【soi kèo góc ac milan】Giám sát chặt chẽ tiến độ giảm nghèo
(CMO) Ban Dân tộc HĐND tỉnh thường xuyên giám sát, khảo sát những vấn đề gắn với việc thực hiện chính sách có liên quan đến đời sống của người dân, đã có nhiều kiến nghị đến UBND tỉnh và các địa phương góp phần khắc phục những khó khăn, hạn chế, yếu kém để nâng cao hiệu quả công tác an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững.
Ông Trần Chánh Quang, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh, cho biết: “Từ đầu năm đến nay, Ban Dân tộc HĐND tỉnh tổ chức nhiều cuộc giám sát chuyên đề về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc, giám sát việc trợ giúp pháp lý tại các xã nghèo… qua đó có nhiều kiến nghị được UBND tỉnh tiếp thu và chỉ đạo các địa phương, ngành chức năng tổ chức thực hiện. Có thể nói, những nội dung, chính sách liên quan đến đồng bào dân tộc, đời sống người dân được quan tâm, giám sát chặt chẽ”.
Nắm sát thực tế
Qua đợt giám sát về hiệu quả việc thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Cà Mau vừa qua, Ban Dân tộc HĐND đánh giá rất cao những kết quả đạt được.
Qua hơn 8 năm thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, các ngành, các cấp, địa phương trong tỉnh đã nỗ lực, phấn đấu triển khai thực hiện đạt kết quả quan trọng về chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Ban Dân tộc HĐND tỉnh giám sát thực hiện chính sách dân tộc tại huyện U Minh. |
Sau khi được hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, đời sống của đối tượng thụ hưởng là đồng bào DTTS có nhiều cải thiện, cuộc sống cơ bản ổn định, yên tâm lao động sản xuất, đời sống vật chất, tinh thần của phần lớn đồng bào DTTS được nâng cao, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS.
Đến nay, nhìn chung hộ đồng bào DTTS trong tỉnh hầu hết đều có phương tiện nghe nhìn, trên 90% có điện sử dụng, khoảng 80% sử dụng nước sinh hoạt nối mạng và tự khoan giếng. Cùng với các chính sách hỗ trợ khác và sự nỗ lực vươn lên của đồng bào DTTS, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS hằng năm giảm khoảng 2%, quy trình xem xét, lựa chọn đối tượng thụ hưởng chính sách được các địa phương quan tâm, triển khai thực hiện chặt chẽ.
Tuy nhiên, qua các đợt giám sát, ông Trần Chánh Quang cho rằng, vẫn còn nhiều bất cập trong việc thực hiện, qua đó đã đưa ra nhiều ý kiến, kiến nghị giúp các địa phương triển khai trong thời gian tới hiệu quả hơn: “Một số khu đất tập trung được UBND các huyện chọn tại vị trí không thuận lợi về điều kiện sản xuất, thiếu cơ sở hạ tầng phục vụ sinh hoạt (điện, đường, nước sinh hoạt).
Hầu hết các hộ có nhà ở trên đất được cấp còn tạm bợ, điều kiện sinh hoạt, sản xuất còn nhiều khó khăn (thiếu vốn, thiếu tư liệu, kỹ thuật, môi trường ô nhiễm)... dẫn đến sản xuất hiệu quả thấp, cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Qua khai thác, sử dụng diện tích đất được cấp, đến nay chưa có mô hình sản xuất nào thực sự mang lại hiệu quả để có thể nhân rộng trên địa bàn”.
Đề đạt, kiến nghị nhiều vấn đề dân sinh
Từ kết quả trên, Ban Dân tộc đã kiến nghị với UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện kịp thời giao hết diện tích đất đã mua cho đối tượng thụ hưởng chính sách theo quy định. Chỉ đạo ngành chức năng tổ chức tổng kết, đánh giá tinh hình và hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh để có giải pháp khắc phục trước khi tiếp tục triển khai thực hiện chính sách này.
Ban Dân tộc cũng đã kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương sớm thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đối tượng được thụ hưởng chính sách. Đồng thời, xem xét có giải pháp, cơ chế miễn, giảm nộp tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở đối với các đối tượng này (ngoài các đối tượng được miễn, giảm theo quy định). Xem xét thực tế có giải pháp giúp các hộ đã vay có dư nợ vay vốn Ngân hàng Chính sách có vốn để bà con có điều kiện sản xuất.
Đồng thời, kiến nghị chính quyền các địa phương đặc biệt quan tâm đến tình hình sản xuất, đời sống của các đối tượng được thụ hưởng. Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, người có uy tín ở địa phương trong việc hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ các hộ được thụ hưởng. Đồng thời, phối hợp với các ngành chức năng cấp tỉnh quan tâm công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm phù hợp với đồng bào DTTS, tạo thu nhập, ổn định cuộc sống cho bà con.
Ông Trần Chánh Quang cho biết: “Ngoài những kiến nghị trong việc thực hiện chính sách tại các địa phương, yếu tố cần quan tâm là phải tạo thuận lợi trong phát triển kinh tế. Thực tế các khu đất hiện nay thường nằm ở những vị trí xa trung tâm, do đó, trước mắt địa phương cần tổ chức các tổ lao động tại chỗ, đồng thời liên kết với các tổ chức đoàn thể hỗ trợ người lao động ở những khu vực này”.
Bên cạnh việc thực hiện hoạt động giám sát, Ban Dân tộc HĐND tỉnh đã khảo sát tình hình đời sống, sản xuất của các hộ đồng bào dân tộc Khmer là đối tượng người già neo đơn thuộc hộ nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở vùng sâu.
Ông Trần Chánh Quang cho biết: “Tại các điểm đến, Thường trực HĐND tỉnh, Ban Dân tộc HĐND tỉnh chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống, bệnh tật của các hộ gia đình, đồng thời đề nghị chính quyền địa phương tiếp tục quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất trong cuộc sống cũng như sản xuất, việc làm để có thêm thu nhập. Qua đó, các hộ đồng bào dân tộc hứa chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật tại địa phương, phấn đấu vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống, nuôi dạy con cháu làm người có ích cho xã hội”.
Nói về công tác hoạt động của Ban Dân tộc HĐND tỉnh thời gian tới, ông Trần Chánh Quang cho biết: “Thời gian tới tiếp tục giám sát về kết quả chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc. Phối hợp với các đoàn kiểm tra, giám sát Trung ương, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau, các ban HĐND tỉnh giám sát các lĩnh vực kinh tế ngân sách, văn hoá - xã hội, thực thi pháp luật, chính sách dân tộc… Qua đó, có những kiến nghị cụ thể giúp thực hiện các chính sách trên hiệu quả hơn”./.
Đặng Duẩn
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Từ 15/9, Bộ Công an quy định 4 trường hợp CSGT được dừng xe
- ·BIDV phục vụ chương trình chuyển nhượng kết quả giảm phát thải tại Việt Nam
- ·Mời tham dự hội thảo về phát triển Đông Nam Á 2023: Vì một ASEAN không khí thải
- ·Agribank nỗ lực thúc đẩy tín dụng xanh, phát triển bền vững
- ·Mỹ: Giám đốc OPM từ chức sau khi hàng triệu dữ liệu bị đánh cắp
- ·BIDV trồng cây xanh tại Lai Châu
- ·BIDV tổ chức hội thảo về kinh tế xanh
- ·Vai trò của doanh nghiệp trong thu gom, tái chế rác thải nhựa tại Việt Nam
- ·Tránh rủi ro cho màn hình của Galaxy S8 và S8 Plus
- ·Hạn chế rác thải nhựa, tìm giải pháp thay thế
- ·“Giữ lửa” thổ cẩm S’tiêng
- ·Pháp luật Môi trường đối với doanh nghiệp
- ·Thay đổi nhận thức về sử dụng bao bì thân thiện môi trường
- ·Thu gom và quản lý rác thải nhựa đại dương
- ·Chung cư mini sai phạm: Không thể làm ngơ trước những cảnh báo từ sớm
- ·Tiêu dùng xanh: Từ nhận thức tới hành động
- ·'Hô biến' mo cau thành chén, đĩa thân thiện với môi trường
- ·Cách doanh nghiệp sữa tiếp cận bài toán xuất khẩu 'xanh'
- ·Dự án báo chí của Facebook chính thức tuyên chiến với tin tức giả
- ·Khi tín đồ làm đẹp yêu thích sản phẩm thân thiện với môi trường