【lich bong da truc tuyen】Chứng khoán tuần: Đầu tàu nào sẽ thay thế?
VHM,ứngkhoántuầnĐầutàunàosẽthaythếlich bong da truc tuyen cổ phiếu dẫn sóng VN-Index vượt 1.000 điểm, ngày cuối tuần đã quay đầu giảm 1% nhưng vẫn ghi nhận mức tăng cả tuần 3,5%, chưa kể tuần liền trước tăng 10,7%.
Tính từ ngày 1/11, phiên giao dịch vượt 100 điểm, VHM tăng giá 10,67%, VN-Index tăng 23,67 điểm thì VHM đóng góp 9,74 điểm. Còn lại VCB tăng 4,33% đóng góp 4,3 điểm, BID tăng 5,21% đóng góp 2,3 điểm, VIC tăng 1,26% đóng góp 1,6 điểm, TCB tăng 5,91% đóng góp 1,5 điểm.
Như vậy 5 cổ phiếu dẫn sóng đã đóng góp tổng cộng khoảng 19,5 điểm trong tổng 23,67 điểm tăng của VN-Index. Có thể thấy rất rõ vai trò không tránh được của nhóm cổ phiếu Vingroup và nhóm cổ phiếu ngân hàng. Đây là các mã vốn hóa lớn nhất và đang trong giai đoạn tăng tốt nhất.
Với sự suy yếu của VHM và VIC, tình hình của thị trường khả năng rất lớn sẽ đổi khác. Đầu tiên là VHM, động lực tăng giá chủ yếu đến từ thông tin mua cổ phiếu quỹ. Cho đến cuối tuần vẫn chưa có thông tin chi tiết về đợt mua này. Diễn biến giá của VHM cơ bản không ăn nhập gì với kết quả kinh doanh vì sau khi ra tin, giá không có nhiều chuyển biến rõ ràng, chỉ khi có tin mua 60 triệu cổ phiếu quỹ, giá mới đột biến.
Mức tăng giá mạnh nhất chỉ là phiên ngày 1/11 với mức tăng 7%, 4 phiên kế tiếp chỉ tăng 4,52% và phiên cuối tuần qua giảm 1,01%. Khối lượng giao dịch 6 phiên đầu tháng 11 của VHM đạt gần 1,76 triệu cổ/ngày, cao gấp 3,4 lần mức bình quân tháng 10. Như vậy đã có một lượng tiền rất lớn đổ vào giao dịch VHM. Khối ngoại là động lực quan trọng khi tuần qua mua ròng VHM 142,2 tỷ đồng giá trị cổ phiếu.
VIC là tiêu biểu cho cổ phiếu không có thông tin hỗ trợ mà chỉ tăng dựa theo biến động của cả nhóm. Nhà đầu tư nước ngoài cũng không giao dịch nhiều ở VIC và sau tuần cuối tháng 10 tăng 4,5%, tuần qua VIC đã giảm 1,6%.
Trong nhóm ngân hàng, quan trọng nhất là VCB và BID, hai cổ phiếu vốn hóa lớn nhất. Điểm chung của cả hai mã này là chỉ tăng đột biến hôm hỗ trợ VHM. Tại phiên 1/11 – ngày VHM tăng quyết định, đưa VN-Index vượt 1.000 điểm, cả VCB lẫn BID đều chỉ tăng nhẹ khoảng 1%. Đến phiên đầu tuần qua (4/11), hai mã này mới phối hợp đưa VN-Index lên trên 1.020 điểm: BID tăng 2,9%, VCB tăng 3,6%. Cả 4 phiên còn lại của tuần, hai mã này tăng rất ít.
Nhìn vào diễn biến của 3 cổ phiếu quan trọng nhất thị trường tuần qua là VHM, VCB và BID thì có thể thấy sự luân phiên ở thời điểm mang tính quyết định: Thời điểm vượt 1.000, VHM tăng đủ mạnh để tạo đột biến. Phiên kế tiếp VHM yếu đi, VCB và BID tăng bổ sung. Khi BID và VCB yếu đi những ngày cuối tuần, VHM lại tăng mạnh. Chỉ đến phiên cuối tuần, khi cả VHM lẫn VCB, BID đều suy yếu thì VN-Index mới quay đầu giảm rõ.
Việc luân phiên tăng giá ở các cổ phiếu chi phối giúp chỉ số diễn biến tăng liên tục và tạo điều kiện cho khá nhiều cổ phiếu khác tăng. Không giống với tuần vượt 1.000 điểm, tuần qua cổ phiếu tăng giá khá tốt, HSX có 152 mã tăng giá và hơn 100 mã trong số này tăng vượt 1%. VN30 có 17 cổ phiếu tăng giá và 16 mã tăng trên 1%.
Như vậy, từ chỗ đột biến quá nhanh và quá bất ngờ, ban đầu nhà đầu tư còn nghi ngại, nhưng những phiên tuần qua thể hiện sự tin tưởng đã tăng lên. Bằng chứng là cổ phiếu tăng giá đã nhiều hơn chứ không còn chỉ kéo trụ.
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 8/11 | Giá đóng cửa ngày 1/11 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 8/11 | Giá đóng cửa ngày 1/11 | Mức tăng (%) |
TCO | 10.25 | 12.68 | -19.17 | NVT | 9.49 | 6.78 | 39.97 |
SGT | 5.01 | 6.14 | -18.4 | CLG | 3.94 | 2.83 | 39.22 |
PTL | 3.94 | 4.67 | -15.63 | MCG | 2.48 | 1.8 | 37.78 |
YBM | 4.6 | 5.45 | -15.6 | CDC | 16.1 | 12.85 | 25.29 |
PDN | 66.8 | 74 | -9.73 | PXS | 6.2 | 5.24 | 18.32 |
HTL | 18.1 | 20 | -9.5 | HVG | 6.36 | 5.45 | 16.7 |
SRF | 13.55 | 14.85 | -8.75 | APG | 10.1 | 8.76 | 15.3 |
UDC | 4.55 | 4.97 | -8.45 | PXI | 2.18 | 1.9 | 14.74 |
C47 | 11 | 12 | -8.33 | TIX | 30.6 | 27 | 13.33 |
TTB | 17.7 | 19.3 | -8.29 | BRC | 11 | 9.8 | 12.24 |
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 8/11 | Giá đóng cửa ngày 1/11 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 8/11 | Giá đóng cửa ngày 1/11 | Mức tăng (%) |
KSK | 0.2 | 0.3 | -33.33 | DPS | 0.3 | 0.2 | 50 |
PPP | 10 | 13.7 | -27.01 | DNC | 24.2 | 19.6 | 23.47 |
SD4 | 3.9 | 5 | -22 | TIG | 5.5 | 4.5 | 22.22 |
CKV | 13.3 | 16.1 | -17.39 | VNT | 38.8 | 32.1 | 20.87 |
SDG | 33.2 | 40 | -17 | PSE | 7.2 | 6.1 | 18.03 |
CAN | 20.3 | 24.3 | -16.46 | SGD | 11.9 | 10.5 | 13.33 |
TTZ | 2.2 | 2.6 | -15.38 | VC3 | 17.7 | 15.79 | 12.11 |
VCR | 15.3 | 18 | -15 | MAC | 6.2 | 5.6 | 10.71 |
PBP | 8.4 | 9.8 | -14.29 | BLF | 4.4 | 4 | 10 |
HKB | 0.6 | 0.7 | -14.29 | MBG | 46.4 | 42.3 | 9.69 |
Vấn đề là liệu sự tự tin đó có giúp duy trì được mặt bằng giá tăng nếu không còn trụ hay không? VHM, VCB, BID đã tạo điểm nổ như một thao tác “đề” cho cỗ máy. Không thể trông cậy mãi vào các trụ vì giá tăng nhanh và cao sẽ khiến lực chốt lời tăng vọt, chưa kể thông tin hỗ trợ nhạt dần đi. “Cỗ máy” thị trường có tự chạy được hay không là câu hỏi khó lúc này.
Ngoài một số ít các cổ phiếu trụ lớn, đa phần cổ phiếu vẫn đang ở vùng giá khá thấp, nói cách khác là không được hưởng lợi nhiều từ việc đột phá 1.000 điểm. Theo lẽ thường, đây sẽ là thời điểm các mã này “lên tiếng”. Điểm bất lợi là liệu dòng tiền có quyết định điều đó?
Một thống kê khá khó chịu là tuần qua tỷ trọng giá trị giao dịch (khớp lệnh) dồn vào 5 cổ phiếu thanh khoản nhất HSX lại chiếm tới trên 38%. Tuần trước nữa tỷ trọng này khoảng 37%. Đây là mức độ tập trung giao dịch quá lớn. Rõ ràng là nhà đầu tư chỉ dồn tiền vào giao dịch ở số rất ít cổ phiếu. Nói theo ngôn ngữ thị trường là dòng tiền không lan tỏa. Chỉ đến khi dòng tiền được phân bổ đều hơn thì các cổ phiếu khác mới hưởng lợi.
Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua | |||
Ngày | Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng) |
28.10.2019 | 3,027.8 | 217.3 | 221.7 |
29.10.2019 | 3,200.2 | 187.2 | 312.4 |
30.10.2019 | 3,501.9 | 275.0 | 330.5 |
31.10.2019 | 3,652.1 | 481.8 | 669.4 |
1.11.2019 | 4,320.7 | 729.5 | 447.7 |
4.11.2019 | 4,752.0 | 441.0 | 384.7 |
5.11.2019 | 4,058.7 | 514.2 | 443.3 |
6.11.2019 | 3,981.9 | 369.3 | 441.2 |
7.11.2019 | 3,678.0 | 384.3 | 312.9 |
8.11.2019 | 3,749.1 | 366.3 | 351.3 |
Trọng Nghĩa
(责任编辑:Thể thao)
- ·Chủ tịch Hà Nội muốn biến bãi rác Nam Sơn thành công viên
- ·Bộ Y tế đề xuất cấm thuốc lá điện tử, Bộ Công Thương lại muốn hợp pháp hóa
- ·Dữ liệu về mống mắt giúp người dân tiện lợi trong việc thanh toán, di chuyển
- ·Cựu binh Pháp thăm chiến trường xưa, ấn tượng sự đón tiếp của người Điện Biên
- ·Tiếp tục sửa đổi các quy định về thủ tục hành chính cho kho bạc số
- ·Xử phạt thanh niên vượt chốt kiểm tra nồng độ cồn, xúc phạm lực lượng công an
- ·4 công nhân bỏng điện khi sửa đường dây cáp ngầm
- ·Chủ động dự báo, cảnh báo sớm và dài hạn để ứng phó thời tiết cực đoan
- ·Ðoàn kết đấu tranh phòng, chống tham nhũng
- ·Bộ Y tế đề xuất cấm thuốc lá điện tử, Bộ Công Thương lại muốn hợp pháp hóa
- ·Bàn tay chai sạn của cha mẹ và ước mơ nghệ thuật của con
- ·Hàng loạt xe tải chở đất ‘xé rào' vào cao tốc, quay đầu trước cửa hầm Thung Thi
- ·Hơn 300 ca nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai
- ·Chủ tịch Hà Nội yêu cầu kiểm tra giải poker tiềm ẩn nguy cơ đánh bạc trá hình
- ·Xử lý các dự án điển hình để cảnh tỉnh, răn đe
- ·Chiến sĩ được Bác Hồ, Tướng Giáp giao nhiệm 'đặc biệt' sau trận Điện Biên Phủ
- ·Nhiều lãnh đạo sở, ngành ở Đắk Lắk được điều động nhận nhiệm vụ mới
- ·Dự báo thời tiết 6/5/2024: Hà Nội có thời tiết mưa rào và giông
- ·15 ngày tổng kiểm soát ô tô kinh doanh vận tải, CSGT xử lý 22 nghìn vi phạm
- ·Bộ trưởng Quân đội Pháp sẽ dự Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ