【kèo canada】Vùng căn cứ chuyển mình
(CMO) Thời gian gần đây, có dịp về khu căn cứ cách mạng của tỉnh Cà Mau ở xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời, chúng tôi đều có chung cảm nhận sự đổi thay rõ nét. Lộ làng được xây dựng kiên cố, thoáng đãng; những hàng rào ven đường ngay hàng thẳng lối; những căn nhà tường khang trang...
Đã qua thời gian khó
77 tuổi, ông Ba Quãng (Dương Hữu Quãng) ở ấp Tân Lợi đã nếm trải đủ cay, đắng, ngọt bùi của cuộc đời. Với ông, những năm tháng đau thương của chiến tranh, những gian khó khi chinh phục vùng đất “chết” vẫn còn khắc sâu trong tâm khảm. Ông Ba Quãng chậm rãi kể: “Hoà bình rồi nhưng dân mình gặp nhiều khó khăn lắm. Chiến tranh tàn phá, bom mìn còn sót lại. Để có thể canh tác được, người dân phải đổ không biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt”.
Lộ làng thông thoáng là “đòn bẩy” vực dậy đời sống kinh tế người dân vùng căn cứ. |
Khai phá đất đai đã thành ô thành khoảnh, làm không dám nghỉ ngơi nhưng mùa màng thất bát thường xuyên, cuộc sống người dân chưa có gì thay đổi đáng kể.
Đời sống người dân vùng căn cứ thật sự chuyển mình từ khi chuyển dịch sang lúa - tôm theo chủ trương của Nhà nước. Cùng với đó là kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng: tuyến lộ nhựa dài hơn 15 km về khu căn cứ, các tuyến kinh cũng có lộ bê-tông thông thoáng, lưới điện thắp sáng vùng nông thôn...
Ông Ba Quãng so sánh: “Hồi đó được bao nhiêu cái nhà kê đâu, còn giờ nhà tường chiếm 75% rồi. Xưa thì đói ăn, thiếu mặc còn giờ muốn gì có nấy. Người ta không chỉ ăn để no, mặc để ấm mà còn hướng đến ăn ngon, mặc đẹp”.
Nói về sự đổi thay từ khi chuyển dịch sang nuôi tôm, ông Trần Thanh Châu, ấp Đất Cháy, xã Phong Lạc, phấn khởi: “Nuôi tôm sáng mở mắt ra là thấy tiền. Đời sống phát triển thể hiện rõ nét. Nhà nào cũng có tivi kỹ thuật số; còn xe máy có khi 1 nhà tới 2, 3 chiếc. Nhà cửa không còn cảnh lụp xụp như trước”.
Đích đến xã nông thôn mới không còn xa
Xác định bước đầu tiên để xây dựng nông thôn mới là phải tích cực lao động sản xuất, nâng cao thu nhập. Người dân ở vùng căn cứ không ngừng học hỏi, tìm kiếm những mô hình sản xuất mới, hiệu quả. Như ông Châu, đã ngoài 50 tuổi nhưng không có kỹ thuật sản xuất nào làm khó được ông. Năm 2016, tuy chỉ là học viên được tham gia lớp học nuôi tôm quảng canh cải tiến tại hiện trường ở ấp, nhưng ông là một trong ít hộ dám mạnh dạn duy trì mô hình này và đạt hiệu quả. Chỉ sau 2 vụ nuôi đầu tiên đã đem về thu nhập 100 triệu đồng.
Còn anh Hà Văn Vi ở ấp Tân Lợi thì thành công với mô hình nuôi tôm siêu thâm canh. Anh cũng là người đầu tiên mạnh dạn sản xuất theo mô hình này ở ấp.
Vừa thu hoạch xong vụ nuôi đầu tiên, anh Vi cho biết: “Do chưa nắm vững quy trình nuôi nên năng suất chỉ đạt tương đối. Cũng mừng là chỉ sau 3 tháng 5 ngày nuôi mà thu hoạch được hơn 4 tấn tôm, mỗi ký bán được 160.000 đồng. Sau khi trừ chi phí còn lãi 50%”.
Không chỉ tiên phong trong sản xuất mà nông dân nơi đây còn dám thử nghiệm những mô hình mới. Tiêu biểu là gia đình ông Nghiệp Văn Tĩnh, Bí thư Chi bộ ấp Tân Lợi. Ông Tĩnh mạnh dạn đầu tư hơn 200 triệu đồng để mở cơ sở sản xuất, kinh doanh nước uống đóng chai Đồng Tiến.
Ông Tĩnh cho biết: “Cuộc sống phát triển, cùng hướng đến xây dựng nông thôn mới là người dân có nhu cầu sử dụng nước sạch, bảo vệ sức khoẻ. Vì vậy, tôi mạnh dạn đầu tư số vốn lớn để mở cơ sở này hơn năm nay. Bình quân 1 tháng, cơ sở của tôi sản xuất 900 bình loại 20 lít và 3.000 chai nước suối. Sản phẩm nước đóng chai được bỏ mối cho các cơ sở kinh doanh ở ấp, ghe hàng ở huyện Trần Văn Thời, Cái Nước, Phú Tân”.
Đồng hành với phát triển kinh tế, bà con vùng căn cứ đã và đang tích cực xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp. Đang giúp dân cắt tỉa hàng rào cây xanh, ông Trần Văn Chi, Trưởng ấp Tân Lợi, cho biết: “Từ khi phát động trồng hàng rào cây xanh, hoa kiểng, người dân ở đây đồng thuận lắm. Nhà nào không có kinh nghiệm hoặc đơn chiếc thì cán bộ ấp đến hỗ trợ. Phấn đấu đến năm 2018 đạt chuẩn ấp văn hoá. Nhưng quyết không chạy theo thành tích mà phải đạt kết quả thực chất”.
Ông Ngô Chí Dũng, Trưởng Ban công tác Mặt trận ấp Tân Lợi, chia sẻ: “Vợ chồng tôi đều công tác ở ấp, có chung suy nghĩ, đã là cán bộ thì mình phải làm gương để dân noi theo. Vì vậy, tôi tích cực trồng hàng rào cây xanh, hoa kiểng để khuôn viên nhà mình, quê mình được xanh - sạch - đẹp. Ngoài ra, tôi còn lao động phát triển kinh tế, tận dụng đất vườn trồng cây ăn trái, hoa màu để dùng trong gia đình, tiết kiệm chi phí sinh hoạt”.
Chính những cán bộ, đảng viên, hội viên gương mẫu, đi đầu như ông Bộ, ông Tĩnh, ông Chi, ông Dũng… đã khơi được sức mạnh trong dân. Hành trình xây dựng nông thôn mới tuy lắm gian nan nhưng với truyền thống kiên cường, sự lãnh đạo của các cấp, các ngành, sự chung lòng giữa ý Đảng, lòng dân, đích đến ấp văn hoá nói riêng và xã nông thôn mới Phong Lạc sẽ không còn xa./.
Ngọc Minh
(责任编辑:Cúp C2)
- ·NATO sẽ ra sao sau cuộc chiến ở Libya?
- ·Lợi ích bất ngờ của việc ăn trái cây vào buổi sáng
- ·Vụ trẻ sơ sinh tử vong do chuyển viện chậm: Sẽ xử lý đúng luật
- ·Người bệnh hài lòng
- ·EVNSPC triển khai nhiều hoạt động hướng về miền Trung
- ·Hệ lụy nguy hiểm cho gan vì bia rượu, thực phẩm bẩn
- ·Lầu Năm Góc gửi nhầm hàng triệu email vì lỗi đánh máy
- ·Tỷ giá hôm nay (9/9): USD trung tâm quay đầu giảm sau chuỗi ngày tăng mạnh
- ·Hộ kinh doanh sản xuất và kinh doanh kẹo mứt thành lập thế nào ?
- ·Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 3/5/2024: Yen Nhật tiếp tục tăng cao trước công bố dữ liệu việc làm của Mỹ
- ·Giọt nước mắt cay đắng của người cha ròng rã 9 năm giành giật sự sống cho con
- ·14.000 cơ sở y tế được kết nối qua phương thức thuê dịch vụ CNTT
- ·NCB được tăng vốn điều lệ lên 5,6 nghìn tỷ đồng
- ·Cẩn trọng thuốc “tăng chiều cao”
- ·Đợi chờ mùa Xuân
- ·Bệnh viện chuẩn hóa, bệnh nhân “dễ thở”
- ·Hy vọng không tắt
- ·Khó kiểm soát việc trục lợi bảo hiểm y tế
- ·Nhảy sông chết đuối vì bị 'trai làng' đuổi đánh
- ·Cẩn trọng thuốc “tăng chiều cao”