【giải u19 châu âu hôm nay】Liệu có những vụ kiểu Việt Á trong lựa chọn sách giáo khoa hay không?
Nhiều bộ sách giáo khoa để phát huy sáng tạo,ệucónhữngvụkiểuViệtÁtronglựachọnsáchgiáokhoahaykhôgiải u19 châu âu hôm nay tránh độc quyền Sau nhiều lần kê khai, giá một số bộ sách giáo khoa đã giảm Không vì viên “sạn” mà nghi ngờ cả một chủ trương về sách giáo khoa |
Chiều 23/5, Quốc hội đã nghe tờ trình và thảo luận về dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023.
Trình bày tờ trình, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, về dự kiến chương trình giám sát năm 2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã chỉ đạo Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp theo 10 nhóm lĩnh vực với 121 vấn đề thuộc trách nhiệm của Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, căn cứ vào các tiêu chí về nội dung đã thực hiện, năng lực thực hiện của các cơ quan, đã lựa chọn 4 chuyên đề trình Quốc hội xem xét, quyết định chọn 2 chuyên đề để giám sát tối cao, 2 chuyên đề còn lại sẽ giao cho UBTVQH tổ chức giám sát.
Cụ thể 4 chuyên đề gồm: Chuyên đề 1 về huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19, việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng. Chuyên đề 2 về việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Chuyên đề 3 về việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Chuyên đề 4 về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021.
Đổi mới sách giáo khoa: bất cập đã kéo dài nhiều năm
Thảo luận về nội dung lựa chọn chuyên đề giám sát, nhiều đại biểu cùng quan tâm, lựa chọn nội dung về đổi mới sách giáo khoa để giám sát tối cao. Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) cho rằng, việc Quốc hội thực hiện giám sát tối cao vào thời điểm này sẽ giúp đánh giá được đầy đủ, kịp thời ưu điểm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện các Nghị quyết số 88 và Nghị quyết 51, từ đó có định hướng chỉ đạo tiếp tục đổi mới có hiệu quả trong những năm tiếp theo.
Theo đại biểu, 8 năm qua ngành Giáo dục đã có nhiều cố gắng, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để triển khai các nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, dư luận còn nhiều ý kiến khác nhau về một số kết quả triển khai, như là vấn đề giá sách giáo khoa, hay là việc sắp xếp môn Lịch sử làm môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp ở cấp học phổ thông. Có những vấn đề mà báo chí và đại biểu Quốc hội đã đặt ra suốt từ kỳ họp trước đến kỳ họp này, nhưng chưa được giải quyết, như là những sai sót trong cả 3 bộ sách giáo khoa lớp 1, lớp 2 và lớp 6 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Những bất cập trong lựa chọn sách giáo khoa thậm chí cũng đặt ra câu hỏi “Liệu có những vụ kiểu Việt Á trong lựa chọn sách giáo khoa hay không?”, đại biểu Nguyễn Kim Thúy cho hay và đề nghị những vấn đề này nên được thảo luận rộng rãi ở Quốc hội để thu nhận ý kiến từ nhiều chiều và để cử tri cả nước được biết.
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy |
Lùi việc giám sát về phòng, chống dịch đến khi y tế “bình tĩnh” hơn
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cho rằng, cả 4 nội dung mà UBTVQH đã chọn rất đúng, rất trúng từ hàng trăm chuyên đề, là 4 nhóm vấn đề hết sức quan trọng. Tuy nhiên, để lựa chọn, đại biểu cũng cho rằng chuyên đề 3 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông là một chuyên đề rất cấp thiết.
Theo đại biểu, cử tri đang rất bức xúc về các chương trình giáo dục phổ thông có nhiều điểm không phù hợp, đặc biệt như vấn đề dạy và học môn Lịch sử vừa qua. Quá nhiều bộ sách giáo khoa đã được đề nghị sử dụng, gây ra sự lúng túng trong việc lựa chọn, không chỉ đối với phụ huynh, thậm chí ở các trường, các sở giáo dục. Mặc dù đã được nhiều lần được đề cập nhưng tình trạng gần như giậm chân tại chỗ. Do đó, đại biểu cho rằng cần được giám sát, từ đó đề xuất những điều chỉnh nhằm thực hiện tốt hơn sự nghiệp đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Chuyên đề thứ hai đại biểu Nguyễn Anh Trí lựa chọn là chuyên đề 4 về việc thực hiện chính sách pháp luật về phát triển nguồn năng lượng giai đoạn 2021 - 2026, bởi đất nước ta đang đứng trước những thách thức lớn về nhu cầu đủ năng lượng cho một đất nước trăm triệu dân đang rất cần có năng lượng để sống, để phát triển kinh tế.
Riêng chuyên đề 1 về việc huy động quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19, việc thực hiện chính sách pháp luật y tế cơ sở và y tế dự phòng, đại biểu Nguyễn Anh Trí cho rằng, đây là vấn đề rất quan trọng. Nhưng trên thực tế Chính phủ và các ban ngành cũng đang rất tích cực triển khai công việc. Thành công được như hiện nay về phòng, chống dịch Covid-19 cũng rất đáng được ghi nhận. Có thể nói, bên cạnh những sai sót tiêu cực thì cơ bản việc chống dịch Covid-19 ở Việt Nam rất thành công. Vấn đề tham ô, tham nhũng, tiêu cực trong phòng, chống dịch về cơ bản đã được nhân dân, cử tri phát hiện và đang triển khai xử lý rất tích cực theo chỉ đạo của Đảng.
“Bởi vậy rất mong Quốc hội xem xét để việc giám sát có thể lùi lại một thời gian ngắn khi dịch bệnh ổn định hơn thì việc phòng chống và xử lý sai phạm có kết luận chính xác và đầy đủ hơn. Khi xã hội, đặc biệt là y tế bình tĩnh hơn, có đủ thời gian để thực hiện giải pháp đúng, đủ và xác thực” - vị đại biểu đoàn Hà Nội nói.
Nêu một số kiến nghị khác về đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của Quốc hội, đại biểu Hoàng Quốc Khánh (Lai Châu) đề nghị Quốc hội tiếp tục nâng cao chất lượng các báo cáo thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội theo hướng cần ngắn gọn hơn. Trọng tâm tập trung vào những vấn đề ở trong tờ trình và dự thảo nghị quyết luật còn chưa cụ thể và có nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau, trái chiều và những vấn đề cần xin ý kiến của đại biểu. Đồng thời phải xây dựng nội dung gợi ý thảo luận chi tiết và đầy đủ để đại biểu tập trung nghiên cứu. Hiện nay, qua nội dung gợi ý thảo luận còn rất khái quát, chủ yếu sao chép ở các đề mục và nhiều đại biểu kiêm nhiệm có thời gian nghiên cứu văn bản không đảm bảo.
Đồng thời, đại biểu đề nghị Quốc hội sớm nghiên cứu để ban hành, hoặc trình Quốc hội ban hành Đề án đổi mới hoạt động giám sát của Quốc hội để triển khai thực hiện trong thời gian tới./.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Không chấp nhận tình trạng người Việt kéo nhau ra nước ngoài khởi nghiệp
- ·Bộ Công an quyết 'xoá sổ' băng nhóm hủy hoại tài sản, chiếm đất đai ở Bình Thuận
- ·Đại biểu Quốc hội đề nghị 'nới' rộng điều kiện người mua nhà ở xã hội
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Đầu tuần nắng nóng kèm giông
- ·Trường đại học 4 nghìn tỷ của ông chủ FLC ở Hạ Long đào tạo những chuyên ngành gì
- ·Thời tiết miền Bắc sắp mưa giông mạnh, chấm dứt đợt nắng nóng
- ·Đăng thông tin bịa đặt vụ việc ở Đắk Lắk, 2 người bị phạt 15 triệu đồng
- ·Tường rào bê tông 500m trên tuyến đường 'đắp chiếu' 10 năm làm khó người dân
- ·Bộ GTVT thông tin về việc nâng cấp, sửa chữa đường băng tại Nội Bài và Tân Sơn Nhất
- ·TP.HCM sẽ được dùng nguồn cải cách tiền lương tăng thêm thu nhập cho công chức
- ·Uống trà xanh mỗi ngày giúp khỏe đẹp bền lâu
- ·Bộ trưởng Tài chính: Cán bộ nhũng nhiễu chưa được ngăn chặn triệt để
- ·Mẹ của người phụ nữ bị chồng bạo hành khóc ngất khi thấy con tàn tạ về nhà
- ·Miền Bắc sắp mưa lớn diện rộng, các hồ thủy điện có khả năng được cải thiện
- ·35 cảnh sát cơ động điểm cao bất thường ở Lạng Sơn: Tin tức mới nhất
- ·Bắt 2 đối tượng 'cò' mua bán giấy tờ khám chữa bệnh, trục lợi bảo hiểm xã hội
- ·Bắt giữ toàn bộ các đối tượng cầm đầu vụ tấn công trụ sở xã tại Đắk Lắk
- ·Bộ GTVT yêu cầu kịp thời phát hiện bất cập ở các tuyến cao tốc khai thác tạm
- ·Nghệ An: Thu giữ súng hơi và 2 kg đạn chì trên xe khách
- ·Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà ủng hộ TP.HCM lập Sở An toàn thực phẩm