会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả giải j-league 1 nhật bản】Doanh nghiệp lỡ cơ hội vì yếu công nghệ!

【kết quả giải j-league 1 nhật bản】Doanh nghiệp lỡ cơ hội vì yếu công nghệ

时间:2024-12-23 10:11:53 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:246次

doanh nghiep lo co hoi vi yeu cong nghe

Nâng cao công nghệ là đòi hỏi thiết yếu đối với các DN trong quá trình hội nhập. Ảnh: Danh Lam

Thua trên sân nhà

Theệplỡcơhộivìyếucôngnghệkết quả giải j-league 1 nhật bảno thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), hiện cả nước có gần 600.000 DN, 90% trong số đó là DNNVV, phần lớn các DN đều đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới từ hai đến ba thế hệ. Trong đó có đến 76% máy móc, dây chuyền công nghệ nhập thuộc thế hệ những năm 60 - 70 của thế kỷ trước; 75% số thiết bị đã hết khấu hao; 50% thiết bị là đồ tân trang...; chỉ có 20% là nhóm ngành sử dụng công nghệ cao.

Mức độ làm chủ công nghệ của DN công nghiệp Việt Nam theo đánh giá thuộc hàng thấp so với khu vực. Mặc dù hiện nay, DN được phép trích tối đa 10% lợi nhuận trước thuế để đầu tư đổi mới công nghệ, nhưng thực tế mức đầu tư này còn rất thấp. Bên cạnh lý do nhiều quy định hiện hành cản trở việc các sản phẩm của DN nội tham gia vào các dự án lớn, thì những khó khăn, hạn chế trong đổi mới công nghệ dẫn đến việc DN Việt để tuột khỏi tay cơ hội tham gia vào các dự án lớn trong nước.

Được biết, ngành nghề và sản phẩm của nhóm DN cơ khí chế tạo thiết bị toàn bộ ngành đồ uống có giá trị lớn, có công nghệ chế tạo riêng, đầu tư trang thiết bị nhà xưởng lớn, mức độ tích hợp về thiết bị và tự động hoá cao, yêu cầu cải tiến sản phẩm liên tục theo yêu cầu khách hàng và phù hợp với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật. Do đó, ông Đinh Văn Thành, Tổng giám đốc Công ty POLYCO cho biết, xu hướng của các DN cơ khí là đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất của ngành phát triển theo hướng tăng cường đầu tư với quy mô lớn, thiết bị công nghệ hiện đại, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cấp và dần dần loại bỏ máy móc, thiết bị công suất thấp cho chất lượng sản phẩm kém. Tuy nhiên, theo ông Thành, dù Chính phủ đã đưa ngành này vào chiến lược phát triển với tầm nhìn đến 2020, nhưng do cơ cấu sản phẩm và trình độ công nghệ lạc hậu, chậm đổi mới mô hình tổ chức và trang thiết bị, công nghệ, đã khiến cho năng lực cạnh tranh của các DN trong nước trong lĩnh vực này bị tác động mạnh.

Điều kiện tiên quyết để có thể có được trang thiết bị tiên tiến để làm ra những sản phẩm có chất lượng cao, theo ông Thành, là vấn đề vốn. “Việc thiếu vốn dẫn đến tình trạng DN e ngại trong việc nâng cao và mở rộng sản xuất vì đầu ra cho sản phẩm chưa chắc chắn và các biến động môi trường kinh doanh còn nhiều. Ngoại trừ một số DN dẫn đầu ngành, còn lại hầu hết là các DNNVV, nguồn vốn hạn chế nên trang thiết bị lạc hậu, năng lực thua hẳn các nhà thầu nước ngoài trong việc đấu thầu các dự án. Vì vậy, các dự án khi đấu thầu quốc tế thường rơi vào tay các nhà thầu nước ngoài, đặc biệt là các nhà thầu đến từ Trung Quốc và Thái Lan. Thực tế là tuy được sự ưu tiên của Chính phủ nhưng các DN vẫn gặp nhiều khó khăn khi huy động vốn”, ông Thành cho biết.

Từ chối cơ hội vì không đủ vốn đầu tư

Không chỉ bị thiệt thòi trong đấu thầu, tiếp cận các dự án đầu tư lớn trong nước, những khó khăn, hạn chế trong công nghệ cũng sẽ là những lý do khiến cho DN trong nước chật vật trong việc tham gia vào chuỗi sản xuất của các tập đoàn lớn.

Ông Yên Đức Tiến, đại diện Công ty TNHH TDBH cho rằng về công nghệ, các DN trong nước học từ các DN nước ngoài cho nên quan trọng nhất là phải có vốn đầu tư. Tuy nhiên, vốn đầu tư của DN có hạn, trong khi DN phải có máy móc thiết bị hiện đại đầy đủ, có nhân lực chuyên nghiệp thì mới cạnh tranh được với các DN nước ngoài.

“Khó khăn nhất của DN là vốn để đầu tư thiết bị công nghệ. DN mới thành lập, vốn đầu tư hạn hẹp nên nhiều khi có những đơn hàng mà DN không dám nhận vì không đủ khả năng đáp ứng tiến độ, chất lượng do máy móc hạn chế, đội ngũ nhân công chưa chuyên nghiệp. Hiện nay đội ngũ nhân công đã tương đối ổn định nhưng vướng mắc lớn nhất hiện nay là máy móc và thiết bị”, ông Tiến cho biết.

Theo ông Tiến, Công ty TNHH TDBH chuyên chế tạo ra các khuôn để dập những linh kiện phục vụ cho các sản phẩm điện tử, những linh kiện này đòi hỏi kích thước chính xác, vì thế để gia công được khuôn để dập ra những linh kiện này phải đầu tư máy móc mới, hiện đại mới có đủ độ chính xác. Tuy nhiên, do vốn còn hạn chế nên đa phần máy móc của DN là của Đài Loan, máy móc của Nhật Bản không có nhiều.

Hiện nay các sản phẩm của Công ty TNHH TDBH đã lọt được vào chuỗi sản xuất của Tập đoàn Samsung ở vị trí nhà cung ứng cấp 2. Chia sẻ thêm về vai trò của công nghệ, ông Tiến cho biết: Công nghệ là lĩnh vực rất mới đối với DN Việt. Tuy nhiên, khi tham gia cung ứng cho Samsung, nếu máy móc thiết bị sản xuất cũ quá thì độ chính xác sẽ không cao, những sản phẩm ấy sẽ không được các nhà cung ứng cấp 1 của Tập đoàn Samsung chấp nhận. Trước đây lĩnh vực cơ khí chính xác của Việt Nam ở mức độ vừa phải, tuy nhiên, để cung cấp cho Samsung thì phía Samsung đòi hỏi độ chính xác cao nên đòi hỏi các DN Việt Nam phải thay đổi công nghệ mới tiếp cận được với các tập đoàn lớn.

Ông Nguyễn Văn Tân, đại diện Công ty HOSIDEN (Hàn Quốc), một trong các nhà cung ứng cấp 1 của Samsung cho biết: Chúng tôi cũng muốn tìm DN cung cấp linh kiện 100% vốn trong nước nhưng đến nay chưa tìm được nhà cung ứng nào của Việt Nam do công nghệ của các DN trong nước chưa cho phép. “Dòng sản phẩm điện tử của Samsung là sản phẩm công nghệ cao, đòi hỏi tiêu chuẩn kỹ thuật cao và quản lý của DN cũng phải đạt ISO, nhưng đa phần các DN Việt chưa đáp ứng được tiêu chuẩn, do đó chỉ mới liên quan đến cung ứng phụ liệu, chứ chưa cung ứng được nguyên liệu chính của sản phẩm, cái này là do trình độ công nghệ của DN”, ông Tân nhận xét.

Việc đổi mới công nghệ để nâng cao sức cạnh tranh của DN là điều không thể chậm trễ khi làn sóng hội nhập đang dồn dập. Về phía Chính phủ cần có các chính sách hỗ trợ thiết thực cho các DN để các DN có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước, từ đó có điều kiện nâng cao trình độ công nghệ. Về phía các DN cũng cần chủ động tự cứu mình bằng cách thay đổi tư duy, có sự đầu tư thích đáng cho công nghệ, trước mắt bằng chính việc thực hiện trích lập quỹ đầu tư đổi mới công nghệ của DN. Các DN phải có chiến lược nghiêm túc, bài bản, dài hạn, sản phẩm làm ra phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam nói riêng và quốc tế nói chung.

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Năm 2017, bạn đọc ủng hộ hơn 7 tỷ đồng qua báo VietNamNet
  • Infographics: Đã có 1.361 bệnh nhân mắc COVID
  • Hà Nội: Tạm giữ 5 tấn mỹ phẩm trôi nổi trị giá 3 tỷ đồng
  • Đường dây nóng tiếp nhận phản ánh về giao thông đường sắt
  • Người mẹ nghèo tha thiết có việc làm, kiếm tiền chữa bệnh cho con
  • Khán giả Việt được xem Four Season Concert ở Nhà hát Hồ Gươm
  • Citigroup nâng nhẹ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
  • Diệu Hiền U80 ca vọng cổ, khoe đôi bông hột xoàn được NSND Bạch Tuyết tặng
推荐内容
  • Tia hy vọng mong manh của bé gái 10 tuổi bị bại não
  • Hướng dẫn nộp lợi nhuận, cổ tức được chia vào ngân sách Nhà nước
  • Ra mắt bộ sách xưa lưu giữ hồn Việt trong chữ Quốc ngữ
  • Lock&Lock giảm giá đến 50% cho tất cả các mặt hàng dịp 2/9
  • Con gái hiếu thảo gặp tai nạn, bố mẹ nghèo cầu cứu khắp nơi
  • Hạ viện Nhật Bản thông qua dự toán ngân sách kỷ lục cho tài khóa 2023