghề làm bánh tráng. Nối nghiệp mẹ nuôi, chị “giữ lửa” lò bánh từ đó đến nay. Những ngày đầu mới vào nghề, chị tráng bánh không đẹp, bánh dày mỏng không đều nhưng nhờ sự động viên của chồng, chị kiên trì bám trụ. Anh Nguyễn Thanh Hải, chồng chị Bé là nhân viên bảo vệ Nông trường cao su Thuận Phú. Ngày làm việc, đêm về anh Hải lại phụ chị nướng bánh. Nhờ tâm đầu ý hợp nên những mẻ bánh thành phẩm của vợ chồng chị thường giòn rụm. Mỗi chiều, chị Bé lại tranh thủ mang bánh ra chợ Đồng Xoài giao bán. Những cửa hàng tạp hóa ở ở Đồng Xoài đều ưa chuộng bánh tráng do chị Bé làm vì có độ dày vừa phải, hương vị gạo tẻ nguyên chất quyện với mùi mè nướng thơm nồng.
T. Linh
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Kết thúc phiên đấu giá, biển số 51K
- ·Hội thảo khoa học công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh mới
- ·Thử thách Tiếng Việt: 'Sơ xuất' hay 'sơ suất'?
- ·Người thầy đặc biệt kể chuyện dạy những học trò hư làm lại cuộc đời
- ·Nhận định, soi kèo Atromitos vs Asteras Tripolis, 00h30 ngày 6/1: Trên đà hưng phấn
- ·Việt Nam rớt xuống nhóm các nước thông thạo tiếng Anh thấp nhất toàn cầu
- ·Hơn 10 trường đại học công bố phương án tuyển sinh 2025
- ·Thủ tướng: Chính phủ thấu hiểu và chia sẻ với khó khăn của giáo viên
- ·Hoa Lư khiếu nại gói thầu 35 nghìn tỷ, ACV báo cáo Thủ tướng trước ngày 22/8
- ·Hoàng tử nào làm tướng ở nước ngoài, đánh quân Mông Cổ thua tan tác?
- ·Nổi lên tình trạng lợi dụng sàn thương mại điện tử, mạng xã hội để buôn lậu
- ·Vườn quốc gia nào 2 lần được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới?
- ·Nhiều người tranh cãi: 'Chỉnh chu' hay 'chỉn chu'?
- ·Vị sĩ tử đi thi không làm bài, nộp giấy trắng vẫn đỗ tiến sĩ là ai?
- ·Theo dõi chặt chẽ dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
- ·Nhiều người tranh cãi: 'Chỉnh chu' hay 'chỉn chu'?
- ·Yêu cầu Bộ GD&ĐT xem xét công bố phương án thi vào lớp 10 sớm
- ·'Giàn giáo' hay 'dàn giáo', từ nào mới đúng chính tả?
- ·Khai mạc Chợ Tết Công đoàn
- ·Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của gần 50 trường đại học