【ty.so.truc.tuyen】WHO cảnh báo thuốc giả tràn ngập thị trường các nước đang phát triển vì COVID
Đài BBC (Anh) đưa tin đã phát hiện thuốc giả bán tại châu Phi do những kẻ lợi dụng khoảng trống trong thị trường. WHO cảnh báo rằng việc sử dụng những loại thuốc này có thể “gây hiệu ứng phụ nguy hiểm” tới sức khỏe con người.
Trên khắp thế giới,ảnhbáothuốcgiảtrànngậpthịtrườngcácnướcđangpháttriểnvìty.so.truc.tuyen nhiều người đã tích trữ các loại thuốc cơ bản. Tuy nhiên, hai nước sản xuất thuốc lớn nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ đã và đang trải qua thời kỳ phong tỏa và đình trệ sản xuất, do vậy cầu vượt cung khiến những kẻ lừa đảo lợi dụng tình hình làm ăn bất chính.
Trong tuần WHO công bố COVID-19 là đại dịch, đơn vị chống tội phạm liên quan đến y dược của Interpol - Operation Pangea - đã bắt giữ 121 trường hợp ở 90 quốc gia, thu giữ số thuốc nguy hiểm trị giá 14 triệu USD.
Từ Malaysia tới Mozambique, cảnh sát tịch thu hàng chục nghìn khẩu trang và thuốc giả. Tổng thư ký Interpol Jurgen Stock cho biết: “Buôn lậu thuốc giả trong thời kỳ khủng hoảng y tế cho thấy sự coi thường mạng sống của con người”.
WHO cho biết thị trường thuốc giả, bao gồm dược liệu sai hoặc không có tác dụng, hết hạn sử dụng, tại các quốc gia thu nhập và trung bình có thể trị giá hơn 30 tỷ USD.
Thị trường thuốc toàn cầu có chuỗi cung ứng đa dạng từ các cơ sở sản xuất quan trọng tại Trung Quốc, Ấn Độ đến nơi đóng gói ở châu Âu, Nam Mỹ và các nhà phân phối tới mọi quốc gia.
Tuy nhiên, khi hàng loạt quốc gia trên thế giới ban hành phong tỏa, nguồn cung thuốc bắt đầu lạc nhịp. Một số công ty sản xuất thuốc cho biết chỉ còn vận hành ở mức 50 - 60% so với bình thường. Trong khi đó, các công ty Ấn Độ cung cấp 20% thuốc cơ bản đến các quốc gia châu Phi.
Dược sĩ Ephraim Phiri tại thủ đô Zambia chia sẻ: “Chúng tôi chẳng thể làm gì. Thật khó để lấy thuốc, đặc biệt những loại thiết yếu như kháng sinh và chống sốt rét”.
Các nhà sản xuất cũng đối mặt với khó khăn khi một số dược liệu tăng giá. Một nhà sản xuất tại Pakistan cho biết ông thường mua hydrochloroquine sản xuất thuốc sốt rét với giá 100 USD/kg nhưng hiện nay đã tăng lên 1.150 USD/kg.
Ông Pernette Bourdillion Esteve tại đội chống thuốc gia thuộc WHO nhận định: “Khi cung không đáp ứng được cầu thì thuốc giả hoặc kém chất lượng sẽ tìm cách thế chân vào”.
Từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đề cập đến khả năng sử dụng thuốc sốt rét trong điều trị COVID-19, nhu cầu về loại thuốc này tăng đột biến. WHO nhiều lần khẳng định rằng chưa có bằng chứng cho thấy thuốc sốt rét có tác dụng với COVID-19.
Khi cầu tăng, lượng thuốc sốt rét giả tuồn vào thị trường cũng gia tăng tại Congo và Cameroon, Niger.
Khi dịch COVID-19 chưa thuyên giảm, giáo sư Paul Newton tại Đại học Oxford (Anh) cảnh báo thuốc giả trong thị trường sẽ tăng nếu các chính phủ trên toàn thế giới không hợp tác xử lý.
Theo TTXVN
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·'Tập 2' không hạnh phúc!
- ·An Dương Vương và nhà nước Âu Lạc
- ·Những đổi mới mang tính đột phá của phong trào phụ nữ
- ·Hát Xoan: Từ bảo vệ khẩn cấp đến di sản phi vật thể của nhân loại
- ·Hồi âm đơn thư 10 ngày giữa tháng 1/2011
- ·Trao giải thưởng Từ điển năm 2016 cho Đại từ điển Séc
- ·Nét độc đáo của Bảo tàng vũ khí cổ
- ·Game show “nhí” và đôi điều suy ngẫm
- ·Xót xa những người vợ mong chồng lấy vợ khác
- ·Xuân của bộ đội biên phòng
- ·Sai sót trong giấy tờ, có bị phạt tiền không?
- ·Phở trộn Bắc Hà ngày trở lại
- ·Chợ mắm, cá khô Châu Đốc lớn nhất miền Tây Nam Bộ
- ·"Đưa nhau đi trốn" mùa đông tại 10 địa điểm du lịch ở ngay Việt Nam
- ·Giá vàng hôm nay 16/9/2024: Vàng nhẫn tiến sát giá vàng miếng SJC
- ·Kiểm lâm Vùng 3 chi viện chữa cháy rừng
- ·Trao giải cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội Việt Nam
- ·Triển lãm ảnh kỷ niệm 126 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
- ·Sản lượng lúa năm 2024 ước đạt hơn 3,1 triệu tấn
- ·Các địa phương tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội