【kq bđ đức】Vững vàng vượt khó
Hậu Giang tròn 18 tuổi,ữngvngvượkq bđ đức đó cũng là khoảng thời gian đánh dấu mốc trưởng thành của ngành y tế tỉnh trong chăm lo sức khỏe Nhân dân.
Hậu Giang nỗ lực chăm sóc tốt sức khỏe cho người dân giữa một năm đầy biến động.
Trưởng thành từ gian khó
Cuối tháng 7-2021, toàn bộ Trung tâm Y tế huyện Vị Thủy được trưng dụng làm bệnh viện dã chiến, tiếp nhận, chăm sóc và điều trị 240 bệnh nhân Covid-19 không triệu chứng đến mức độ trung bình. Lần đầu đối mặt với dịch bệnh nguy hiểm, vừa làm vừa học, tham gia công tác truy vết, điều trị tại bệnh viện dã chiến, vừa khám ngoại trú tại Trung tâm Y tế thị trấn Nàng Mau, tiêm ngừa vắc-xin. Một lúc làm nhiều công việc, từ ngày đầu lạ lẫm với mẫu thử, que test SARS-CoV-2, nay các nhân viên y tế tại đây đã thành thạo thao tác, chuyên môn trưởng thành từng ngày.
Ông Nguyễn Thanh Hoàng, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Vị Thủy, cho biết: “Công việc tuy có phần vất vả nhưng anh em luôn cố gắng. So với trước khi có dịch, anh em trưởng thành về chuyên môn, tinh thần nhiệt tình tham gia công tác. Việc nhiều, đôi lúc quá tải nhưng mọi người luôn động viên nhau cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao”.
Không riêng Trung tâm Y tế huyện Vị Thủy, tất cả cán bộ y tế trên địa bàn Tỉnh đều nỗ lực hết mình vì nhiệm vụ chung. Đây có lẽ là điểm sáng rõ nhất của ngành y tế Tỉnh nhà năm qua. Từ một tỉnh “sạch dịch” của khu vực phía Nam, đến ngày 8-7-2021, Tỉnh ghi nhận trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên tại huyện Phụng Hiệp. Ngay lập tức, hệ thống phòng, chống dịch chuẩn bị trước đó được kích hoạt. Mỗi diễn biến mới của dịch đều được ngành y tế thông tin kịp thời và tham mưu cho Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh, UBND tỉnh để chỉ đạo triển khai hiệu quả trong toàn địa bàn.
Ghi nhận những nỗ lực của Tỉnh nói chung và ngành y tế nói riêng, ông Hoàng Minh Đức, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, đánh giá: “Cán bộ y tế có năng lực, Sở Y tế tỉnh đã lập kế hoạch từ rất sớm, từ công tác xét nghiệm, cho đến công tác quản lý F1, F0 chặt chẽ, việc xét nghiệm, khoanh vùng dập dịch kịp thời, nhanh chóng”.
Trong công tác chống dịch, lực lượng y tế đóng vai trò nòng cốt. Khi người người, nhà nhà chìm vào giấc ngủ thì những nhân viên y tế trắng đêm truy vết, xét nghiệm tại các ổ dịch để cho kết quả nhanh, chính xác, sớm bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, điều trị, giành giật mạng sống cho những bệnh nhân Covid-19 nặng.
Là một trong những bác sĩ tại Trung tâm Cấp cứu, Hồi sức tích cực điều trị Covid-19 (Trung tâm ICU - Bệnh viện Phổi tỉnh) điều trị bệnh nhân “Tầng 3” theo mô hình “Tháp 3 tầng” của Bộ Y tế, bác sĩ Công Duy Khang và đồng nghiệp hiểu rõ trách nhiệm của mình, hết lòng chăm sóc và điều trị bệnh nhân. Nhân lực mỏng, trong đó có cả nhân viên y tế bị phơi nhiễm nhưng mọi người vẫn luôn cố gắng, động viên nhau vượt qua khó khăn. “Đợt dịch thứ 4 này, trường hợp nhiễm trong cộng đồng tăng cao, chuyển biến nặng nhiều do bệnh nền và cơ địa béo phì, lớn tuổi nên công tác chăm sóc, điều trị vất vả hơn so với lúc đầu của đợt dịch”, bác sĩ Khang bộc bạch.
Ngoài kế hoạch sẵn sàng cho mọi tình huống, việc trang bị máy móc, phương tiện chống dịch và nâng cao năng lực xét nghiệm cũng là điểm sáng. Ngày 22-4-2020, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC Hậu Giang) được Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy chứng nhận đủ năng lực xét nghiệm khẳng định Covid-19 bằng kỹ thuật RT-PCR, xét nghiệm 300 mẫu/ngày, rút ngắn 6 lần so với trước, tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển lên Thành phố Hồ Chí Minh, giúp công tác phòng, chống dịch bệnh được chủ động hơn.
Đến cuối tháng 11-2021, toàn tỉnh có 7 máy xét nghiệm RT-PCR được phân bổ cho các đơn vị sử dụng gồm: Bệnh viện Đa khoa tỉnh (1 máy), Bệnh viện Đa khoa thành phố Ngã Bảy (2 máy), Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (2 máy), Trung tâm Y tế thị xã Long Mỹ (1 máy), Bệnh viện Đa khoa Số 10 (1 máy). Khả năng thực hiện xét nghiệm khoảng 3.000 mẫu đơn/ngày, tương đương 30.000 mẫu gộp/ngày. Bên cạnh đó, tỉnh có 7 máy tách chiết mẫu phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Nhiều loại máy móc trang thiết bị hiện đại được sử dụng ở các cơ sở y tế.
Liên kết, chuyển giao nhiều kỹ thuật mới
Mạng lưới khám, chữa bệnh từ tuyến cơ sở đến tuyến Tỉnh, cả công lập và ngoài công lập được mở rộng, củng cố.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh là bệnh viện vệ tinh và đơn nguyên điều trị của 5 bệnh viện Trung ương và tuyến trên: Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Châm cứu Trung ương, Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế SIS Cần Thơ (Bệnh viện Đột quỵ Tim mạch Cần Thơ), Bệnh viện Thống Nhất. Chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân được nâng lên rõ rệt, người bệnh không phải đi tuyến trên điều trị.
Bên cạnh đó, nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật cao cũng được thực hiện thành công tại Tỉnh. Trong đó có những kỹ thuật tiêu biểu như: Thay khớp háng, tiêu sợi huyết khối não thất trong cấp cứu; phẫu thuật nội soi; nội soi tiêu hóa điều trị cơ bản và hóa trị liên tục bằng máy,... Đẩy mạnh công tác hỗ trợ tuyến dưới từ công tác đào tạo cho đến chuyển giao kỹ thuật như: Đào tạo sử dụng máy thở, chuyển giao phẫu thuật Phaco cho Bệnh viện thành phố Ngã Bảy, phẫu thuật nội soi túi mật cho Trung tâm Y tế thị xã Long Mỹ…
Khát vọng tương lai
Thừa hưởng những kinh nghiệm quý báu từ phòng, chống dịch nguy hiểm trên người như: sốt xuất huyết, tay - chân - miệng,… ngành y tế tỉnh chủ động ở mức cao nhất trong suốt thời gian qua. Bước sang năm mới 2022, ngành y tế quyết tâm phát huy những thành quả đạt được, khắc phục những hạn chế, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khám và điều trị bệnh cho người dân.
Năm qua, dù ảnh hưởng dịch bệnh nhưng công tác nâng chất vẫn được thực hiện. 75/75 trạm y tế trên địa bàn đã triển khai phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe người dân. Tập trung đầu tư cho tuyến y tế cơ sở, giảm áp lực tuyến trên, tiết kiệm chi phí cho người bệnh. Cùng với đó, công tác phòng, chống dịch bệnh được đặc biệt quan tâm, phát huy tối đa vai trò của “người gác cổng” y tế.
Bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Phát Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hậu Giang, cho hay: “Chúng tôi chủ động phòng, chống các bệnh dịch xâm nhập từ bên ngoài. Giám sát, phát hiện sớm, dập dịch kịp thời. Tập trung thực hiện tốt công tác phòng, chống các bệnh lây nhiễm. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của trạm y tế xã, phường, thị trấn, triển khai các chương trình, mục tiêu về y tế, quản lý hồ sơ sức khỏe người dân gắn với quản lý thẻ, thanh toán bảo hiểm y tế. Xây dựng cơ chế, lộ trình phù hợp để tiến tới mọi người dân đều được theo dõi, quản lý sức khỏe”.
Chất lượng y tế cơ sở từng bước được nâng cao, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân.
Cũng theo bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Phát Hưng, sắp tới, Hậu Giang tiếp tục phối hợp với các đơn vị có liên quan phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới trên địa bàn giai đoạn 2018-2025 theo Kế hoạch số 112 ngày 15-9-2017 của UBND tỉnh. Xây mới 2 trạm y tế, nâng cấp sửa chữa 18 trạm y tế và 3 trung tâm y tế huyện từ nguồn vốn vay và viện trợ của Ngân hàng Thế giới (WB). Tuyên truyền, vận động Nhân dân khám sàng lọc, phát hiện sớm và kiểm soát bệnh tật; đẩy mạnh việc quản lý, điều trị các bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính, chăm sóc dài hạn tại y tế cơ sở…
Chia tay năm Tân Sửu, nhìn lại những gian khó đã qua, cán bộ của ngành y tế có quyền tự hào bởi họ đã nỗ lực hết mình để hoàn thành nhiệm vụ trong suốt một năm qua. Điều đó như tiếp thêm động lực, ý chí để giữ vững những thành quả đã đạt được, tiếp tục học hỏi, phát triển để chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe người dân.
Tính đến cuối tháng 12-2021, toàn ngành y tế Hậu Giang hiện có 2.829 người. Trong đó, 334 người sau đại học (chiếm tỷ lệ 11,8%), 1.090 người trình độ đại học (chiếm tỷ lệ 38,52%); cao đẳng: 109 người (chiếm tỷ lệ 3,85%), trung cấp: 1.163 người (đạt tỷ lệ 41,1%) và 133 lao động khác (đạt tỷ lệ 3,99%). Tỷ lệ bác sĩ/10.000 dân là: 8,66 bác sĩ; còn tỷ lệ giường bệnh/10.000 dân là: 35,4 giường. Toàn Tỉnh có 5 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh, thành phố; 8 trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố, 4 phòng khám đa khoa khu vực, 71 trạm y tế xã, phường, thị trấn đáp ứng được yêu cầu khám, chữa bệnh cho người dân. Trong đó, có 5 cơ sở khám, chữa bệnh công lập hạng II và 6 cơ sở khám, chữa bệnh công lập hạng III. |
NHẬT MINH
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Truy tặng Huân chương dũng cảm cho anh Phạm Ngọc Anh trong vụ sạt lở đèo Bảo Lộc
- ·Quốc đảo nào nhỏ nhất thế giới?
- ·Thử thách Tiếng Việt: 'Dành giật' hay 'giành giật'?
- ·Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư 2024
- ·Hải quan Móng Cái (Quảng Ninh) tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
- ·Trưởng phòng nghiên cứu khoa học ở Huế đạo 12 trang luận án tiến sĩ
- ·Tên của nhà bác học nào được đặt tên cho 8 trường chuyên ở Việt Nam?
- ·Bùng nổ đêm nhạc hội chào tân sinh viên trường Đại học Kinh tế
- ·Ngày 3/1: Giá thép Trung Quốc dứt đà tăng, nhập khẩu quặng sắt dự báo cao kỷ lục
- ·Trưởng phòng nghiên cứu khoa học ở Huế đạo 12 trang luận án tiến sĩ
- ·Email của thành phố Hà Nội bị tin tặc lợi dụng
- ·Thử thách Tiếng Việt: 'Dành giật' hay 'giành giật'?
- ·Thầy giáo vui mừng chạy đứt dép đến báo tin học sinh đoạt giải
- ·Hơn 2.100 ý tưởng sáng tạo tranh tài tại cuộc thi 'Tiếng nói Xanh' mùa 2
- ·Đồng Nai quy hoạch kéo dài Metro số 1 đến sân bay Long Thành
- ·Bùng nổ đêm nhạc hội chào tân sinh viên trường Đại học Kinh tế
- ·Nước lũ lên cao, Thừa Thiên
- ·Giáo viên TP.HCM hưởng thu nhập tăng thêm mức cao nhất hơn 23 triệu đồng/tháng
- ·Bộ Công an đề xuất xe đưa đón học sinh phải có màu sơn riêng
- ·Dự kiến nâng chuẩn đầu vào ngành Y Dược và Sư phạm từ 2025