【kết quả slovakia】Sửa Luật Đầu tư công: Đẩy nhanh giải ngân, nâng cao tính công khai, minh bạch
Trình bày trước Quốc hội,ửaLuậtĐầutưcôngĐẩynhanhgiảingânnângcaotínhcôngkhaiminhbạkết quả slovakia Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu Nguyễn Chí Dũng cho biết, Luật Đầu tư công là luật đầu tiên kể từ trước đến nay quy định những vấn đề liên quan đến quản lý các hoạt động đầu tưcông, quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
Việc Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công đã tạo ra hệ thống pháp luật đồng bộ để quản lý toàn bộ quá trình đầu tư công, từ chủ trương đầu tư, thẩm định nguồn vốn đối với các chương trình, dự ánsử dụng vốn đầu tư công; lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch đầu tư, triển khai thực hiện kế hoạch; theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch đầu tư công.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng (Ảnh: Quốc hội) |
Sau hơn 3 năm thực hiện Luật Đầu tư công, tuy đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng trong quá trình triển khai thực hiện Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thi hành vẫn còn tồn tại một số hạn chế, vướng mắc chủ yếu như: khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện; một số quy định trong Luật Đầu tư công quá cứng nhắc, hoặc chưa đầy đủ nên dẫn tới tình trạng các quy định đã không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn; tồn tại một số điểm chưa thống nhất giữa Luật Đầu tư công với các luật khác như Luật Ngân sách nhà nước, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Quy hoạch...
“Điều này đã gây sự lúng túng trong việc áp dụng các quy định pháp luật, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng công tác chuẩn bị dự án, xây dựng dự án”, Bộ trưởng Dũng nói.
Do đó, việc ban hành Luật Đầu tư công (sửa đổi) nhằm đảm bảo các mục tiêu tiếp tục hoàn thiện thể chế, pháp luật về đầu tư công theo hướng thống nhất, đồng bộ với các luật có liên quan khác.
Đồng thời, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bất cập liên quan đến các quy định pháp luật về đầu tư công, góp phần đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn đầu tư công, nâng cao tính công khai, minh bạch trong quản lý đầu tư công, tạo điều kiện khuyến khích sự tham gia đầu tư của khu vực tư nhân, trong và ngoài nước.
Thẩm tra Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải đánh giá, mặc dù Luật Đầu tư công được ban hành năm 2014 là bước đột phá trong công tác quản lý, tạo căn cứ pháp lý quan trọng để nâng cao hiệu quả đầu tư công, nhưng qua 3 năm thực hiện, Luật Đầu tư công cũng đã bộc lộ một số hạn chế, đặc biệt là về quy trình, thủ tục thẩm định nguồn, khả năng cân đối vốn, giao vốn, điều chỉnh kế hoạch vốn đang gây khó khăn, kéo dài thời gian, chậm tiến độ giải ngân vốn.
Do đó, đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhất trí với đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công.
Theo ông Nguyễn Đức Hải, đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị giữ phạm vi sửa đổi như quy định tại Nghị quyết số 57/2018/QH14 và Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, theo đó chỉ sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, chưa sửa đổi toàn diện vì quá trình triển khai thực hiện có phát sinh vướng mắc do quy định của Luật Đầu tư công, song nguyên nhân chủ yếu là do tổ chức thực hiện Luật chưa nghiêm.
Mặt khác, Luật mới có hiệu lực 3 năm; thời gian áp dụng quá ngắn, chưa đủ điều kiện tổng kết kỹ lưỡng, đánh giá chính xác tính hiệu quả của luật.
Một số ý kiến tán thành với đề nghị của Chính phủ về việc sửa đổi toàn diện Luật Đầu tư công vì cho rằng, nhiều quy định trong Luật Đầu tư công chưa phù hợp thực tiễn, cần sớm sửa đổi toàn diện nhằm tạo cơ sở pháp lý ổn định, khắc phục triệt để những khó khăn, yếu kém trong quản lý nhà nước về đầu tư công.
Do đó, quan điểm, mục tiêu của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Đầu tư công của Ủy ban Tài chính - Ngân sách là cơ bản nhất trí các quan điểm, mục tiêu do Chính phủ trình, đồng thời nhấn mạnh rằng phải thể chế hóa đường lối của Đảng về cơ cấu lại nền kinh tế, bảo đảm đổi mới, nâng cao hiệu quả đầu tư công theo Nghị quyết số 05-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
Đồng thời, tạo khuôn khổ pháp lý ổn định, khả thi, phù hợp với thực tiễn, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, nâng cao tính công khai, minh bạch, cải cách thủ tục hành chính.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·VN meets right conditions to build international financial centre: PM
- ·Đề nghị truy tố chủ tịch HĐTV và 7 thuộc cấp của Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn
- ·Giáo viên dạy lái xe vi phạm nồng độ cồn bị phạt 35 triệu, tước bằng 23 tháng
- ·Dự báo thời tiết 10 ngày tới: Miền Bắc rét kéo dài, Trung Bộ mưa rào liên tiếp
- ·Ngày 3/1: Giá cà phê thế giới tăng cao kỷ lục, hồ tiêu neo ở mức cao
- ·Đề nghị truy tố chủ tịch HĐTV và 7 thuộc cấp của Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn
- ·khởi tố 130 vụ án, 331 bị can vụ 4 nữ tiếp viên hàng không xách 11kg ma túy
- ·Tạm giữ tài xế xe bán tải gây tai nạn liên hoàn làm 3 người tử vong ở Quảng Ninh
- ·Chứng khoán ngày 6/1: BID và VCB nâng đỡ, VN
- ·Giáo viên dạy lái xe vi phạm nồng độ cồn bị phạt 35 triệu, tước bằng 23 tháng
- ·Người trẻ chuộng thức ăn nhanh
- ·Mưa mù giăng kín, người dân Hà Nội chật vật tìm lối thoát ùn tắc
- ·Người dân thủ đô vượt rét đổ về phủ Tây Hồ lễ tạ ngày Rằm tháng Chạp
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Không khí lạnh tăng cường trở lại, trời mưa rét
- ·Hải quan Lào Cai “nâng bước” cho nông sản xuất ngoại
- ·Kết quả kiểm tra nồng độ cồn với tài xế vụ tai nạn ô tô trên cầu Vĩnh Tuy
- ·Kết thúc kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2024, cửa ngõ về Hà Nội lại chật ních xe cộ
- ·Dự báo thời tiết ngày 22/1/2024: Mưa rét bao phủ toàn miền Bắc
- ·Viettel tăng trưởng 2 con số, nộp ngân sách 44,3 nghìn tỷ đồng
- ·Tài xế ô tô liên quan đến vụ tai nạn khiến 3 phụ nữ thương vong đã ra trình diện