【kqbd úc hôm nay】Hộ kinh doanh cần luật
Xét cả trên cả khía cạnh pháp lý,ộkinhdoanhcầnluậkqbd úc hôm nay kinh tếvà yêu cầu phát triển, thì việc tiếp tục duy trì tư cách chủ thể của các hộ kinh doanh nguyên trạng như hiện nay là không còn phù hợp. |
Hộ kinh doanh cá thể là một sản phẩm của lịch sử, một loại hình kinh doanh ra đời trong điều kiện nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, để hợp thức hóa hoạt động của khu vực tư nhân kinh doanh nhỏ lẻ, khi chúng ta không công nhận và chưa cho phép sự hoạt động của các loại hình doanh nghiệptư nhân ở Việt Nam.
Có thể gọi khu vực hộ kinh doanh là chiếc nôi của làn sóng khởi nghiệpđầu tiên ở Việt Nam, góp phần đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo.
Trước năm 2015, tư cách chủ thể của hộ kinh doanh từng được quy định trong pháp luật, nhưng Bộ luật Dân sự 2015 đã bỏ tư cách chủ thể của hộ kinh doanh. Đó là một quyết định hoàn toàn chính xác, vì chủ thể trong quan hệ dân sự chỉ có thể là pháp nhân hoặc cá nhân, không thể là lưỡng tính, “nửa nọ, nửa kia”. Chiểu theo Bộ luật Dân sự, các thành viên hộ gia đình chỉ còn có tư cách cá nhân và thông qua quan hệ đại diện để kinh doanh.
Do vậy, xét cả trên cả khía cạnh pháp lý, kinh tế và yêu cầu phát triển, thì việc tiếp tục duy trì tư cách chủ thể của các hộ kinh doanh nguyên trạng như hiện nay là không còn phù hợp.
Ở các nền kinh tế trên thế giới, các cá nhân kinh doanh hoặc các thành viên trong gia đình kinh doanh nhỏ lẻ, như mở cửa hàng tạp hoá, cơ sở dịch vụ, các cửa hàng ăn uống nhỏ… thường chọn hình thức doanh nghiệp một chủ để khởi nghiệp. Tỷ lệ doanh nghiệp một chủ chiếm tới trên 60% trong tổng số doanh nghiệp trong nền kinh tế thế giới. Ở Mỹ, các doanh nghiệp một chủ cũng chiếm tới 73% trên tổng số doanh nghiệp có đăng ký.
Tại Việt Nam, số doanh nghiệp đăng ký dưới loại hình doanh nghiệp một chủ (doanh nghiệp tư nhân) chiếm tỷ lệ rất nhỏ (7-8%). Đây là một nghịch lý. Nghịch lý này có thể lý giải bởi chúng ta còn có hình thức pháp lý hộ kinh doanh (trừ Việt Nam và Trung Quốc, trên thế giới không nước nào có hình thức pháp lý này). Nếu cộng cả 1,6 triệu hộ kinh doanh có đăng ký vào số doanh nghiệp tư nhân, thì tổng số doanh nghiệp một chủ, cá nhân kinh doanh ở Việt Nam chiếm 77 - 78% tổng số doanh nghiệp. Tỷ lệ này tương đồng với tỷ lệ doanh nghiệp một chủ tại các quốc gia khác trên thế giới.
Phương án trình của Chính phủ có ưu điểm là có thể chấp nhận thực tế hiện nay là pháp luật trong nhiều lĩnh vực vẫn có quy định áp dụng riêng giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp như pháp luật thuế, pháp luật về điều kiện kinh doanh, pháp luật về thanh tra kiểm tra và hộ kinh doanh không phải áp dụng các quy định quản lý chặt chẽ như với doanh nghiệp. Chúng ta sẽ không phải điều chỉnh nhiều về hệ thống pháp luật như trong phương án đột phá nếu được triển khai.
Cũng có phương án quy định luôn hộ kinh doanh là loại hình doanh nghiệp một chủ không có tư cách pháp nhân, nhưng vẫn giữ nguyên tên gọi là “hộ kinh doanh” và chủ hộ kinh doanh không phải sau một đêm bừng tỉnh bỗng trở thành giám đốc.
Dù theo phương án nào, thì cũng phải nhấn mạnh rằng, việc đưa hộ kinh doanh vào Luật Doanh nghiệp không phải là Quốc hội hay Chính phủ ép các hộ kinh doanh phải chuyển đổi thành doanh nghiệp, cũng không phải để áp đặt các nghĩa vụ quản trị và thủ tục hành chính nặng nề lên các hộ kinh doanh, càng không phải để tăng số lượng doanh nghiệp cho đẹp sổ sách, báo cáo.
Rất cần lưu ý rằng, ngân hànghiện không coi hộ kinh doanh là chủ thể có thể tiếp cận tín dụng; cơ quan thuế cũng thực hiện thu thuế thông qua cá nhân chủ hộ kinh doanh, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa không quy định hộ kinh doanh là đối tượng thụ hưởng. Hộ kinh doanh cũng đang bị thiệt thòi trong tiếp cận thị trường, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh.
Vì vậy, đưa hộ kinh doanh vào Luật Doanh nghiệp sẽ chỉ mang lại lợi ích cho các hộ kinh doanh, chứ không gây bất kỳ tác động bất lợi nào.
Mặc dù vậy, để bảo đảm thi hành Luật Doanh nghiệp thuận lợi, bảo đảm sự bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh, các loại hình doanh nghiệp theo quy định của Hiến pháp, đồng thời vẫn tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ kinh doanh nhỏ và siêu nhỏ, tôi đề nghị Quốc hội và Chính phủ có kế hoạch sửa đổi ngay các quy định pháp luật trong lĩnh vực kế toán, thuế, quản trị, điều kiện kinh doanh, thanh kiểm tra và các lĩnh vực có liên quan khác… sao cho việc phân loại đối tượng quản lý của Nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc chỉ dựa trên quy mô kinh doanh, chứ không dựa trên loại hình doanh nghiệp…
(责任编辑:World Cup)
- ·Triển khai chương trình đảm bảo đo lường: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam
- ·1.000 ngày xung đột Nga
- ·Nga chuẩn bị đáp trả Ukraine sau đòn tấn công bằng tên lửa ATACMS
- ·Thủ tướng yêu cầu rà soát toàn bộ tài sản công trước ngày 8/12
- ·Sản xuất và phân phối xanh
- ·Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhận Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự
- ·Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Armenia
- ·Kênh liên lạc đường dây nóng Nga
- ·BoniSleep +
- ·Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet
- ·Ngăn chặn tình trạng bán ô tô và xe máy ‘hai giá’, có dấu hiệu trốn thuế
- ·Tổng thống Mỹ Biden chỉ trích ICC vì ra lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel
- ·Ukraine bắn ATACMS mang bom chùm vào sân bay Nga
- ·Hamas muốn đạt được thỏa thuận chấm dứt xung đột dải Gaza
- ·Từ ngày 1/1/2023, giá gas trong nước giảm mạnh
- ·Ông Trump sẽ tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để trục xuất người nhập cư
- ·Ukraine bắn ATACMS mang bom chùm vào sân bay Nga
- ·Tại sao ông Trump chọn liên tiếp 2 bộ trưởng từ Fox News?
- ·TP.HCM nêu nguyên nhân nhiều cây xăng vẫn bán hàng gián đoạn
- ·Giá xăng dầu hôm nay 2/12: Chờ đợi tín hiệu mới của OPEC+, dầu giảm giá