【soi kèo chelsea vs】Ông Trịnh Thanh Huy trở lại Descon
Ông Trịnh Thanh Huy trở lại Descon
Ban lãnh đạo đã có kế hoạch để hồi sinh Descon, đưa công ty trở lại thời kỳ huy hoàng như 10 năm trước khi cạnh tranh ngang hàng, thậm chí vượt trội so với Coteccons và Hoà Bình trong mảng thầu xây dựng.
Xây dựng Công Nghiệp (Descon) vừa tổ chức Đại hội cổ đông đã miễn nhiệm toàn bộ và bầu bổ sung Thành viên HĐQT và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2017-2021. Theo đó, HĐQT mới đánh dấu sự trở lại của doanh nhân Trịnh Thanh Huy.
Sự trở lại của ông Trịnh Thanh Huy đi cùng với một loạt đổi mới của Descon, với mục tiêu đưa công ty quay trở lại “quỹ đạo thành công”.
Tại Đại hội cổ đông, Descon cũng lần đầu công bố tình hình kinh doanh 2 năm gần đây, riêng năm 2018 Descon đã lỗ tới 388 tỷ đồng. Cũng trong năm này, Tòa án nhân dân TP HCM có quyết định mở thủ tục phá sản đối với Công ty Cổ phần Xây dựng Công Nghiệp (Descon) theo đơn kiện của một nhà cung cấp là Siam City Cement Ltd.
Năm 2019, Descon tiếp tục thua lỗ ròng 52 tỷ. Tính đến ngày 31/12/2019, tổng tài sản Descon giảm về mức 1.639 tỷ đồng, nợ phải trả 1.569 tỷ. Công ty đang lỗ luỹ kế 380,5 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính cũng bị phía kiểm toán từ chối nêu ý kiến vì không thu thập được bằng chứng thích hợp, đồng thời không thể giám sát quá trình kiểm kê tài sản cố định và hàng tồn kho.
Nhiều nhà cổ đông đã lên tiếng phàn nàn về hoạt động kinh doanh của Descon những năm gần đây. Theo cổ đông, nhà đầu tư không được chia cổ tức, viễn cảnh kinh doanh kém khả quan nên giá cổ phiếu giảm mạnh. Quá trình điều hành không kiểm soát tốt chi phí, thu hồi công nợ kém cũng là những điểm đáng thất vọng.
Trả lời cổ đông, ông Châu Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Descon cho biết để mổ xẻ hết vấn đề thì phải rất lâu và dài. Những cổ đông lớn là người thiệt hại nhiều nhất khi công ty xuống dốc và họ cũng đang cố vực dậy hoạt động kinh doanh.
"Tuy nhiên. trong đầu tư, các cổ đông phải có tâm lý là lợi nhuận đi cùng rủi ro, đã dám chơi thì dám chịu", ông Tuấn nói và khẳng định bản thân hiểu tâm trạng của mọi người vì mình cũng chính là một cổ đông của Descon, thậm chí còn là một nhân viên đang bị nợ rất nhiều lương.
Người đứng đầu công ty cho biết, ban lãnh đạo đã có kế hoạch để hồi sinh Descon, đưa công ty trở lại thời kỳ huy hoàng như 10 năm trước khi cạnh tranh ngang hàng, thậm chí vượt trội so với Coteccons và Hoà Bình trong mảng thầu xây dựng.
Trước mắt, công ty đã miễn nhiệm toàn bộ thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát đương nhiệm để tìm kiếm nhân sự phù hợp, từng bước tái cấu trúc lại toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty cũng đang hoàn thành thủ tục pháp lý và tiếp tục triển khai một số dự án bất động sản. Sau khi làm việc với các ngân hàng về hạn mức tín dụng, công ty tiếp tục phát triển lại mảng thầu xây dựng. Tuy nhiên, việc này chưa thể có kết quả trong ngắn hạn mà cần 1-1,5 năm.
Trong 3 tháng cuối năm, công ty sẽ tập trung tái cấu trúc lại khoản nợ với nhà cung cấp. Descon cũng có kế hoạch tăng vốn từ 356 tỷ đồng lên 900 tỷ đồng. Công ty sẽ ưu tiên cho các chủ nợ và quỹ đầu tư tài chính khi phát hành để giải quyết được các khoản nợ, đảm bảo đủ vốn đối ứng triển khai những dự án lớn trong thời gian tới.
Năm 2020, Descon đặt kế hoạch tổng doanh thu giảm 72% còn 15 tỷ đồng và lỗ tiếp 60 tỷ đồng. Dù liên tục thua lỗ, Descon vẫn thông qua tờ trình việc triển khai niêm yết trở lại.
Descon là doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực xây dựng. Công ty lên niêm yết vào cuối năm 2007 và từng khá "nổi tiếng" khi trở thành mục tiêu thâu tóm của nhóm cổ đông liên quan đến ông Trịnh Thanh Huy và Công ty Bình Thiên An. Sức hấp dẫn của Descon lúc bấy giờ không chỉ dừng lại ở thương hiệu, mà còn một loạt công trình và dự án đang triển khai.
Nhóm cổ đông mới thâu tóm Desco với kỳ vọng nâng cao năng lực, cách mạng hệ thống tài chính… Song kỳ ĐHĐCĐ đầu tiên lại xảy ra tranh cãi đầy căng thẳng liên quan đến việc "chuyển giao quyền lực" giữa hai nhóm lãnh đạo mới cũ.
Tháng 12/2010, ĐHCĐ bất thường của Descon đánh dấu sự ra đi của Chủ tịch HĐQT Nguyễn Xuân Bảng sau 20 năm gắn bó. Sau đó, nhóm cổ đông lớn Bình Thiên An đã giành quyền lãnh đạo tại khi sở hữu chính danh chỉ 21,6% số cổ phần, thậm chí công tác "chuyển giao quyền lực" diễn ra khá chóng vánh chưa đầy 6 tháng.
Đến tháng 10/2011, cổ phiếu DCC đột ngột bị hủy niêm yết bắt buộc do vi phạm nghiêm trọng quy định về công bố thông tin, cũng kể từ đó thông tin về Descon gần như bặt tăm trên thị trường. Lúc bấy giờ, cũng đã có nhiều nhận xét rằng Descon có thể không công bố thông tin đúng quy định để "được" hủy niêm yết bắt buộc nhằm rút lui khỏi thị trường để tái cấu trúc.
Ngoài Descon, nhóm cổ đông Trịnh Thanh Huy còn liên quan đến nhiều thương vụ thâu tóm tai tiếng trong lĩnh vực xây dựng như Beton6 và gần đây nhất là Coteccons thông qua Kusto Vietnam, đơn vị đầu tư xuất thân Kazakhstan có nhiều mối liên hệ với các công ty của ông Huy.
- ·YUM YUM và hành trình vì sức khỏe cộng đồng
- ·Công an tỉnh tập huấn phòng cháy, chữa cháy
- ·Băn khoăn vì đổi mới giáo dục
- ·Bác sỹ Hàn Quốc phẫu thuật thẩm mỹ miễn phí cho người Việt Nam
- ·Cam sành Vĩnh Long lại rớt giá còn 2.000 đồng/kg
- ·Nhiều sai phạm trong an toàn vệ sinh thực phẩm
- ·Những trang sách tươi thắm nụ cười
- ·Tân Phước đạt chuẩn nông thôn mới
- ·Kiến nghị bổ sung vốn sửa chữa Quốc lộ 62
- ·Tự hào Tổ quốc Việt Nam
- ·Thua kém vợ, tôi cảm thấy… bất lực
- ·Có một Bến Tre ở bình phước
- ·Giúp người mù thoát nghèo
- ·Xét nghiệm HIV sớm
- ·Giá vàng hôm nay 9
- ·Sắp xếp mạng lưới trường, lớp phải trên nguyên tắc thuận lợi cho học sinh và phụ huynh
- ·Linh hoạt sắp xếp quản lý, giáo viên
- ·Âm quỹ bảo hiểm y tế trên 951 tỷ đồng
- ·Prudential tổ chức Ngày hội tri ân khách hàng tại tỉnh Long An
- ·Việt Nam nỗ lực đến năm 2030 giảm từ 8