【trực tiêp bong đa】Về nguồn
Ấn tượng đầu tiên của tôi khi đặt chân đến "nơi xưa" là một ngôi nhà sàn khang trạng,ềnguồtrực tiêp bong đa sạch đẹp, bên trong đặt bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cạnh ngôi nhà là khu bia lưu niệm, có gắn biểu tượng của KBNN.
Từ ngôi nhà sàn
Khu di tích Nha Ngân khố được khởi công xây dựng ngày 28/12/2005 và khánh thành vào ngày 13/8/2006, trên diện tích 7.650m2, với tổng mức vốn đầu tư 4 tỷ 654 triệu đồng, bằng nguồn kinh phí phát triển ngành và sự đóng góp của cán bộ, công chức (CBCC) toàn hệ thống KBNN.
Nhà sàn Nha ngân khố- nơi hội tụ ôn lại truyền thống của các thế hệ CBCC KBNN. |
Thắp nén tâm hương thành kính dâng lên Bác, anh Trương Trọng Dũng - Phó Giám đốc KBNN Tuyên Quang, ngược dòng thời gian, kể cho chúng tôi nghe về sự ra đời của Nha Ngân khố...
Ngày 29/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 75/SL thành lập Nha Ngân khố trực thuộc Bộ Tài chính. Đây là cơ quan chuyên môn đặc trách giải quyết các vấn đề tài chính, tiền tệ - một yêu cầu cấp thiết lúc đó (Nhà nước non trẻ, ngân khố trống rỗng).
Trong thời gian 5 năm (1946 - 1951), Nha Ngân khố đã đóng trụ sở tại xóm Dàm, xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang với lán trại làm bằng tranh tre và ở nhờ nhà sàn của các gia đình nhân dân trong xóm, được nhân dân đùm bọc, che chở.
Trong thời kỳ này, Nha Ngân khố Quốc gia thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu: Tập trung các khoản thu về thuế, đảm bảo các hoạt động quốc phòng, thu tiền công phiếu kháng chiến; quản lý cấp phát các khoản chi; xác nhận thanh toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách, làm thủ tục quyết toán với cơ quan tài chính; thu hẹp và loại bỏ dần phạm vi lưu hành đồng tiền Đông Dương và các loại tiền khác của địch; thực hiện các nguyên tắc cơ bản về thể lệ thu, chi và kế toán đại cương, nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính ngay trong điều kiện đất nước đang có chiến tranh.
Đặc biệt, Nha Ngân khố đã hoàn thành các trọng trách Chính phủ giao phó, điển hình là giúp Chính phủ xây dựng một chế độ tiền tệ độc lập, tự chủ, thông qua việc phát hành đồng tiền tài chính (giấy bạc Việt Nam), lưu hành trong cả nước từ cuối năm 1946 và các loại tín phiếu để giải quyết nhu cầu chi tiêu của cán bộ và nhân dân ở các vùng mới giải phóng.
Bên cạnh đó, Nha Ngân khố còn tham gia tổ chức phát hành một số đợt công trái và công phiếu kháng chiến ghi thu bằng tiền và bằng thóc trong các năm 1946, 1948 và 1950, nhằm huy động sự đóng góp trong nhân dân để phục vụ nhu cầu sản xuất và chiến đấu.
Biểu tượng vượt khó đi lên
Trong lần “về nguồn” này, chúng tôi may mắn được gặp cụ Nguyễn Kiên - một nhân chứng gắn liền với quá trình hình thành và hoạt động của Nha Ngân khố.
Bia lưu niệm nha ngân khố quốc gia- biểu tượng thể hiện sự quyết tâm vượt khó đi lên của KBNN |
Cụ Kiên năm nay 80 tuổi, khi chúng tôi đến thăm cũng là lúc cụ vừa được người con dâu đón từ bệnh viện về nhà (cụ bị mổ dạ dày) nên sức khỏe rất yếu, cụ nói từng tiếng khó nhọc, nhưng khi được hỏi về Nha Ngân khố, mọi cảm xúc ùa về như còn vẹn nguyên trong cụ.
Cụ kể, xóm Dàm trước đây chỉ có 7 gia đình. Tất cả đều ý thức về giữ bí mật cho hoạt động của Nha Ngân khố... Lúc bấy giờ đường xá đi lại rất vất vả, chứ không như bây giờ, muốn vào được Nha Ngân khố, các cán bộ phải đi lên một cây cầu, lội qua một đoạn suối, lên một quả đồi và xuống cánh đồng mới vào được tới nơi. Nha ngân khố lúc đó có khoảng 60 - 70 người làm việc, trong đó có 2 người nước ngoài....
Đến thăm và nghe chuyện về lịch sử Nha Ngân khố, chúng tôi hiểu thêm giá trị của khu di tích: Một Nha Ngân khố đã gắn bó với thời kỳ khó khăn nhất của cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và có công lớn trong việc xây dựng chế độ tiền tệ độc lập tự chủ, hạn chế sự chi phối tiền tệ của thực dân đế quốc, góp phần đưa cuộc kháng chiến của dân tộc đến thắng lợi.
Sau khi hoàn thành sứ mệnh của mình trong thời kỳ kháng chiến, di tích Nha Ngân khố đã trở thành Khu di tích Quốc gia, là nơi để các thế hệ CBCC KBNN trong toàn hệ thống về đây tri ân với những tiền bối đã hy sinh và cống hiến cho sự nghiệp Tài chính Việt Nam, từ những ngày đầu cách mạng giải phóng dân tộc.
Đây còn là khu lưu niệm chứa đựng nhiều tình cảm và mang ý nghĩa sâu sắc, nhắc nhở mỗi cán bộ nhớ về cội nguồn, để nỗ lực phấn đấu vươn lên trong mọi hoàn cảnh.
Những dòng lưu niệm của Thứ trưởng Bộ Tài chính, nguyên Tổng giám đốc KBNN Phạm Sỹ Danh: “Bia lưu niệm Nha Ngân khố Quốc gia - một biểu tượng thể hiện quyết tâm sắt đá vượt khó đi lên, một biểu tượng mang ý nghĩa chính trị, lịch sử sâu sắc của hệ thống KBNN và là nơi hội tụ ôn lại truyền thống của các thế hệ KBNN” là những dòng ý nghĩa để mỗi CBCC KBNN hướng về, đoàn kết, quyết tâm đưa KBNN phát triển ngày càng toàn diện hơn.
Hạnh Thảo
(责任编辑:La liga)
- ·Dự đoán điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội và TP HCM năm học 2018
- ·Phát triển tổ chức, mở rộng hoạt động tư vấn, hướng dẫn người tiêu dùng
- ·Nguồn thu từ tài nguyên và môi trường đóng góp 18%
- ·Đẩy mạnh hợp tác giáo dục nghề nghiệp trong doanh nghiệp và trường nghề
- ·Tăng trưởng kinh tế Quý I tốt nhất trong 10 năm qua
- ·Hoa hậu Priyanka Chopra và chồng trẻ kém 10 tuổi lên chức bố mẹ
- ·Nghệ sĩ Hoàng Lan qua đời
- ·Hà Nội tổ chức Lễ ra quân Năm An toàn giao thông 2023
- ·Bị ‘mất ghế’ vì đi lễ đền Trần, giám đốc công ty điện lực ở Hà Nam nói gì
- ·Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa đẩy mạnh tuyên truyền về học nghề tạo việc làm
- ·Thời tiết hôm nay 19/5: Vừa dứt mưa giông, Bắc Bộ lại ngập chìm trong nắng nóng
- ·Khai mạc Tháng Khuyến mại Hà Nội năm 2024
- ·Cách xử lý của Chế Linh khi bị xếp chung phòng với Thanh Tuyền
- ·Nghệ sĩ Hoàng Lan qua đời
- ·Nhiều chính sách kinh tế
- ·Chống hàng lậu, hàng giả: Cần sự ‘‘chung tay’’ từ người tiêu dùng và cả doanh nghiệp
- ·Cô gái sở hữu IElTS 8.5 giành chiến thắng tại 'Cơ hội cho ai'
- ·Robot Titan nổi tiếng thế giới đến Việt Nam
- ·Bệnh nhân 162 là nguồn lây Covid
- ·"Mua ngay, góp nhẹ" cùng VIB: 0 lãi, 0 phí và ưu đãi đến 40%