会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bảng xếp hạng các câu lạc bộ ý】27 năm Việt Nam gia nhập ASEAN (28/7/1995!

【bảng xếp hạng các câu lạc bộ ý】27 năm Việt Nam gia nhập ASEAN (28/7/1995

时间:2024-12-24 01:52:01 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:793次
Việt Nam gia nhập ASEAN: Đột phá đầu tiên trong tiến trình hội nhập

Trong suốt hành trình 27 năm qua,ămViệtNamgianhậbảng xếp hạng các câu lạc bộ ý Việt Nam gia nhập ASEAN đã nhanh chóng hội nhập, tham gia sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN và có những đóng góp tích cực trong việc duy trì đoàn kết nội khối, tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên cũng như giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài, góp phần không nhỏ vào sự phát triển và thành công của ASEAN.

Trong chương trình Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 và các Hội nghị liên quan, chiều 4/11/2019, Thủ đô Bangkok/Nonthaburi, Thái Lan, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 14
Trong chương trình Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 và các Hội nghị liên quan, chiều 4/11/2019, Thủ đô Bangkok/Nonthaburi, Thái Lan, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 14

Đóng góp tích cực vào sự phát triển và thành công của ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập ngày 8/8/1967 với 5 thành viên ban đầu; phát triển dần thành một tổ chức hợp tác toàn diện và chặt chẽ, bao gồm cả 10 nước Đông Nam Á và chính thức trở thành Cộng đồng ASEAN vào ngày 31/12/2015.

Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN ngày 28/7/1995 nhân dịp Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 28 (AMM-28) ở Brunei. Tuy nhiên, quá trình Việt Nam tham gia ASEAN đã được khởi động từ trước đó. Cụ thể, tháng 7/1992, Việt Nam đã tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) và trở thành quan sát viên của ASEAN; từ năm 1993, Việt Nam họp tham vấn thường xuyên với ASEAN nhân dịp Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN hàng năm, tham gia các chương trình và dự án hợp tác ASEAN trên 5 lĩnh vực: khoa học-công nghệ, môi trường, y tế, văn hoá-thông tin, phát triển xã hội; Năm 1994, Việt Nam trở thành một trong những thành viên ban đầu của Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), một diễn đàn khu vực đầu tiên bàn về các vấn đề chính trị - an ninh do ASEAN giữ vai trò chủ đạo.

Tham gia ASEAN là một quyết sách có tầm chiến lược của Đảng và Nhà nước ta, góp phần tạo nên cục diện phát triển mới cho đất nước, củng cố môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài cho phát triển và nâng cao vị thế đất nước.

Trong suốt hành trình 27 năm tham gia ASEAN với phương châm “tích cực, chủ động và có trách nhiệm”, Việt Nam đã có nhiều đóng góp cho một ASEAN thống nhất, đoàn kết, hòa bình, ổn định và phát triển, có tiếng nói ở khu vực và được các nước lớn công nhận.

Một là, ngay sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã tích cực thúc đẩy ASEAN kết nạp các nước Lào, Myanmar (năm 1997) và Campuchia (năm 1999), mặc dù phải đối mặt với không ít lực cản. Việt Nam đã trở thành cầu nối giữa khu vực Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo để đến năm 1999, giấc mơ về một đại gia đình ASEAN gồm toàn bộ 10 quốc gia Đông Nam Á chính thức trở thành hiện thực. Với sự tham gia của cả 10 nước trong khu vực, nghi kỵ giữa các dân tộc dần được xóa bỏ, khoảng cách phát triển giữa các quốc gia từng bước được thu hẹp, tinh thần tự chủ của khu vực cũng được nâng cao đáng kể.

Hai là, Việt Nam đã đóng vai trò nòng cốt trong việc xác định mục tiêu, phương hướng phát triển và hình thành các quyết sách lớn trong ASEAN, như Hiệp ước Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ, năm 1995); Tầm nhìn ASEAN 2020 (năm 1997) và các kế hoạch triển khai Tầm nhìn, như Chương trình hành động Hà Nội, Kế hoạch hành động Viêng Chăn; Tuyên bố hòa hợp ASEAN II (năm 2003); Hiến chương ASEAN (năm 2007); Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009-2015); Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, các kế hoạch triển khai trên từng trụ cột và nhiều thỏa thuận quan trọng khác, như Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN (MPAC) và Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI) về thu hẹp khoảng cách phát triển...

Ba là, không chỉ tham gia xây dựng quyết sách, trong từng giai đoạn phát triển của ASEAN, Việt Nam luôn tích cực và nghiêm túc cùng ASEAN đưa các quyết sách vào triển khai, như hiện thực hóa các tài liệu Tầm nhìn, đưa Hiến chương ASEAN vào cuộc sống. Hiện nay, Việt Nam đã và đang cùng các thành viên ASEAN tích cực triển khai xây dựng Cộng đồng, thực hiện nghiêm túc các cam kết và đề xuất sáng kiến trong nhiều lĩnh vực. Triển khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và các Kế hoạch tổng thể trên ba trụ cột của Cộng đồng, Việt Nam tiếp tục tham gia hợp tác ASEAN trên mọi lĩnh vực với mức độ và phạm vi ngày càng sâu rộng. Đáng chú ý, Việt Nam là một trong hai nước có tỷ lệ thực hiện cao nhất các biện pháp ưu tiên trong Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (sau Singapore).

Bốn là, trong bối cảnh thế giới và khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của những biến động nhanh chóng và phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến an ninh và ổn định ở Đông Nam Á, Việt Nam đã đóng góp vào quá trình xây dựng nguyên tắc, “luật chơi”, cùng ASEAN ứng phó hiệu quả với các nguy cơ đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định khu vực, thúc đẩy đối thoại và hợp tác. Cùng với ASEAN, Việt Nam thúc đẩy đưa TAC trở thành bộ quy tắc chỉ đạo mối quan hệ không chỉ giữa các nước ASEAN mà cả giữa ASEAN với các nước ngoài khu vực... Với sự đóng góp của Việt Nam, ASEAN đã bày tỏ lập trường trên các vấn đề quan trọng, như Quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP, tháng 11/2019). Liên quan đến Biển Đông, Việt Nam đã đóng góp tích cực để ASEAN có những bước tiến đáng kể, như việc ra Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC, năm 2002), Tuyên bố nguyên tắc 6 điểm về vấn đề Biển Đông và hiện đang cùng ASEAN tiếp tục thúc đẩy triển khai đàm phán với Trung Quốc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)...

Năm là, Việt Nam có nhiều đóng góp quan trọng trong mở rộng quan hệ và đẩy mạnh hợp tác giữa ASEAN với các đối tác. Đáng chú ý, năm 2010 khi là Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã thúc đẩy mở rộng Cấp cao Đông Á (EAS) để Nga và Mỹ tham gia. Việt Nam cũng đảm nhận thành công vai trò điều phối quan hệ ASEAN với Trung Quốc (2009-2012), với Liên minh châu Âu (EU) (2012-2015), với Ấn Độ (2015-2018) và với Nhật Bản (2018-2021)...

Sáu là, đóng góp của Việt Nam đối với ASEAN còn thể hiện ở việc đảm nhận, đăng cai thành công các hoạt động và hội nghị quan trọng của ASEAN, như Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6 tại Thủ đô Hà Nội (tháng 12/1998), vai trò Chủ tịch Ủy ban thường trực ASEAN (ASC) khóa 34 (tháng 7/2000-7/2001), vai trò Chủ tịch ASEAN 2010, và Chủ tịch ASEAN 2020. Qua đó, Việt Nam góp phần tăng cường đoàn kết, thống nhất trong ASEAN, nâng cao uy tín của Hiệp hội và ghi dấu ấn nước Chủ tịch bằng nhiều sáng kiến.

Đặc biệt, năm 2020 đánh dấu 25 năm gia nhập ASEAN, cũng là lần thứ ba đảm đương cương vị Chủ tịch ASEAN, Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung khi đó phải đối mặt với những thách thức to lớn do đại dịch COVID-19 gây ra. Tuy nhiên, Việt Nam đã chứng tỏ bản lĩnh và vai trò dẫn dắt, chủ động của nước Chủ tịch luân phiên. Với phương châm chủ động, tích cực và có trách nhiệm và kiên trì các nguyên tắc của ASEAN, Việt Nam đã cùng các nước thành viên nỗ lực đưa con tàu ASEAN vượt qua sóng gió, chủ động ứng phó và thích ứng với bối cảnh mới, giữ vững đà hợp tác và liên kết khu vực, khẳng định được vai trò trung tâm và nâng cao vị thế của ASEAN. Nhiều sáng kiến quan trọng năm 2020 đã trở thành “tài sản chung” của ASEAN như Quỹ ASEAN ứng phó COVID-19, Kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp ASEAN, Khung phục hồi tổng thể ASEAN…

Năm 2022, với chủ đề “ASEAN hành động cùng ứng phó các thách thức”, Việt Nam tiếp tục "đóng góp chủ động, ứng xử tích cực và sẻ chia trách nhiệm", cùng các nước thành viên vượt qua thử thách, giữ vững đoàn kết, tiếp nối đà xây dựng Cộng đồng và đẩy mạnh liên kết khu vực, ứng phó có hiệu quả thách thức đang nổi lên, củng cố vai trò trung tâm và vị thế, tiếng nói của ASEAN trên trường quốc tế.

Với tư duy chủ động, tích cực, tin cậy và có trách nhiệm, Việt Nam đã, đang, và sẽ tiếp tục cùng các nước thành viên nỗ lực triển khai hiệu quả các sáng kiến và thỏa thuận hợp tác, đóng góp thiết thực vào giải quyết các vấn đề chung của ASEAN và khu vực.

Những lợi ích thiết thực ASEAN mang lại cho Việt Nam

Chú thích ảnh
Việt Nam tổ chức thành công nhiều sự kiện tầm vóc quốc tế lớn, trong đó có tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao APEC 2017 tại Đà Nẵng, tháng 11/2017

Ở chiều ngược lại, gia nhập ASEAN cũng đã đem lại cho Việt Nam nhiều lợi ích quan trọng, thiết thực.

Thứ nhất, ASEAN là một trong những nền tảng quan trọng để Việt Nam từng bước hội nhập quốc tế, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 27 năm qua, Việt Nam đã cùng các nước ASEAN xây dựng khu vực Đông Nam Á hữu nghị, hợp tác, không có chiến tranh. Đi đôi với thúc đẩy hợp tác ASEAN, Việt Nam đã thiết lập các khuôn khổ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với các nước láng giềng, khu vực, các nước lớn và nhiều đối tác quan trọng khác. Vai trò ngày càng tăng trong ASEAN giúp Việt Nam tranh thủ sự ủng hộ quốc tế để bảo vệ các lợi ích an ninh và phát triển, trong đó có vấn đề Biển Đông.

Thứ hai, tham gia ASEAN giúp Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng hơn, huy động các nguồn lực phục vụ phát triển và nâng cao sức mạnh tổng hợp. Tiếp sau quá trình tham gia ASEAN, Việt Nam đã chủ động tham gia Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các FTAs thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) giúp Việt Nam đẩy mạnh cải cách, mở rộng thị trường, tăng cường xuất khẩu, thu hút đầu tư, ODA, qua đó giúp cho kinh tế tăng trưởng cao trong nhiều năm.

Thứ ba, hội nhập ASEAN giúp Việt Nam từng bước nâng tầm đối ngoại đa phương, nâng cao vị thế quốc tế của đất nước. Thành công trong tham gia ASEAN đã và đang giúp Việt Nam thực hiện tốt nhiều nhiệm vụ đối ngoại đa phương quan trọng, như: Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2008-2009, 2020-2021), đăng cai Cấp cao APEC (năm 2006, năm 2017), tích cực tham gia xây dựng các “luật chơi” quốc tế, hợp tác đối phó với các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, đối phó với đại dịch COVID-19...

Thứ tư, quá trình tham gia ASEAN 27 năm qua đã rèn luyện, đào tạo và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ đối ngoại, nhất là cán bộ làm công tác đa phương của Việt Nam; giúp Việt Nam ngày càng vững vàng hơn khi "vươn ra biển lớn" - hội nhập toàn cầu.

Cứ thế, Việt Nam hội nhập với tâm thế ngày càng tự tin, ngày càng tích cực, chủ động, không ngừng phát huy vai trò là một đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng các nước Đông Nam Á nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Đà Nẵng: Kết luận vụ nguyên thư ký ông Xuân Anh mượn nhà của Vũ 'nhôm'
  • Giám đốc 'nổ' là con nuôi của nguyên lãnh đạo công an tỉnh để lừa đảo
  • Xét xử cô đồng bổ cau 'đúng nhận, sai cãi' ở Hải Dương
  • Người phụ nữ suýt mất 300 triệu đồng vì ‘nuôi bò’ trên mạng
  • Thủ môn  Bùi Tiến Dũng được ‘hét’ giá ngàn đô, chuyên gia thương hiệu nói gì?
  • Đi với vận tốc trên 80km/h đến 100km/h phải giữ khoảng cách an toàn thế nào?
  • Cách tính lệ phí trước bạ ô tô được thực hiện thế nào?
  • Phó Giám đốc chi nhánh Xuyên Việt Oil 'ăn chặn' tiền hối lộ quan chức
推荐内容
  • Thu giữ lượng lớn ti vi màn hình phẳng, loa vi tính không rõ nguồn gốc xuất xứ
  • Bắt 2 kẻ giả danh cán bộ tòa án lừa 'chạy án', chiếm đoạt hơn 4 tỷ đồng
  • Ai phải nộp thuế môn bài?
  • Chèn link quảng cáo thu tiền trái phép, một phó chánh văn phòng UBND tỉnh bị bắt
  • WHO cảnh báo thuốc giả tràn ngập thị trường các nước đang phát triển vì Covid
  • Cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Đặng Việt Hà được VKS đề nghị giảm án